TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - Khoa Văn hóa học - Trường Đại học Khoa

Tóm lại, theo chúng tôi, tâm lý học xã hội là một phân ngành của tâm lý học, nó tập trung nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của một nhóm xã hội cụ thể,...

101 downloads 357 Views 1MB Size
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

GIÁO TRÌNH

TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

BIÊN SOẠN: TH.S VŨ MỘNG ĐÓA

ĐÀ LẠT, 06/2007

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC

1

I.Bản chất, đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội…………………

1

1.Khái niệm Tâm lý học xã hội………………………………………

1

2.Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội………………………..

3

3.Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học xã hội………………………..

4

II.Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Tâm lý học xã hội…..

5

1.Những tiền đề triết học……………………………………………..

6

2.Những trường phái đầu tiên trong Xã hội học và tâm lý học……….

8

3.Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập

10

III.Các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học xã hội…………………

11

1.Những nguyên tắc chủ yếu………………………………………….

11

2.Các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong tâm lý học xã hội………

12

CHƯƠNG 2. CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI

19

I.Khái niệm chung về hiện tượng tâm lý xã hội……………………………

19

II.Các hiện tượng tâm lý xã hội cơ bản…………………………………….

19

1. Tri giác xã hội……………………………………………………

19

1.1.Khái niệm Tri giác xã hội…………………………………

19

1.2.Các cơ chế Tri giác xã hội…………………………………

20

2.Định kiến xã hội……………………………………………………

24

2.1.Khái niệm Định kiến xã hội………………………………

24

2.2.Các nguyên nhân hình thành định kiến……………………

26

2.3.Các mức độ của định kiến xã hội…………………………

31

2.4.Thay đổi định kiến…………………………………………

31

2.5.Kết luận……………………………………………………

34

3.Ảnh hưởng xã hội……………………………………………………

34

3.1.Khái niệm Ảnh hưởng xã hội…………………………….

34

3.2.Các cơ chế tâm lý của ảnh hưởng xã hội…………………

38

4.Liên hệ xã hội………………………………………………………..

48

4.1.Khái niệm liên hệ xã hội………………………………….

48

4.2.Những cơ sở của việc hình thành Liên hệ xã hội…………

49

4.3.Những yếu tố quy định Liên hệ xã hội……………………

51

4.4.Các hình thức Liên hệ xã hội………………………………

52

5.Thái độ xã hội………………………………………………………..

54

5.1.Một số quan điểm về thái độ………………………………

54

5.2.Bản chất của thái độ………………………………………

55

5.3.Sự hình thành thái độ……………………………………...

56

5.4.Thái độ và hành vi…………………………………………

57

6.Dư luận xã hội và tin đồn…………………………………………

60

6.1.Dư luận xã hội…………………………………………….

60

6.2.Tin đồn……………………………………………………

67

CHƯƠNG 3. TÂM LÝ NHÓM NHỎ

70

I.Khái niệm chung về nhóm…………………………………………………

70

1. Định nghĩa nhóm nhỏ……………………………………………….

70

2. Đặc trưng của nhóm nhỏ…………………………………………….

71

II.Quá trình cá nhân gia nhập nhóm……………………………………….

71

1.Nguyên nhân cá nhân gia nhập nhóm………………………………..

71

2.Xã hội hoá cá nhân…………………………………………………..

73

3.Nhập vai trong xã hội………………………………………………..

78

III.Các hướng nghiên cứu về nhóm nhỏ……………………………………

80

1.Trường phái xã hội học………………………………………………

80

2.Trường phái trắc lượng xã hội……………………………………….

80

3.Trường phái động thái nhóm………………………………………...

81

4.Trường phái tâm lý học tập thể………………………………………

81

IV.Phân loại nhóm…………………………………………………………..

81

1.Nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai…………………………………….

82

2.Nhóm chính thức và nhóm không chính thức……………………….

82

3.Nhóm bắt buộc và nhóm tự do………………………………………

83

4.Nhóm mở và nhóm khép kín………………………………………...

83

5.Nhóm thành viên và nhóm hội viên………………………………….

83

V.Đặc điểm của nhóm ………………………………………………………

84

1.Động thái nhóm……………………………………………………...

84

2.Chuẩn mực nhóm……………………………………………………

86

3.Các hiện tượng áp lực nhóm…………………………………………

89

4. Thay đổi, va chạm, xung đột nhóm…………………………………

92

5.Lãnh đạo nhóm………………………………………………………

94

6.Hoạt động truyền thông trong nhóm và quá trình ra quyết định…….

100

7.Sự phát triển của nhóm………………………………………………

104

8.Các mối quan hệ trong nhóm………………………………………..

105

9.Tập thể - một dạng nhóm đặc biệt…………………………………..

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU Cuốn giáo trình Tâm lý học xã hội này được biên soạn dành cho sinh viên Khoa Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng - Trường Đại học Đà Lạt. Nội dung của cuốn giáo trình bao gồm 3 chương: -

Chương 1: Tâm lý học xã hội là một khoa học

-

Chương 2: Các hiện tượng tâm lý xã hội

-

Chương 3: Tâm lý nhóm nhỏ Mục tiêu của giáo trình nhằm:

-

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản chất và lịch sử hình thành tâm lý học xã hội.

-

Giúp sinh viên nhận thức rõ bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội trong quá trình hoạt động và giao tiếp giữa các cá nhân.

-

Giúp sinh viên nắm vững những đặc điểm tâm lý và các giai đoạn phát triển của nhóm xã hội. Từ đó có thể vận dụng vào trong quá trình thực hành công tác xã hội với nhóm xã hội cụ thể. Trong quá trình biên soạn giáo trình này tác giả đã cố gắng rất nhiều để hoàn

thành kịp thời cung cấp cho sinh viên. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Tác giả kính mong nhận được sự đóng góp và bổ sung ý kiến của bạn đọc. Đà Lạt, ngày 21 tháng 06 năm 2007 Tác giả

Vũ Mộng Đóa

Trang 1

CHƯƠNG 1 TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC I. Bản chất, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học xã hội 1.Khái niệm tâm lý học xã hội Bản chất của Tâm lý học xã hội: + Đó là tâm lý chung của nhiều người. Nó được hình thành từ một hệ thống động cơ của một nhóm xã hội cụ thể (nhu cầu xã hội, tâm thế, niềm tin xã hội, v.v…) + Tâm lý xã hội luôn luôn phản ánh thực tại đời sống của một nhóm người. Tồn tại nào thì tâm lý ấy. + Tâm lý học xã hội có bản chất từ hoạt động và giao tiếp (tính duy vật của tâm lý học xã hội). Theo Từ điển tâm lý học Tiếng Anh của Arther S. Rebel and Emily Rebel, tâm lý học xã hội được định nghĩa là một phân ngành của tâm lý học, nó tập trung nghiên cứu các khía cạnh của hành vi con người bao gồm các cá nhân, các nhóm, các tổ chức xã hội và xã hội mang tính tổng thể. Theo từ điển Tâm lý học xã hội do Vũ Dũng chủ biên, tâm lý học xã hội là một phân ngành của tâm lý học, nghiên cứu các quy luật khách quan của sự tác động qua lại giữa các yếu tố tâm lý và xã hội trong hoạt động của cá nhân và các nhóm người. Tâm lý học xã hội nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các nhóm xã hội, các tầng lớp và các giai cấp khác nhau trong xã hội, nghiên cứu các đặc tính (giai cấp, dân tộc, v.v) và các quy luật hình thành những loại hình nhân cách mang tính lịch sử, xã hội, nghiên cứu các cơ chế quan hệ qua lại về mặt tâm lý xã hội trong các nhóm xã hội khác nhau, nghiên cứu các hình thức giao tiếp khác nhau trong tập thể. Tóm lại, theo chúng tôi, tâm lý học xã hội là một phân ngành của tâm lý học, nó tập trung nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của một nhóm xã hội cụ thể, nảy sinh từ sự tác động qua lại trong hoạt động và trong giao tiếp giữa các cá nhân ở trong nhóm. Nó chi phối thái độ, hành vi, cử chỉ của cá nhân khi họ ở trong nhóm đó. Trang 2

2. Đối tượng của Tâm lý học xã hội Tâm lý học xã hội cũng giống như nhiều ngành khoa học khác, việc xác định đối tượng nghiên cứu là một vấn đề phức tạp và khó khăn nhất. Hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau giữa các nhà tâm lý học của các trường phái tâm lý học về đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội. Trong đó, đặc biệt là có sự khác nhau khá rõ nét giữa tâm lý học Xô viết (cũ) và tâm lý học phương Tây. Các nhà tâm lý học Xô viết cho rằng, đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm. Tuy nhiên, trong số những nhà tâm lý học Xô viết cũng có những quan điểm cụ thể không hoàn toàn đồng nhất nhau. Các nhà tâm lý học Xô viết (cũ), tiêu biểu như: E. X. Kuzơmin, V. I. Xelivanop, K. K. Platonop, E. V. Sôrôkhôva cho rằng đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội là nhân cách “phân loại kiểu người về mặt xã hội - lịch sử”, “các đặc điểm tâm lý của nhân cách”, “sự quy định của xã hội đối với tâm lý của cá nhân”. Một số tác giả khác như V. N. Kolbanopxki, A. I. Goriaseva, A. V. Baranova, A. G. Kovaliop cho rằng đối tượng của tâm lý học xã hội là “những hiện tượng tâm lý của những khối người đông đảo”, “là tâm lý của tập thể”, “sự cộng đồng về tâm lý”. Còn B. D. Parưghin, N. X. Manxurop cho rằng tâm lý học xã hội vừa nghiên cứu tâm lý của nhóm, của khối người đông đảo, vừa nghiên cứu đặc điểm hành vi của nhân cách, của cá nhân khi ở trong nhóm. A.G. Kovaliop thì cho rằng “đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiên cứu những nét đặc trưng tâm lý của các nhóm xã hội, các tập thể, cũng như những quy luật hình thành và quy luật hoạt động của các tập thể, các nhóm trong quá trình tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân”. Khác với quan điểm của các nhà tâm lý học Xô viết trước đây và các nhà tâm lý học Nga hiện nay, các nhà tâm lý học phương tây lại tiếp cận từ góc độ khác. Các nhà tâm lý học phương tây cho rằng, đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiên cứu hành vi của cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh và môi trường xã hội. Đó là nhận định khái quát, tuy nhiên, nếu xem xét một cách cụ thể cũng có một số vấn đề sau đây: + Quan điểm của Jones và Gerard (1967) cho rằng đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiên cứu hành vi cá nhân như là chức năng kích thích xã hội. Ở đây, các tác giả đã nhấn mạnh đến ảnh hưởng qua lại giữa các cá nhân trong nhóm. Trang 3

+ Quan điểm của các nhà tâm lý học M. Sherif và C. W. Sherif (1956), Mc David Harari (1968) ,… cho rằng tâm lý học xã hội cần nghiên cứu kinh nghiệm và hành vi của cá nhân trong môi trường xã hội nhất định. + Quan điểm thứ ba cho rằng đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa cá nhân và môi trường xã hội (các nhà tâm lý học đại diện như: Jack H. Curtis Richard Dewey, David G. Myer) Cách tiếp cận thứ nhất (trường phái tâm lý học Xô viết) mang tính khái quát hơn, chúng có phạm vi rộng. Cách tiếp cận thứ hai mang tính cụ thể, rõ ràng: nhận thức – thái độ - tình cảm – hành vi. Như vậy, có thể hiểu rằng: Đối tượng của tâm lý học xã hội nằm ở bản chất các hiện tượng tâm lý xã hội đã được phân tích ở trên. Đó là cái tâm lý của những nhóm xã hội cụ thể, bao gồm những nét tâm lý chung nhất, đặc trưng nhất của nhóm được tạo nên từ sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nhóm. Nó không phải là cái tâm lý như là sản phẩm hoạt động của chủ thể mỗi người dưới những tác động của hiện thực khách quan. Nó cũng không phải là cái tổng số đơn giản những đặc điểm tâm lý của tất cả những cá nhân trong nhóm hợp thành. 3.Nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội Tâm lý học xã hội có hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu lý luận và nghiên cứu ứng dụng. 1.Nghiên cứu lý luận - Xác lập được hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học riêng nằm trong cấu trúc hợp lý, mang đặc thù của khoa học mình. Hiện nay một số khái niệm, phạm trù cấu trúc của tâm lý học xã hội còn chưa rõ ràng để có thể phân biệt được ranh giới của nó với những khoa học lân cận. - Phát hiện được các quy luật hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội, chỉ ra cách sử dụng chúng vào việc phát huy nhân tố con người trong các điều kiện hoạt động khác nhau. Cụ thể là những quy luật của sự tác động qua lại trong nhóm, vai trò của cá nhân, vai trò của nhóm trong quá trình này, những điều kiện chủ quan và khách quan của sự hình thành nên những hiện tượng tâm lý xã hội và những hình thái biến động trong tâm lý xã hội. Trang 4

2.Nghiên cứu ứng dụng Những quy luật chung của Tâm lý học xã hội được vận dụng vào một số lĩnh vực khoa học khác cũng như trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội. Từ đó tạo nên những chuyên ngành khác nhau của tâm lý học xã hội. - Tâm lý học dân tộc: Đây là một chuyên ngành quan trọng của tâm lý học xã hội. Nó nghiên cứu tâm lý dân tộc và những biến đổi của tâm lý dân tộc gắn với những chuyển biến lịch sử diễn ra trong đời sống các dân tộc. Nhận thức được tính phong phú, đa dạng hay độc đáo của một dân tộc là yêu cầu cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, con người của một quốc gia. Việc nghiên cứu tâm lý dân tộc còn góp phần quan trọng trong sự hiểu biết giữa các dân tộc, là cơ sở của mối quan hệ hợp tác và liên kết giữa các nước với nhau. - Tâm lý học xã hội trong công tác lãnh đạo và quản lý xã hội. Đây là một chuyên ngành mới của tâm lý học xã hội, nó đi sâu vào nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong hệ thống quản lý, chỉ ra các đặc điểm, cơ chế và quy luật tâm lý đang có ảnh hưởng tới hoạt động này trên cơ sở đó nêu ra những yêu cầu về phẩm chất và năng lực tâm lý cần thiết của những người lãnh đạo và bị lãnh đạo quản lý. - Tâm lý học xã hội trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Chuyên ngành này nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nghệ thuật bán hàng, thông tin quảng cáo v.v…Trên cơ sở đó, nêu ra yêu cầu đối với cơ sở sản xuất về số lượng và chất lượng, hình thức của các loại hàng hoá, dịch vụ. - Tâm lý học xã hội trong tín ngưỡng tôn giáo, trong thông tin đại chúng, trong giáo dục y tế, trong đời sống gia đình, trong dư luận xã hội và tâm trạng quần chúng. Phạm vi ứng dụng của tâm lý học xã hội rất rộng. Nó sẽ ngày càng được mở rộng theo sự đòi hỏi của thực tiễn, cũng như khả năng đáp ứng trong quá trình phát triển của nó. II.Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Tâm lý học xã hội Tâm lý học xã hội đã ra đời và phát triển được gần một thế kỷ. Song, những tiền đề để ra đời ngành khoa học này thì đã xuất hiện từ rất sớm. Nói về sự hình thành và phát triển của Tâm lý học xã hội, trước hết phải tìm hiểu những tiền đề để ra đời ngành tâm lý học này.

Trang 5

1. Những tiền đề triết học. Cũng giống như sự ra đời của tâm lý học, sự hình thành Tâm lý học xã hội có sự đóng góp rất quan trọng của các tư tưởng triết học. Có thể đưa ra một số những tiền đề cơ bản sau: 1.1. Quan điểm của một số nhà triết học Hy Lạp cổ đại Khi nói về quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại có ảnh hưởng tới sự ra đời của Tâm lý học xã hội, chúng ta chú ý nhiều hơn đến quan điểm về xã hội và con người của Platon và Aristotle. - Platon (427 – 374 TCN) trong luận thuyết về đạo đức xã hội và trong phác thảo về một xã hội lý tưởng của mình, ông đã rất chú ý đến các quan hệ liên nhân cách. Ông cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của các cá nhân đến sự ổn định của nhà nước. Trong các tác phẩm của mình, Platon đã quan tâm đến các kiểu loại nhân cách xã hội. Theo ông, trong xã hội có ba kiểu nhân cách cơ bản: a/Những người luôn luôn cố gắng làm vừa lòng người khác (người hướng tới xúc cảm), b/Những người say sưa theo đuổi quyền lực và sự nổi danh (người hướng đến quyền lực) và c/Những người luôn có khao khát hiểu biết (người hướng đến tri thức). Ba kiểu nhân cách trên phản ánh ba yếu tố tâm lý của con người: tình cảm, ý chí và trí tuệ. - Aristotle (354 – 322TCN) là một người mở đường vĩ đại của khoa học xã hội. Ông đánh giá cao yếu tố tình cảm. Theo ông, có 3 động lực của sự liên kết con người: tình bạn, sở thích, và đồng nhất. Trong đó, tình bạn là động cơ của đa số các nhóm xã hội. Aristotle đánh giá cao vai trò của các nhóm xã hội đối với con người. Ông cho rằng, con người cần phải sống trong các nhóm xã hội như gia đình và nhà nước. Nhóm xã hội cơ bản nhất đối với con người là gia đình. Quan điểm này của ông vẫn còn rất phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay. Điều đáng chú ý là Aristotle xem xét con người và khả năng của nó trong các phản ứng xã hội, quan hệ và hoàn cảnh xã hội. Có thể nói, mặc dù các quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp còn khá xa vời các tri thức Tâm lý học xã hội hiện đại, nhưng các tư tưởng này có ảnh hưởng không nhỏ đến các tư tưởng nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng ở châu Âu sau này. 1.2. Một số quan điểm về xã hội và cá nhân của các nhà tư tưởng La Mã Quan điểm về xã hội và cá nhân của một số nhà tư tưởng La Mã như M.T. Cicero; St. Augustine rất đáng được quan tâm trong nghiên cứu các tiền đề triết học của sự phát triển Tâm lý học xã hội. Trang 6

M.T. Cicero là đại biểu xuất sắc của tư tưởng La Mã. Khi nghiên cứu về con người và xã hội, ông rất quan tâm đến vấn đề pháp luật, con người phải hành động như thế nào trong khuôn khổ luật pháp của xã hội. St. Augustine (354 – 430 sau CN), ông là đại biểu xuất sắc về tư tưởng xã hội trong thời đại của ông. Các quan điểm của ông về xã hội và cá nhân được tâm lý học xã hội hiện đại đánh giá cao. Đó là các quan điểm về sự liên kết của con người, về vai trò của nhóm xã hội đối với việc hình thành quan điểm, thái độ của cá nhân. Song, các quan điểm của ông lại bị ảnh hưởng lớn của tư tưởng tôn giáo. Augustine đánh giá cao vai trò của Chúa Trời và các lực lượng thần thánh đối với cuộc sống thực tại của con người. Theo ông, cá nhân không chỉ có quan hệ tương tác với các cá nhân khác mà còn có quan hệ với Chúa. 1.3. Những học thuyết về sự thoả thuận xã hội. Những học thuyết về sự thoả thuận xã hội do T. Hobber (1588 – 1679), J. Locke (1632 – 1704), và J.J. Rousseau (1712 – 1778) đưa ra đã được xem như sự mở đường cho Tâm lý học xã hội hiện đại. Các tác giả đã quan tâm nghiên cứu rất nhiều về mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân. Học thuyết về sự thoả thuận xã hội của Hobber được phát triển dựa trên 3 yếu tố: - Định đề: bản năng con người bị hạn chế và cô lập từ những người cùng tầng lớp hoặc từ tầng lớp đối lập của xã hội. - Nguyên nhân hoặc thiết lập các nguyên nhân: Tại sao con người tự đặt mình vào các mối liên kết với người khác. - Thiết lập các quy tắc đạo đức từ hai lý do trên. Locke không tin rằng có tồn tại một nhà nước thời kỳ tiền xã hội. Ông đưa ra quan điểm cho rằng con người luôn sống trong xã hội, nhà nước trở thành phương tiện để chấn chỉnh sai trái, bất công và bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người về cuộc sống, tự do và sở hữu. So với học thuyết về thoả thuận xã hội của Hobber và Locke thì học thuyết về sự thoả thuận xã hội của Rousseau được đánh giá cao hơn. Cũng giống như Hobber, ông bắt đầu bằng việc tìm hiểu những hành vi bản năng của con người, sau đó nghiên cứu mối tương tác giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Ông cho rằng, trật tự xã Trang 7

hội là điều bất khả xâm phạm. Nó được xây dựng trên cơ sở lợi ích của đa số mọi người. Cái trật tự này không thể bắt nguồn từ bản năng của con người mà cần phải được xây dựng trên sự thoả thuận. 2. Những trường phái đầu tiên trong xã hội học và tâm lý học. 2.1. Các trường phái xã hội học Vai trò của xã hội học trong việc hình thành Tâm lý học xã hội được thể hiện qua sự ảnh hưởng của các quan điểm của một số nhà xã hội học. - Auguste Comte (1790 – 1857) Comte đã phân chia tâm lý học theo hai khía cạnh: sinh học và xã hội học. Sự phân chia này có giá trị nhất định trong Tâm lý học xã hội. Khi nói về nhân cách con người, ông đã thiên về khía cạnh bản năng. Theo ông, bản năng con người chia thành 2 loại chính: sự ích kỷ và lòng vị tha. Tính vị tha của bản năng có thể dẫn con người đến sự mềm yếu, nhu nhược. Ông cho rằng, xã hội cần khuyến khích lòng vị tha của con người như một mục đích trọng tâm của tổ chức, bên cạnh đó cần hạn chế tính ích kỷ của cá nhân. Mặc dù rất quan tâm đến tâm lý học cá nhân, nhưng Comte vẫn nhấn mạnh rằng đơn vị xã hội thực là gia đình, nhờ nó mà xã hội phát triển. Gia đình, theo ông ngoài việc duy trì nòi giống còn nuôi dưỡng lòng vị tha của con người. Từ mái ấm gia đình, cá nhân sẽ trở thành thành viên xã hội hữu ích. Tâm lý học cá nhân theo hướng bản năng của Comte đã tác động mạnh đến tâm lý học xã hội tận đầu thế kỷ XX. - Gabriel Tarde (1843 – 1904) Tarde là một người sáng lập ra tâm lý học cá nhân trên cơ sở của xã hội học. Ông phản đối những quan điểm thái quá của tâm lý học cá nhân thời đó. Một công trình nghiên cứu của Tarde có ảnh hưởng lớn đến sự ra đời của tâm lý học xã hội là cuốn: “Những quy luật của sự bắt chước”. Trong cuốn sách này ông đã lý giải cơ sở xã hội của sự tương tác giữa các cá nhân. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra khái niệm mới về sự tương tác. Đây là một tiền đề dẫn đến sự hình thành tâm lý học xã hội. - Durkheim (1858 – 1917) Quan điểm của Durkheim là phản đối sự đề cao quá mức tâm lý học cá nhân khi ông nhấn mạnh đến hệ thống quy định xã hội. Ông ca ngợi và thích tranh luận về học thuyết “ý thức tập thể”. Trang 8

Trong các nghiên cứu của mình, ông quan tâm nhiều đến các kiểu loại hành vi của nhóm hơn là các hành vi của cá nhân. Những nghiên cứu của ông về “ý thức tập thể” là đóng góp đặc biệt quan trọng cho tâm lý học xã hội. - G. Lebon (1841 – 1931) Trong các nghiên cứu của mình, ông chú ý nhiều đến tâm lý học nhóm. Ông đã làm sáng tỏ thêm những quan điểm của Durkheim về các hiện tượng tâm lý của nhóm. Lebon cũng bị ảnh hưởng bởi Tâm lý học xã hội của Tarde. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Lebon là cuốn “Đám đông” (The crowd). Trong cuốn sách này ông đã phân tích rất sâu sắc về tâm lý đám đông – một hiện tượng tâm lý rất đặc thù của Tâm lý học xã hội. Với cuốn sách này, ông đã trở thành người mở đường về vấn đề “hành vi tập thể” hiện đại. - Charles Horton Cooley (1863 – 1929) Cooley là nhà xã hội học Mỹ, người có quan điểm hiện đại về mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân. Ông nhấn mạnh, không thể tách rời yếu tố xã hội và yếu tố cá nhân trong cuộc sống của con người. Ông đã viết ba cuốn sách nổi tiếng về vấn đề này: Bản chất con người và trật tự xã hội; Tổ chức xã hội; Sự phát triển xã hội. Cooley bị ảnh hưởng bởi học thuyết “bắt chước” của Tarde, quan điểm về đồng nhất của Schaffle và tâm lý học của W.James. - E.A. Ross (1866 – 1951) Ross là nhà xã hội học người Mỹ, người đã viết cuốn sách Tâm lý học xã hội (1908) – một trong những cuốn sách giáo khoa đầu tiên về ngành khoa học này. Nếu Cooley nhấn mạnh hơn đến khía cạnh tập thể thì Ross lại chú ý đến cả khía cạnh xã hội và khía cạnh cá nhân trong nghiên cứu quan hệ giữa xã hội và cá nhân. Theo ông, vai trò của xã hội thể hiện qua sự ảnh hưởng của nhóm tới cá nhân và vai trò của cá nhân thể hiện qua sự ảnh hưởng của cá nhân tới nhóm. Các vai trò này xảy ra trong các hoàn cảnh xã hội. Quan điểm này của Ross đã bị ảnh hưởng bởi quan điểm của Tarde về “sự bắt chước” trong đời sống xã hội. 2.2.Các trường phái Tâm lý học - Thuyết hành vi của Watson: Thuyết hành vi ra đời vào năm 1913 trong bối cảnh Tâm lý học nội quan bước vào thời kỳ khủng hoảng và một số nhà tâm lý học cho rằng cần phải xác định lại đối tượng nghiên cứu của tâm lý học. Trang 9

Thuyết hành vi là cơ sở để tâm lý học đầu thế kỷ XX từ bỏ di sản của trường phái nội quan và đưa Tâm lý học xã hội hiện đại đến chỗ tìm hiểu con người thông qua các hoàn cảnh xã hội và trước hết là nghiên cứu hành vi của con người. Sự đóng góp to lớn của thuyết hành vi đối với Tâm lý học xã hội thể hiện ở chỗ nó là cơ sở để các nhà tâm lý học phương Tây (trước hết là các nhà tâm lý học Mỹ) xác định đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này – hành vi xã hội của con người. - Thuyết cấu trúc của W. Wundt Một trong những đóng góp lớn của ông đối với việc ra đời của Tâm lý học xã hội là cuốn sách Tâm lý học dân tộc. Cuốn sách này gồm 10 tập, được ông viết trong 20 năm (1900 – 1920). Theo ông, tâm lý học xã hội là một phân ngành cần thiết của Tâm lý học. Ông cho rằng không thể nghiên cứu con người như một cá nhân đơn lẻ, mà cần phải nghiên cứu con người trong những mối quan hệ của con người. - Tâm lý học Gestalt Một trong những đại biểu xuất sắc nhất của tâm lý học Gestalt là K.Lewin, ông đã dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu khía cạnh quan trọng của Tâm lý học xã hội – nhóm nhỏ và nhóm nói chung. Lewin đã sáng lập ra Trung tâm nghiên cứu động thái nhóm. Ông cũng là tác giả của một phương pháp nghiên cứu mới trong tâm lý học xã hội – phương pháp nhóm tập luyện (training group). 3.Tâm lý học xã hội trở thành một khoa học độc lập Tâm lý học xã hội trở thành một khoa học độc lập được đánh dấu bằng sự kiện cuốn sách giáo khoa đầu tiên về Tâm lý học xã hội được xuất bản vào năm 1908. Đó là cuốn Tâm lý học xã hội (Social Psychology) của tác giả Edward A. Ross. Cuốn sách của ông dựa trên cơ sở kết hợp hai khoa học tâm lý học và xã hội học. Nội dung chính được đề cập trong cuốn sách này là sự bắt chước được hình thành, phát triển và thực hiện như thế nào. Ông đã sử dụng hiện tượng bắt chước để giải thích sự thay đổi tư tưởng, thói quen và quan điểm giữa các thành viên trong các nhóm xã hội. Một sự kiện quan trọng nữa góp phần làm cho Tâm lý học xã hội trở thành khoa học độc lập, đó là sự ra đời cuốn sách có tên: Nhập môn Tâm lý học xã hội (Introduction Trang 10

to Social Psychology) của Mc. Dougall. Trong cuốn sách này tác giả đã lý giải sự giống nhau về hành vi giữa cá nhân trong nhóm xã hội thông qua sự bắt chước. Tính đến năm 1954, đã có 52 cuốn sách giáo khoa về Tâm lý học xã hội xuất bản, đến năm 1968 con số này đã tăng lên gần 100 cuốn và tính đến năm 1980, số sách giáo khoa về Tâm lý học xã hội đã lên tới gần 150 cuốn, gần chục tạp chí về tâm lý học xã hội và một số lượng lớn các tuyển tập bài viết, các sách tham khảo có giá trị về ngành khoa học này được hoàn thành. Trong gần một thế kỷ vừa qua, người ta có thể nhận thấy hai xu hướng phát triển của Tâm lý học xã hội: Tâm lý học xã hội phương Tây và Tâm lý học xã hội Xô viết. Hai xu hướng này có sự khác biệt nhất định. Tâm lý học xã hội Xô viết chú ý nhiều đến nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của nhóm, trong đó đặc biệt là tập thể (một loại nhóm chính thức) và các nhóm lớn như giai cấp, dân tộc,... Tâm lý học xã hội phương Tây lại quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu kinh nghiệm và hành vi xã hội. Tính thực tiễn, ứng dụng trong các nghiên cứu của Tâm lý học phương Tây được thể hiện rất rõ nét. Ở nước ta, Tâm lý học xã hội là một ngành còn rất non trẻ. Song, trong thời gian gần đây, ngành khoa học này đã có những bước phát triển quan trọng. Tâm lý học được giảng dạy ở nhiều trường Đại học, học viện và trường cao đẳng. Nhiều công trình nghiêu cứu về Tâm lý học xã hội đã được dịch và biên soạn. Tính đến nay chúng ta đã có hàng chục cuốn sách giáo khoa, nhiều tài liệu tham khảo đã được các nhà Tâm lý học Việt Nam biên soạn và xuất bản nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu Tâm lý học xã hội. III.Các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học xã hội 1.Những nguyên tắc nghiên cứu 1.1.Phải đảm bảo tính chất khách quan Nghiên cứu phải đảm bảo tính khách quan, trước hết là phải nghiên cứu từ chính bản thân sự vật, hiện tượng, phải xem xét sự vật, hiện tượng như chúng vốn có trong thực tế, ghi nhận mọi chi tiết, mọi biểu hiện của chúng. 1.2.Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong các mối liên hệ của chúng Tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều liên hệ, tác động qua lại với nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong mối quan hệ, liên hệ giữa chúng nhằm vạch ra được sự ảnh hưởng lẫn nhau, mối quan hệ nhân quả và những quy luật Trang 11

của sự tác động qua lại giữa chúng. Khi nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội cần thực hiện tốt các yêu cầu này, bởi vì mỗi hiện tượng tâm lý xã hội đều chịu sự ảnh hưởng và liên quan của các hiện tượng khác. 1.3.Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong sự phát triển. Mỗi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên hay trong xã hội đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển. Tâm lý cá nhân hay của xã hội đều nằm trong quy luật này, có sự phát triển và biến đổi về chất. Bởi vậy, khi nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội, nhà khoa học cần xem xét chúng trong một quá trình. 1.4.Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹn Mỗi sự vật và hiện tượng đều có một cấu trúc nhất định. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra đối với các nhà khoa học là phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng với cả hệ thống các thành phần trong cấu trúc của chúng cũng như mối liên hệ và quan hệ của các thành phần ấy. 2.Những phương pháp nghiên cứu 2.1.Phương pháp quan sát Quan sát là sự tri giác chủ động và có hệ thống các hiện tượng tâm lý nhằm tìm ra các đặc điểm đặc trưng và có ý nghĩa của chúng. Trong tâm lý học xã hội, phương pháp quan sát được sử dụng để nghiên cứu hành vi xã hội. • Các bước tiến hành quan sát: -

Xác định mục đích, nhiệm vụ quan sát (quan sát để làm gì)

-

Lựa chọn khách thể quan sát, tình huống quan sát và đối tượng quan sát (quan sát ai, quan sát cái gì)

-

Lựa chọn cách thức quan sát để ít ảnh hưởng đến khách thể quan sát và thu được những thông tin cần thiết (quan sát như thế nào)

• Nhiệm vụ quan sát: là định hướng ban đầu về khách thể, đề xuất giả thuyết và kiểm tra giả thuyết. Các tình huống quan sát có thể là tình huống tự nhiên hoặc tình huống thực nghiệm (do người quan sát chủ động) tạo nên • Đối tượng quan sát: là những hành động ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ của con người trong nhóm hay liên nhóm. Cụ thể là: Trang 12

-

Hành động nói (hành động ngôn ngữ). Ở đây cần chú ý quan sát tính định hướng, tần số, cường độ, mức độ diễn cảm, đặc điểm của ngôn từ, ngữ pháp, cách phát âm.

-

Những hành động diễn cảm thể hiện qua nét mặt, thái độ, hành động.

-

Cử chỉ di chuyển, trạng thái đứng im của con người, khoảng cách giữa người này với người khác, tốc độ, phương hướng vận động, sự va chạm…

• Một số ưu điểm và hạn chế: -

Ưu điểm: Nó được sử dụng rộng rãi, chiếm ưu thế trong việc thu thập các biểu hiện của tâm lý xã hội. Trong phương pháp này, nhà khoa học có thể sử dụng những máy móc hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim để ghi lại những hiện tượng cần nghiên cứu, khi cần có thể quan sát lại nhiều lần bảo đảm tính khách quan.

-

Hạn chế: phương pháp này còn có hạn chế là nó đòi hỏi nhiều thời gian; nó chỉ cung cấp những tài liệu về các biểu hiện bề ngoài có tính cảm tính. Bởi vậy, khi dùng phương pháp này nhà khoa học phải thu thập tài liệu với số liệu đủ lớn để có thể chọn lọc trong đó những tài liệu cần thiết.

2.2.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. Sản phẩm hoạt động bao giờ cũng mang đậm nét những đặc điểm tâm lý của nhóm người tạo ra nó, bao gồm sản phẩm vật chất và tinh thần. Các sản phẩm vật chất như: nhà cửa, vật dụng thông thường,… các sản phẩm tinh thần như âm nhạc, phong tục, tập quán,… Qua sản phẩm hoạt động, nhà khoa học có thể tìm hiểu về trình độ nhận thức, mức độ kỹ xảo, nội dung tình cảm, đặc điểm tính cách của các nhóm người khác nhau. 2.3.Phương pháp điều tra. Dùng để hiểu rõ thái độ của mọi người đối với các biến cố xã hội, những nhiệm vụ xã hội có liên quan đến họ cũng như nhu cầu, nguyện vọng, định hướng hoạt động của họ trong tương lai. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu thông qua công cụ là bảng hỏi. • Các nguyên tắc đặt câu hỏi: Trang 13

- Trong một câu hỏi chỉ cần tìm hiểu một khía cạnh, không nên chứa đựng nhiều nội dung nghiên cứu. -

Nên tránh sử dụng các thuật ngữ nước ngoài không được sử dụng rộng rãi trong xã hội, tránh các thuật ngữ chuyên môn quá hẹp, tránh các từ đa nghĩa.

-

Không nên đưa ra các câu hỏi quá dài, đặc biệt là khi hỏi trực tiếp.

-

Nếu trong câu hỏi có sử dụng các thuật ngữ không phổ biến thì người điều tra viên có thể giải thích thêm về câu hỏi này để cho khách thể hiểu được.

-

Các câu hỏi cần được cụ thể hoá, đơn giản hoá đến mức độ cao nhất, tránh đặt câu hỏi một cách chung chung, khó hiểu (rườm rà, tối nghĩa)

-

Khi đặt câu hỏi có thể đưa ra các phương án trả lời mà mọi người đều có thể hiểu như nhau.

-

Cần tránh đặt các câu hỏi khuôn mẫu, sáo rỗng hay kiểu “đánh đố” đối với khách thể nghiên cứu

-

Cần tránh đưa ra các câu hỏi tạo nên thái độ tiêu cực đối với người được hỏi.

• Câu hỏi đóng và câu hỏi mở -

Câu hỏi đóng là các câu hỏi đưa ra các phương án trả lời, đòi hỏi khách thể nghiên cứu phải chọn một hay một số trong các phương án trả lời. Có hai loại câu hỏi đóng: câu hỏi đóng phân đôi và câu hỏi đóng có nhiều phương án trả lời.

-

Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi không đưa ra các phương án trả lời. Theo yêu cầu của câu hỏi, khách thể tự bộc lộ suy nghĩ của mình.

• Cách thức trình bày bảng hỏi: Để bảng hỏi được trả lời tốt, khi xây dựng chúng ta cần chú ý đến một số khía cạnh sau: -

Ở trang đầu của bảng hỏi ghi rõ cơ quan, tổ chức tiến hành điều tra.

-

Tiếp theo là lời mở đầu (nêu mục đích, yêu cầu của bảng hỏi). Trong lời mở đầu cần cam kết giữ bí mật tên, tuổi cho người được hỏi. Nên viết ngăn gọn, lịch sự.

-

Ở phần cuối bảng hỏi nên có lời cảm ơn người được hỏi.

-

Cần chú ý đến hình thức trình bày bảng hỏi: kiểu chữ, cách trình bày, Trang 14

• Những ưu điểm và hạn chế -

Ưu điểm: Cho phép tiến hành nghiên cứu trên một địa bàn rộng với số lượng lớn khách thể nghiên cứu. Có thể thu được thông tin về nhiều sự kiện khác nhau trong thời gian ngắn. Không chỉ thu thập được thông tin trong hiện tại mà trong cả quá khứ và tương lai.

-

Hạn chế: Số liệu điều tra chủ yếu dựa vào đánh giá của khách thể. Độ tin cậy của thông tin phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng tự trình bày các vấn đề của khách thể. Ngoài ra, độ tin cậy của thông tin còn phụ thuộc vào khả năng thiết kế bảng hỏi của người nghiên cứu, vào sự hợp tác của khách thể

Để bổ sung phương pháp điều tra, người ta đã dùng phương pháp phỏng vấn kèm theo. Phương pháp phỏng vấn hay trò chuyện có mục đích giúp cho người điều tra thâm nhập vào cuộc sống xã hội mà họ muốn nghiên cứu, có được thông tin ban đầu về xã hội ấy. Qua trò chuyện sẽ gây được không khí tự nhiên, gần gũi giữa người điều tra và người được điều tra khiến họ có thể thông cảm hơn, tích cực hưởng ứng và trả lời chính xác. Phỏng vấn cũng bị hạn chế là tốn thời gian, nên chỉ có thể tiến hành trong một diện hẹp, có lựa chọn, thông thường là những người lãnh đạo, những cá nhân tiêu biểu. 2.4.Phương pháp thực nghiệm Đây là phương pháp trong đó nhà khoa học chủ động gây ra hiện tượng cần nghiên cứu và đặt người được thực nghiệm vào hoàn cảnh đòi hỏi họ phải có hoạt động tích cực. Ưu điểm: Thực nghiệm tâm lý xã hội có thể tiến hành dưới nhiều hình thức tự nhiên hoặc tiến hành trong phòng thí nghiệm. Phương pháp thực nghiệm giúp cho quá trình nhận thức hiện thực nhanh chóng hơn phương pháp khác. Nó đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc nghiên cứu khoa học đem lại những kết quả đáng tin cậy. Nhược điểm: Trong tâm lý học xã hội, thực nghiệm là một phương pháp rất phức tạp, rất khó sử dụng. Bởi vì nó được thực nghiệm đối với con người. Nó không chỉ liên quan đến vấn đề tri thức, tổ chức, giáo dục, tuyên truyền v.v… mà còn liên quan đến các chuẩn mực đạo đức và cả pháp luật. Trang 15

2.5.Phương pháp trắc nghiệm xã hội Trắc nghiệm xã hội có nghĩa là đo lường xã hội. Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở lý luận tâm lý học về xã hội và test tâm lý xã hội nhằm đánh giá các mối liên hệ cảm xúc liên nhân cách trong nhóm. Phương pháp trắc nghiệm xã hội do L. Moreno (1892 – 1974) sáng lập. Moreno đã đưa ra phương pháp này để tìm hiểu các cấu trúc tâm lý xã hội trong các quan hệ liên nhân cách của nhóm. Các cấu trúc này không chỉ xác định các đặc điểm của nhóm mà còn xác định trạng thái tinh thần của con người. Nhiệm vụ của trắc nghiệm xã hội Trắc nghiệm xã hội được sử dụng, để chẩn đoán những quan hệ liên nhân cách và liên nhóm với những mục đích làm cho chúng thay đổi tốt hơn và hoàn thiện chúng. Trắc nghiệm xã hội có thể nghiên cứu các kiểu loại hành vi xã hội của con người trong điều kiện hoạt động của nhóm, đánh giá sự tương hợp tâm lý xã hội của các thành viên trong các nhóm xã hội cụ thể. Song nhiệm vụ cơ bản của trắc nghiệm xã hội là nghiên cứu cấu trúc không chính thức của các nhóm xã hội và bầu không khí tâm lý của nhóm. Các giai đoạn thực hiện trắc nghiệm xã hội *Các giai đoạn thực hiện - Xác định nhiệm vụ, khách thể nghiên cứu - Xác định các giả thuyết nghiên cứu cơ bản - Xây dựng bảng hỏi Bảng hỏi của trắc nghiệm xã hội gồm các câu hỏi liên quan đến những khía cạnh cảm xúc của các quan hệ tương hỗ giữa các cá nhân trong nhóm. Đòi hỏi những người tiến hành trắc nghiệm phải thể hiện được mối quan hệ thân ái, gần gũi, cởi mở với các khách thể làm trắc nghiệm. Vì quan hệ như vậy sẽ kích thích được lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của khách thể nghiên cứu. *Các hình thức lựa chọn mẫu trong trắc nghiệm - Sự lựa chọn không hạn chế Nếu trong nhóm có 12 thành viên thì mỗi người trong nhóm sẽ lựa chọn 11 người còn lại của nhóm (trừ bản thân mình) để thực hiện trắc nghiệm. Trang 16

Công thức lựa chọn ở đây là: N – 1, trong đó N là số lượng các thành viên của nhóm thực nghiệm. Như vậy, sẽ có (N – 1) người được lựa chọn để tham gia thực nghiệm. Ưu điểm: khả năng lựa chọn như nhau đối với các thành viên. Nó có thể làm cho các thành viên bộc lộ được cảm xúc của mình. Đây có thể là lát cắt qua mối liên hệ liên nhân cách phức tạp trong cấu trúc nhóm. Nhược điểm: kỹ thuật tính toán khá phức tạp, khó khăn khi nhóm trắc nghiệm có nhiều thành viên. Một nhược điểm khác là xác suất nhận được từ sự lựa chọn ngẫu nhiên là rất lớn. Ví dụ, ta có thể nhận được câu trả lời “Tôi chọn tất cả” - Sự lựa chọn hạn chế Ở đây các khách thể được phép chọn số lượng hạn chế các thành viên của nhóm (số lượng này theo quy định của người làm trắc nghiệm). Ví dụ, trong nhóm trắc nghiệm có 25 người thì mỗi thành viên được lựa chọn 4 người. Ưu điểm: có độ tin cậy cao hơn vì nó sẽ làm người thực hiện trắc nghiệm có ý thức trách nhiệm, chú ý hơn khi lựa chọn. Vấn đề ở đây là chọn bao nhiêu thành viên là hợp lý. J.Moreno và E. Jenking đã đưa ra công thức về xác suất của sự ngẫu nhiên: P(A) = d/(N – 1) P là xác suất của sự kiện ngẫu nhiên (A) của sự lựa chọn theo trắc nghiệm xã hội. N là số lượng các thành viên của nhóm d là sự lựa chọn hạn chế. Thông thường, trị số P(A) dao động trong khoảng từ 0,20 – 0,30. Khi biết P(A) và N thì ta có thể xác định được số lượng lựa chọn hạn chế d. Nhược điểm của cách lựa chọn này là không có khả năng lựa làm sáng tỏ những quan hệ tương hỗ phức tạp trong nhóm. Để khắc phục nhược điểm của mỗi cách lựa chọn, ta có thể kết hợp cả hai cách lựa chọn này. Giai đoạn một là lựa chọn không hạn chế, giai đoạn hai là sự lựa chọn hạn chế. Phiếu trắc nghiệm xã hội Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào phiếu trắc nghiệm xã hội. Khi xây dựng phiếu trắc nghiệm cần chú ý một số điểm sau: Trang 17

- Số lượng các câu hỏi trong phiếu không nên quá nhiều. -Trong trường hợp nghiên cứu nhiều người và số lượng câu hỏi trắc nghiệm lớn chúng ta có thể chia ra thành một số phiếu trắc nghiệm nhỏ hơn theo các nội dung nghiên cứu. Phiếu trắc nghiệm xã hội được xây dựng theo trình tự sau: Bước 1: Chuẩn bị danh sách các thành viên của nhóm trắc nghiệm. Mỗi thành viên nắm được số thứ tự của mình trong danh sách đó. Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra. Ở phần đầu của phiếu hướng dẫn cách thực hiện trắc nghiệm (hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi). Khi trả lời các câu hỏi người được trắc nghiệm cần đánh số thứ tự các thành viên trong nhóm theo danh sách ở phần cột lựa chọn. Các câu hỏi trắc nghiệm được chia thành hai nhóm: + Nhóm I: Người được trắc nghiệm đưa ra sự lựa chọn của mình về các thành viên của nhóm. + Nhóm II: Người được trắc nghiệm đánh giá xem ai trong số các thành viên của nhóm sẽ chọn mình vào vị trí đó. Tức là đánh giá về khả năng lựa chọn của nhóm đối với bản thân anh ta. Trên đây là một số những phương pháp nghiên cứu cơ bản trong tâm lý học xã hội. Các phương pháp này được sử dụng kết hợp với nhau tuỳ theo mục đích của nhà nghiên cứu.

Trang 18

CHƯƠNG 2 CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI I.Khái niệm chung về hiện tượng tâm lý xã hội Con người luôn sống trong một môi trường xã hội nhất định: gia đình, trường học, công ti, xí nghiệp, … Trong quá trình đó các cá nhân có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này đã điều chỉnh thái độ, hành vi của cá nhân và nhóm dẫn đến quá trình xã hội hoá cá nhân, hình thành nên những hiện tượng tâm lý đặc trưng của nhóm. Tâm lý xã hội bao gồm những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội nảy sinh từ tác động qua lại trong hoạt động và giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, chi phối thái độ hành vi của các cá nhân khi hiện diện trong nhóm. Những hiện tượng tâm lý xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, chi phối lẫn nhau. Nó có diễn biến rất phức tạp mặc dù được hình thành và phát triển có quy luật.. Khi xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Chính trong quá trình đó nảy sinh nhiều các hiện tượng tâm lý xã hội khác nhau. Việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tiễn hiện nay. II. Các hiện tượng tâm lý xã hội cơ bản 1.Tri giác xã hội 1.1.Khái niệm Tri giác xã hội Tri giác xã hội là sự cảm nhận, hiểu biết và sự đánh giá của chủ thể tri giác về các đối tượng xã hội: các cá nhân, nhóm người, bản thân mình, hoặc các hiện tượng xảy ra có sự tham gia của con người. Tri giác xã hội đó là hiện tượng nhận biết xã hội. Nó phụ thuộc vào đối tượng mà chúng ta đang tri giác, đặc biệt là phụ thuộc vào mục đích, kinh nghiệm, nguyện vọng của chúng ta. Nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, bối cảnh của chúng ta. Thực chất của tri giác xã hội là tri giác những người và kiểu người trong xã hội.

Trang 19

Tri giác xã hội có nghĩa là thông qua các biểu hiện và hành vi bên ngoài kết hợp với một vài đặc điểm nhân cách của người đó (do chúng ta cảm nhận được) để hiểu được mục đích, phương hướng hành động hoặc để hiểu được người khác. Tri giác xã hội khác với tri giác vật thể ở chỗ đối tượng tri giác là một thực thể tích cực, có tình cảm và thái độ riêng của mình. Cấu trúc của bất kỳ một quá trình tri giác xã hội nào cũng bao gồm: chủ thể tri giác, đối tượng tri giác, quá trình tri giác và kết quả tri giác, sự ảnh hưởng của tri giác xã hội tới sự điều chỉnh hành vi và hoạt động của cá nhân, của các nhóm xã hội. 1.2. Các cơ chế tri giác xã hội Các công trình nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng của quá trình tri giác xã hội. Đó là: ấn tượng ban đầu, quy gán xã hội, định kiến xã hội. 1.2.1. Ấn tượng ban đầu Ấn tượng ban đầu là hình ảnh tổng thể mà chúng ta có được về một người khác hoặc về nhóm xã hội dựa trên một sự nhìn nhận, đánh giá một cách chung chung thông qua những biểu hiện về diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt,… Sau lần tiếp xúc ban đầu ta sẽ có một ấn tượng nhất định về đối tượng của mình. Thông thường sau lần gặp gỡ đầu tiên (tri giác, nhận thức), về mặt vô thức, trong đầu chúng ta hiểu về người đó: liệu có chơi được hay không? người này có thích mình không?... Chúng ta quy lại một nhân cách chung, do đó nó chi phối rất nhiều trong quá trình tri giác lần sau. Ấn tượng ban đầu được hình thành trên cơ sở: Đặc điểm trung tâm Trong quá trình ứng xử xã hội, giao tiếp thông thường ở mỗi cá nhân có nổi lên một đặc điểm nào đó và chúng ta đã lấy nó để suy luận về họ. Nhà tâm lý học Mỹ, Asch Solomon, nghiên cứu về ấn tượng ban đầu đã tiến hành thí nghiệm như sau: Cho hai nhóm sinh viên hai bảng ghi các đặc điểm tính cách. Nội dung của hai bảng như nhau, chỉ khác một điểm: “tính nồng nhiệt” của người A thay thế bằng “tính lạnh lùng” của người B.

Trang 20

Ngừơi A

Người B

Thông minh

Thông minh

Khéo léo

Khéo léo

Cần cù

Cần cù

Nồng nhiệt

Lạnh lùng

Kiên quyết

Kiên quyết

Thực tế

Thực tế

Thận trọng

Thận trọng

Ông yêu cầu hai nhóm sinh viên đưa ra nhận định của mình về người có những đặc điểm trong bảng. Các sinh viên nhận xét người A là một người tin tưởng vào những điều đúng đắn, muốn mọi người hiểu quan điểm của mình, chân thành khi tranh luận và mong ý kiến, quan điểm đó được thừa nhận. Nhóm sinh viên thứ hai cho rằng người B là một kẻ lừa dối, thấy mình thành công, thông minh đã tưởng là khác người, đó là người tính toán, lãnh cảm. Từ thí nghiệm này ông kết luận: chính cặp đặc điểm trung tâm “nồng nhiệt – lạnh lùng” là yếu tố chính trong quá trình hình thành ấn tượng. Nếu thay đổi cặp đặc điểm này thì ấn tượng chung cũng bị ảnh hưởng. Các cặp đặc điểm trung tâm không chỉ đem lại những ấn tượng khác nhau mà còn gợi thêm những cảm tưởng khác nhau như tính nồng nhiệt đã làm 90% sinh viên đánh giá người A là hào hiệp, 75% sinh viên đánh giá là hài hước. Còn tính “lạnh lùng” chỉ có 10% sinh viên nhận định người B là hào hiệp hoặc hài hước. Ấn tượng ban đầu được hình thành trên cơ sở một vài đặc điểm biểu hiện ra ngoài mang tính nổi bật trong một hoàn cảnh nào đó. Đặc điểm ấy thường gọi là đặc điểm trung tâm. Nó quyết định, khống chế cách thức và chiều hướng suy nghĩ cảm nhận của người tri giác. Vì thế, không phải lúc nào chúng ta tri giác cũng đúng. Sơ đồ nhân cách tiềm ẩn. Trong cuộc sống, do tiếp xúc ứng xử, chúng ta thường có một cách thức hay gán ghép các yếu tố với nhau thành một nhân cách. -Trong mỗi con người đều có sẵn một sơ đồ liên hệ giữa các tính cách của con người với nhau. Chúng ta hay gán ghép những nét tính cách, phẩm chất giống nhau lại. Khi tiếp xúc với các cá nhân trong xã hội, thì mối liên hệ nét tính cách tốt hay xấu nó Trang 21

được hoạt hoá và chúng ta dùng để đánh giá người khác. Sự hoạt hoá - liên kết giữa các nét tính cách đã ảnh hưởng đến việc chúng ta đánh giá người khác dựa vào kinh nghiệm của chúng ta, nghĩa là chúng ta đặt con người bằng phạm trù sơ lược, bằng kinh nghiệm. Khái niệm sơ đồ nhân cách tiềm ẩn: nhằm mô tả một biểu tượng tinh thần sơ lược có chức năng hiểu biết hiện thực bằng cách giản lược những phức tạp của đối tượng, thực tế, dự đoán được các phản ứng hành động của đối tác, định ra cái chuẩn có khả năng nhờ đó có thể kiểm tra được người khác và hành động của họ. Sơ đồ nhân cách ngầm ẩn nó phụ thuộc vào: + Kinh nghiệm (những ý niệm, tri thức của chúng ta có về người khác), chúng ta sẽ có phản ứng tích cực hay tiêu cực về các nhóm xã hội khác. + Động cơ (lý do hành động), đó là hoạt động của chúng ta hướng vào để đạt được mong muốn, ý đồ của chúng ta. + Hoàn cảnh, bối cảnh cụ thể. Nó quy định cách thức chúng ta nhìn nhận người khác, quy định chuẩn mực của sự đánh giá. Thông tin đầu tiên Là những tri thức, cảm xúc của con người, trật tự của những thông tin quy định cách chúng ta đánh giá người khác. Thứ tự thông tin rất quan trọng trong việc quan sát người khác, những thông tin đến sớm nhất, đầu tiên bao giờ cũng tác động gây cho người ta có sự tri giác gây ấn tượng lớn. Nó tạo nên sự áp đặt, nó chi phối làm sai lệch cách chúng ta cảm nhận người khác. Thông tin ban đầu có tính quyết định khi tri giác người lạ, còn đối với người quen thì thông tin cuối cùng lại có ý nghĩa hơn cả. Như vậy, ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan khó xác định, bị nhiều hiệu ứng tác động không dễ xoá nhoà. Nó quyết định nhiều thái độ ứng xử tiếp đó của chúng ta đối với đối tượng. 1.2.2.Quy gán xã hội Việc chúng ta giải thích các sự kiện xã hội hay nhận định về người khác bằng cách gán những nguyên nhân ổn định nằm trong kinh nghiệm của bản thân, gọi là quy gán xã hội. Trang 22

Quy gán xã hội, đó là quá trình suy diễn nhằm hiểu ý nghĩa hành động của người khác bằng cách tìm những nguyên nhân hợp lý để giải thích cho các sự kiện, hành động luôn biến đổi trong xã hội. Quy gán xã hội tuân theo những nguyên tắc: - Nguyên tắc tâm lý ngây thơ: chúng ta luôn tìm cách khám phá nguyên nhân hành vi để hiểu và dự đoán sự kiện sắp tới, với mong muốn có thể giám sát được môi trường và mọi vật xung quanh. Heider (nhà tâm lý học Mỹ) gọi xu thế này là tâm lý ngây thơ vốn có ở mỗi người. - Nguyên tắc suy diễn tương ứng: Khi quan sát hành vi của người khác, ta luôn tìm cách suy diễn ý nghĩa của hành vi đó tương ứng với những gì ta thấy. Nếu chúng ta có nhiều thông tin về mục đích hoạt động của đối tượng thì sự suy diễn tương ứng càng chính xác. Sự suy diễn tương ứng nhằm đi đến một quy gán nào đó bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố sau: + Chuỗi hành vi không thống nhất + Hành vi xã hội được mong đợi hay hành vi không được mong đợi + Những hành vi được tự do lựa chọn dễ suy diễn hơn hành vi bắt buộc. Cách suy diễn tương ứng để tìm nguyên nhân hành vi không phải lúc nào cũng chính xác. Sự suy diễn tương ứng chỉ phản ánh được lượng thông tin chúng ta có về đối tượng. Khi cá nhân không có thông tin chi tiết, cụ thể nên hay dựa vào một điều bất kỳ mà người đó biết để quy gán hoặc cho là thế này, hoặc thế kia. - Nguyên tắc suy diễn nhân quả: thường biểu hiện bởi 3 yếu tố: Chủ quan, khách quan, đối tượng. Theo một quy luật chung: khi cá nhân thành công thì thường quy gán nghiêng về bản thân theo xu hướng quy gán vào nâng cao năng lực, phẩm chất của mình. Ngược lại, khi thất bại cá nhân thường đổ lỗi cho khách quan. Còn đối với người khác khi thành công chúng ta hay quy gán cho là khách quan, khi họ thất bại lại quy gán do chủ quan của họ. Trong quá trình quy gán chúng ta hay cho thái độ và hành vi của mình là chuẩn, hành vi của người khác là không chuẩn. Từ đó, chúng ta nhìn nó để chiếu theo người khác, ép người khác theo chuẩn của mình. Trang 23

Một trong những nhược điểm của con người khi quy gán nguyên nhân hành vi là ảo tưởng rằng mình có khả năng kiểm soát được mọi yếu tố quyết định thành công hay thất bại. Ví dụ: như trò chơi sổ xố, người ta có cảm tưởng rằng có nhiều cơ hội thắng cuộc nếu tự do lựa chọn vé số. 2.Định kiến xã hội (Social Prejudice) 2.1. Khái niệm định kiến xã hội Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì: Định kiến là ý kiến riêng đã có sẵn, khó có thể thay đổi được. Như chúng ta đã biết, định kiến cùng với khuôn đúc là một trong những dạng thức của Tri giác giác xã hội. Sự phân tích khái niệm định kiến (Prejudice), một khái niệm cổ điển của tâm lý học xã hội, góp phần cho phép ta nám được một trong những dạng thức biểu hiện các hệ thống tri giác của chúng ta, cũng như góp phần cho phép cụ thể hoá các cơ chế xây dựng các hiện thực về mặt tinh thần và xã hội, sự vận hành của những dư luận và sự tin tưởng xã hội. 2.1.1.Một số định nghĩa của các nhà Tâm lý học xã hội Về vấn đề định nghĩa thế nào là Định kiến xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau, mỗi tác giả khi xem xét định kiến xã hội ở góc độ riêng của mình đã đưa lại những định nghĩa sao cho phù hợp với vấn đề mà họ đang nghiên cứu. Ở đây chúng ta chỉ xem xét những định nghĩa của các nhà tâm lý học xã hội. Trước hết ta xem xét khái niệm Định khuôn xã hội. Thuật ngữ Định khuôn xã hội do Lippman (người Mỹ) đưa ra, nhằm nói đến những biểu tượng bền vững được đơn giản hoá khái quát và sơ đồ hoá mỗi khi nhìn nhận đối tượng mà thiếu hụt thông tin. Định khuôn là biểu tượng xã hội của cá nhân trong cùng một nhóm. Định khuôn xã hội có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực. Trong tri giác xã hội, định khuôn xã hội biến thành định kiến xã hội khi nó mang sắc thái tiêu cực. Định kiến xã hội được hiểu là thái độ của một cá nhân trong từng nhóm xã hội, nó thường là tiêu cực đối với người khác, nhóm khác trong quan hệ với nhau. Có nhiều loại định kiến xã hội như: định kiến chủng tộc, giới tính, tôn giáo, giai cấp,… Trang 24

Theo Fischer: Định kiến xã hội là những thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác tuỳ theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ. Nói cách khác, định kiến là một loại phân biệt đối xử bao gồm 2 thành tố chính là nhận thức và ứng xử. Theo Godefroid: Định kiến là sự phán xét “tốt” hay “xấu” của chúng ta đối với người khác, ngay cả trước khi ta biết rõ họ hoặc biết được lý do hành động của họ. Theo J. P. Chaplin: Định kiến là thái độ có thể tích cực hoặc tiêu cực được hình thành trên cơ sở của yếu tố cảm xúc. Là niềm tin hoặc cách nhìn thường là không thiện cảm dẫn đến cho chủ thể một cách nghĩ hoặc cách ứng xử tương tự với người khác. Theo Rosenberg: Định kiến xã hội là một định hướng được tiếp thụ có mục đích thiết lập một sự phân biệt xã hội. Như vậy, có thể nói rằng định kiến là một sự phân biệt đối xử. Quan điểm này của ông cho phép phân biệt hai thành tố căn bản của định kiến: thành tố nhận thức và thành tố ứng xử. Ta có thể sơ đồ hoá khái niệm định kiến:

Định kiến

Nhận thức

Ứng xử

Như vậy, tuy có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề định kiến, nhưng suy cho cùng, các tác giả đều có nhìn nhận giống nhau một cách cơ bản trên một số điểm. Hầu hết họ đều thừa nhận định kiến là một kiểu thái độ tiêu cực – bất hợp lý đối với người khác dựa trên những nhận thức thiếu căn cứ, phiến diện và một chiều của chủ thể là người mang định kiến. 2.1.2.Sự khác nhau giữa Định kiến và Phân biệt đối xử. Trong cách nói thường ngày, nhiều người sử dụng thuật ngữ định kiến và phân biệt đối xử như những từ đồng nghĩa. Có thực là chúng như nhau không? Hầu hết các nhà tâm lý học đều chỉ ra sự khác biệt rất rõ ràng giữa chúng.

Trang 25

Định kiến ám chỉ một kiểu thái độ đặc biệt mà thông thường là những thái độ tiêu cực đối với thành viên của nhóm xã hội khác. Vì một kiểu thái độ nên định kiến không phải lúc nào cũng được phản ánh công khai trong hành động. Trong rất nhiều trường hợp, cá nhân mang định kiến nhận ra rằng mình không thể biểu đạt nó một cách trực tiếp. Có một nghìn lẻ một các lý do khiến họ làm như vậy: luật lệ, áp lực xã hội, nỗi sợ hãi bị trả thù… đã ngăn cản họ thực hiện hành động tiêu cực một cách rộng rãi. Nhưng khi không còn những rào cản và sự kiềm toả như vậy thì những niềm tin, cảm giác tiêu cực thắng thế và nó được thể hiện một cách công khai và trở thành sự phân biệt đối xử. 2.2.Các nguyên nhân hình thành định kiến xã hội 2.2.1.Sự cạnh tranh (competition) Thật không may mắn, những điều mà con người coi trọng nhất trong cuộc đời này như công việc tốt, nhà cửa đẹp đẽ, vị trí cao, một nền giáo dục hoàn hảo,.. lúc nào cũng hiếm hoi nhưng lại không bao giờ có đủ cho mọi người. Thực tế này có thể chính là sự giải thích lâu đời nhất cho sự ra đời của định kiến. Theo quan điểm này, định kiến ra đời từ cuộc cạnh tranh giữa những nhóm xã hội khác nhau về những tiện nghi giá trị và cơ hội. Thành viên của những nhóm liên quan tiếp tục nhìn nhận ngày một tiêu cực về nhau. Họ “dán nhãn” nhau là kẻ thù, coi nhóm mình là đạo đức tối thượng, dựng lên rào cản ở giữa và sự thù địch giữa họ ngày một sâu sắc. Kết quả tất yếu là từ những cuộc cạnh tranh đơn giản chẳng liên quan gì tới oán hận và thù ghét đã dần phát triển thành những định kiến gay gắt. Thậm chí những cuộc cạnh tranh kiểu như vậy thường dẫn tới mâu thuẫn trực tiếp, công khai và những hành vi có tính xâm khích. Nghiên cứu của Hovland và Sear đã cho ta thấy điều này: Họ đã tiến hành kiểm tra mối liên hệ giữa số người da đen bị phân biệt đối xử ở 14 bang của nước Mỹ với hai chỉ số về kinh tế là giá trị trang trại của cây bông và giá trị đồng cỏ. Họ đã lấy số liệu trong 49 năm và kết quả là: điều kiện kinh tế càng xấu bao nhiêu thì số vụ bạo lực xảy đến với người da đen càng nhiều bấy nhiêu. Điều đó cho thấy một khi kinh tế khủng hoảng thì những cuộc cạnh tranh về tài nguyên kinh tế càng khan hiếm. Những người thất bại trong cuộc cạnh tranh hiện tại nảy sinh tâm lý lo hãi vì sẽ bị mất đi vị thế của mình. Lúc này nhóm thiểu số (người da Trang 26

đen, người nhập cư) trở thành những người giơ đầu chịu báng, những “con vật hy sinh” đối với những kẻ thất bại và là nơi để họ đổ lỗi, trút giận bằng những hành vi hung tính. Những nạn nhân này trở thành sự lý giải hợp lý đối với nạn thất nghiệp, mức sống thấp và nhờ đó biện minh cho hành động của những cá nhân mang định kiến. Với quan điểm như vậy, định kiến là một cơ chế bảo vệ được kích hoạt bởi sự giận dữ, lo hãi và cảm giác bị hạ thấp giá trị. Nghiên cứu của Sherif và những cộng sự: Xung đột và định kiến trong một trại hè. Nghiên cứu của họ bao gồm việc gửi những cậu bé 11 tuổi đến một trại hè ở vùng hẻo lánh. Khi những cậu bé đến trại hè, các em được chia làm 2 nhóm riêng biệt và được phân làm 2 khu cách biệt nhau khá xa. Trong một tuần các cậu bé sống và chơi với nhóm của mình, tham gia những hoạt động như đi bộ đường trường, bơi lội và nhiều loại thể thao thú vị khác. Trong giai đoạn đầu, các em phát triển sự quan tâm đối với nhóm của mình, các em chọn tên cho đội (Đại bàng, Trống lắc) và trang trí cờ hiệu của nhóm mình. Trong giai đoạn hai của cuộc nghiên cứu, các cậu bé được thông báo rằng các em sắp tham gia vào một cuộc thi đấu. Đội chiến thắng sẽ được nhận chiến lợi phẩm và giải thưởng. Liệu sự ganh đua có làm phát sinh định kiến không? Câu trả lời đang đến gần. Khi những cậu bé thi đấu thì tình trạng căng thẳng giữa hai đội tăng lên. Đầu tiên mọi việc chỉ giới hạn trong việc lăng mạ, chọc phá nhưng sau đó nó nhanh chóng leo thang thành những hành động trực tiếp như đội Trống lắc đốt cờ đội Đại bàng. Ngày hôm sau, đội Đại bàng trả thù bằng việc tấn công vào cabin của đối thủ, lật ngược giường chiếu, xé mùng màn và lấy đi vật dụng cá nhân. Cùng lúc đó, hai nhóm ngày càng có nhiều cái nhìn xấu hơn về nhau. Các em dán nhãn, đối thủ là những kẻ yếu đuối, vô tích sự và nhát gan trong khi không ngừng ca tụng nhóm của mình. Trong giai đoạn cuối cùng của cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã phải can thiệp bằng cách tạo ra một hoàn cảnh mới. Bằng cách làm việc cùng nhau để khôi phục nguồn nước, chung tiền mướn phim và cùng sửa chữa chiếc xe tải bị hỏng, không khí căng thẳng đã phai mờ, rào cản giữa 2 nhóm đã thực sự biến mất và tình bạn xuyên nhóm giữa các em đã được thiết lập. Trang 27

2.2.2. Bất bình đẳng xã hội (social unequality) Trong bất cứ xã hội nào cũng tồn tại những địa vị xã hội không ngang bằng. Các cá nhân không có sự bình đẳng với nhau về cơ hội, lợi ích, về các giá trị… và sự không ngang bằng đó dễ dàng làm phát sinh định kiến. Những người có định kiến thường đánh giá vị trí của mình cao hơn người khác và bằng thái độ kẻ cả, họ thường yên tâm về giá trị của mình. Họ tự cho mình cái quyền được phán xét người khác, họ cho mình là tốt hơn, cao quý hơn còn những người thuộc về nhóm xã hội khác thì bị gán cho những đặc điểm tiêu cực và bị đối xử kém ưu ái. Theo một số tác giả, lúc này định kiến là sự hợp lý hoá bất bình đẳng xã hội và nó được sử dụng như một công cụ để chứng minh cho tính đúng đắn của những người có thế lực và tiền bạc, sở hữu nhiều giá trị cao hơn. 2.2.3. Xã hội hóa (socialization) Định kiến xã hội được hình thành qua quá trình xã hội hoá ngay từ lúc đứa trẻ bắt đầu sinh ra. Môi trường gia đình, đặc biệt là những khuôn mẫu của bố mẹ là nguồn hiểu biết quan trọng nhất đối với trẻ. Qua bố mẹ, đứa trẻ hiểu và tiếp xúc với thế giới bên ngoài, hình thành xu hướng lặp lại những gì mà bố mẹ và người lớn đã dạy dỗ nó. Đứa trẻ học cách ứng xử xã hội bằng cách quan sát người khác và bắt chước họ. Vì thế những kinh nghiệm đầu tiên trong cuộc đời có thể có tầm quan trọng nhất định đến sự hình thành định kiến. Trẻ em học cách suy nghĩ, nhìn nhận và đánh giá như những người xung quanh chúng. Mặt khác, những phương tiện truyền thông đại chúng cũng đóng vai trò quan trọng đối với các em trong việc nhận thức xã hội và những áp lực phải tuân theo các quy tắc xã hội. Chẳng hạn, thành viên của những dân tộc, chủng tộc thiểu số ít được xuất hiện trên những phương tiện thông tin đại chúng mà khi xuất hiện họ lại thường đóng những vai có thân phận thấp hèn và vai trò hài hước. Khi những tình huống như thế cứ lặp lại nhiều lần thì cuối cùng tin là thành viên của những nhóm đó thực sự là thấp hèn. Người ta có thể chứng minh rằng những người có nhân cách độc đoán, được tạo nên do hoàn cảnh và sự giáo dục chính là những người nhạy cảm nhất trong việc phát triển định kiến. Một nhân cách như vậy hàm chứa một cái gì đó cứng nhắc, một sự khó Trang 28

khăn trong việc tiếp xúc với người khác, một khuynh hướng đơn giản hoá các tình huống đến cực đoan và nhất là lòng tin vào tính chất thượng đẳng của nhóm xã hội và nền văn hoá của mình. Những con người này có khuynh hướng phân biệt tất cả những ai khác với mình, khác với cơ cấu tư duy của mình. Nhà nghiên cứu Adorno và những cộng sự của ông đã nhận thấy rằng những nhân cách có thiên hướng căm ghét những cá nhân khác biệt thuộc tầng lớp thấp thường xuất hiện trong những gia đình gia trưởng – nghiêm khắc có người bố tàn bạo và người mẹ nhu nhược, phục tùng. Trẻ em trong những gia đình như vậy thường căm ghét và sợ hãi bố của mình. Tuy nhiên các em thường phủ nhận và che giấu tình cảm này do sợ bị trừng phạt. Những người trưởng thành thuộc mẫu tính cách độc đoán hướng sự giận dữ của mình vào những nhóm cá biệt trong xã hội như nhóm da đen, nhóm đồng tính, nhóm Do thái hay những nhóm không thích ứng với tiêu chuẩn xã hội. 2.2.4. Khuôn mẫu trong nhận thức Trong một hoàn cảnh thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm sống hạn chế chúng ta thường lựa chọn giải pháp dễ dàng nhất để giải bài toán về người khác. Chúng ta có xu hướng xếp những con người rất đa dạng vào những hạng đơn giản và có những kết luận sai lầm về họ. Chúng ta cũng có xu hướng dựa vào những khuôn mẫu nhận thức có sẵn hơn là tìm hiểu về chúng để có một sự phản ánh chân thực hơn. Trong điều kiện đó thì những khuôn mẫu giúp ta rút ngắn thời gian nhận thức và đưa ra một hình ảnh giản ước về đối tượng. Như vậy, các khuôn mẫu có những ảnh hưởng nhất định đến cách chúng ta xử lý thông tin. Chúng ta có khuynh hướng chỉ lựa chọn những thông tin phù hợp với khuôn mẫu, những thông tin được ưa thích, mong đợi và những thông tin này được xử lý nhanh hơn, được ghi nhớ sâu hơn. Còn những thông tin không phù hợp nó sẽ được ý thức của chúng ta chủ động bác bỏ. Ngày nay, tuy một số đông đã chống lại các khuôn mẫu nhận thức tiêu cực không còn phù hợp với quan điểm và niềm tin có ý thức của họ nhưng khi họ hành động hoặc phản ứng một cách không có chủ ý thì những khuôn mẫu tiềm thức vẫn thắng thế. Chẳng hạn, một người da trắng rất dễ có xu hướng kiểm tra lại vị trí của mình sau khi đứng cạnh một anh da đen trong xe điện ngầm, dù người này hoàn toàn không có cảm giác thù địch nào với người da mầu. Trang 29

2.2.5.Biểu tượng xã hội Trong xã hội thường tồn tại những biểu tượng xã hội. Chẳng hạn trong xã hội Mỹ người da trắng thường được quan niệm như những người có lòng tốt, sự trong sạch và thông minh. Trong khi đó những người da đen thường bị liên tưởng là những kẻ bệnh hoạn, tàn ác, ngu dốt và không có tinh thần trách nhiệm. Những biểu tượng xã hội này đã làm ảnh hưởng đến định kiến và phản ứng của trẻ em. Nghiên cứu của nhà tâm lý học người da đen Mamie Clack đã chứng minh điều đó. Ông đã tiến hành thực nghiệm trên một số lượng lớn trẻ em da đen từ 3 – 7 tuổi. Nội dung thực nghiệm của ông như sau: ông đưa ra 2 loại búp bê da trắng và da đen, ông yêu cầu các em trả lời câu hỏi: Búp bê nào xấu nhất? Búp bê nào xinh nhất? Búp bê nào da đen? Búp bê nào ngoan? Búp bê nào em thích chọn làm bạn? Phần lớn trẻ em tham gia thực nghiệm đều nhận thức đúng mầu da của búp bê và chúng cho biết chúng thích chơi với búp bê mầu trắng hơn vì nó đẹp hơn, tốt hơn còn búp bê mầu đen thì xấu xí và độc ác. 2/3 trẻ em da đen đã bị búp bê da trắng cuốn hút. Các nhà nghiên cứu đã giải thích hiện tượng này là hậu quả từ những biểu tượng xã hội khinh miệt người da đen và sự chối bỏ của chính trẻ em da đen đối với con búp bê có cùng màu da với mình thể hiện một sự khinh miệt lạc hướng chống lại chính bản thân mình. Những biểu tượng xã hội tiêu cực đã khiến cho nhóm thiểu số không chỉ là nạn nhân của sự phân biệt đối xử mà còn làm họ đánh mất niềm tin vào những giá trị của mình, tự hạ thấp mình và thay vì hướng ra bên ngoài để chống lại những định kiến mà họ là đối tượng thì họ lại chấp nhận nó, tin vào nó. 2.2.6.Trường học Trường học được đánh giá là một trong những nguồn gốc hình thành định kiến vì nhiều định kiến đã được ra đời từ ảnh hưởng của trường học. Sự phân tích này cho thấy sách giáo khoa trong nhà trường là một sự chuyển tiếp hàng đầu trong việc tập luyện định kiến. Việc học trong nhà trường là một Trang 30

trong những hình thức phát triển và duy trì định kiến qua sự hấp thụ nhập tâm những khuôn mẫu từ sách vở. Con người lại rất dễ bị cầm tù bởi những quan niệm, những hiểu biết cũ kỹ được thấy trong sách hoặc được học trong nhà trường. Nếu thấy ở đâu đó có điều gì không phù hợp với những điều mình đã học, đã đọc là bác bỏ ngay không cần xem xét gì. Hiện tượng đó đã từng xảy ra với rất nhiều lý thuyết khác nhau xuất hiện trong lịch sử. Một ví dụ, đó là hiện tượng của Phân tâm học. Có rất nhiều người chưa từng đọc một tác phẩm nào của phân tâm, hoặc biết rất ít về phân tâm học nhưng khi nghe người khác nói hay – nói dở như thế nào đấy là tin ngay, nhất là những điều đó lại được nói ra từ sách giáo khoa hoặc từ những người có học vấn. Và kết quả là người ta thổi phồng quá mức những thành tựu phân tâm học hoặc cho rằng đó chỉ là một lý thuyết nhảm nhí, dung tục, chỉ quan tâm đến vấn đề bản năng và tình dục. 2.2.7.Kiểu hình thần kinh Quan điểm này cho rằng những người thuộc kiểu hình thần kinh yếu (trong đó quá trình ức chế mạnh hơn quá trình hưng phấn) là những người có yếu tố thuận lợi để phát triển định kiến. Những người có kiểu hình thần kinh như vậy thường không linh hoạt, rụt rè, tự ti. Khi gặp phải hoàn cảnh không thuận lợi họ thường suy nghĩ một cách tiêu cực, thậm chí bệnh hoạn. Họ rất ngại giao du và nếu buộc phải tiếp xúc với người khác thì thái độ của họ thiếu cởi mở, không lường trước được. Họ là những người rất khó khăn trong việc chấp nhận những giá trị mới và ít thích nghi với những biến động của môi trường. Nói tóm lại, định kiến xã hội là một hiện tượng tâm lý phức tạp bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân đa dạng nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống của con người. Các nguyên nhân này không tách rời nhau mà có mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ. Hiểu được nguyên nhân hình thành định kiến ta sẽ có cách khắc phục được nó. Bởi vì suy đến cùng định kiến là một kiểu thái độ mà thái độ của con người có thể thay đổi. 2.3.Các mức độ của định kiến xã hội Theo như định nghĩa về định kiến xã hội, có thể chia định kiến xã hội ra thành 3 mức độ như sau: lời nói – nhận thức – hành vi, trong đó hành vi là mức độ cao nhất của định kiến xã hội. Trang 31

Có thể phân chia mức độ của định kiến theo sơ đồ: Định kiến

Lời nói

Mức độ:1

Nhận thức

Hành vi

Mức độ: 2

Mức độ: 3

Tuy nhiên, ta cũng cần phải hiểu sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, bởi định kiến dù ở mức độ nào thì nó cũng vẫn là một thái độ tiêu cực của chủ thể mang định kiến. 2.4.Thay đổi định kiến Như đã nói ở trên, định kiến xã hội là một thái độ tiêu cực và chủ quan của chủ thể mang định kiến đối với đối tượng của họ, mặt khác định kiến xã hội có thể khiến ta tri giác sai người khác cũng như các hiện tượng khác nhau của xã hội, chúng ta không thể dựa vào nó để làm cơ sở định hướng cho cuộc sống cá nhân. Do đó, việc thay đổi định kiến, nhất là những định kiến “nguy hiểm” như : phân biệt chủng tộc, phân biệt tôn giáo,.. là rất cần thiết và có ý nghĩa không chỉ cho các cá nhân mà còn cho lợi ích chung của cộng đồng. Tuy nhiên, thay đổi định kiến là cả một quá trình không hề đơn giản. 2.4.1.Khó khăn trong thay đổi định kiến Con người hầu như ai cũng có định kiến không về cái này thì về cái khác, không trong lúc này thì trong lúc khác. Tuy nhiên, họ lại không ý thức được rằng mình mang định kiến, thậm chí là không chịu ý thức về điều đó. Điều này tạo ra khó khăn rất lớn khi muốn thay đổi định kiến. Thứ hai, định kiến với các chức năng của mình đã trở thành cái để đảm bảo cho sự phân biệt đối xử, sự biện minh xã hội và đặc biệt định kiến khiến cho cá nhân (mang định kiến) giữ vững và gán cho mình những giá trị của nhóm nhằm nâng cao giá trị của bản thân. Do đó, mà không phải ai cũng có nhu cầu thay đổi định kiến của mình. Thứ ba, định kiến gắn liền với những giá trị của nhóm cũng như của mỗi cá nhân, vì vậy, khi thay đổi định kiến cũng có nghĩa là cá nhân và nhóm mất đi những giá trị,

Trang 32

từ đó dẫn đến việc bị đánh đồng với người khác. Điều này cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ khi muốn thay đổi định kiến. Thứ tư, định kiến có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, định kiến phụ thuộc vào nhận thức, tình cảm, hành vi của mỗi cá nhân, vào áp lực của nhóm… dẫn đến khó thay đổi. 2.4.2. Các bước thay đổi định kiến Có hai bước chủ yếu để thay đổi định kiến: - Thay đổi nguyên nhân dẫn đến định kiến: như trình bày ở phần trên, định kiến có nhiều nguyên nhân khác nhau, muốn thay đổi được định kiến thì trước tiên ta phải xác định được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến định kiến đó để tác động vào. - Thay đổi định kiến: sau khi xác định rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến định kiến ta sẽ dùng các biện pháp cụ thể phù hợp để thay đổi định kiến. 2.4.3. Biện pháp thay đổi định kiến - Ngăn chặn quá trình hình thành định kiến: Định kiến xã hội được hình thành qua quá trình xã hội hoá ngay từ khi đứa trẻ vừa sinh ra. Môi trường gia đình, đặc biệt là những khuôn mẫu sống của bố mẹ là nguồn hiểu biết quan trọng nhất của đứa trẻ. Qua bố mẹ, đứa trẻ hiểu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài và có xu hướng lặp lại những gì bố mẹ trao cho. Trẻ con học cách ứng xử xã hội qua hoạt động thực tiễn, qua bắt chước, quan sát, giao tiếp với người khác. Chúng tiếp thu thái độ và định kiến của bố mẹ. Định kiến gắn chặt với thái độ, cũng giống như thái độ, định kiến có thể tiếp thu được và cũng có thể từ bỏ được. Nó gây ảnh hưởng tới hành vi vào những thời điểm nhất định và có khả năng suy giảm vào thời điểm khác. Trường học là cơ sở quan trọng hình thành định kiến. Nhiều định kiến được hình thành từ những ảnh hưởng của sách vở, của nhóm bạn, của cuộc sống đời thường. Trong quá trình sống, ảnh hưởng của các nhóm xã hội, thể chế chính trị, bối cảnh xã hội làm cho các định kiến hoặc bền vững hoặc bị xoá bỏ đi. Ví dụ như định kiến trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến khó xoá bỏ ngay được. Nắm được quá trình hình thành định kiến, ta có thể dùng chính các môi trường hình thành nên định kiến (gia đình, nhà trường, các thể chế…) để tác động giúp ngăn chặn hoặc mất dần định kiến. Trang 33

- Trị liệu cá nhân, trị liệu nhóm: Đây là phương pháp nhằm nâng cao khả năng tri giác xã hội cho các cá nhân và nhóm. Quá trình trị liệu sẽ giúp cá nhân nhận thức đúng hơn về bản thân, về người khác cũng như hoàn thiện hơn nhận thức xã hội của mình. Qua trị liệu cá nhân, trị liệu nhóm sẽ góp phần ngăn chặn quá trình hình thành định kiến cũng như làm mờ dần những định kiến vốn có của cá nhân do nhận thức của cá nhân đã được hoàn thiện. - Thay đổi hành vi: Phương pháp này chủ yếu là dùng pháp luật và các thiết chế xã hội để điều chỉnh, thay đổi hành vi (mang tính định kiến) của các cá nhân. - Tiếp xúc trực tiếp nhóm: Sự tiếp xúc trực tiếp giữa các nhóm cũng có thể giúp ngăn chặn và làm mờ dần định kiến giữa các nhóm. Bởi qua sự tiếp xúc trực tiếp các nhóm sẽ nhận thức đúng đắn hơn về “địch thủ” của mình. Tuy nhiên, sự tiếp xúc giữa các nhóm muốn có hiệu quả cũng cần tuân theo một số những nguyên tắc nhất định: + Những nhóm tác động phải ngang bằng nhau về địa vị, vị thế xã hội. + Các nhóm phải tương trợ nhau. + Sự tiếp xúc giữa các nhóm phải chính thức (ràng buộc, trói buộc lẫn nhau) + Sự tiếp xúc phải có bối cảnh, các quy tắc, các nhóm như nhau + Các nhóm ảnh hưởng lẫn nhau theo cách cho phép phản đối những hành vi tiêu cực. + Nhìn nhận từng thành viên của nhóm bạn như là tiêu biểu của nhóm đó. 2.5.Kết luận: Như đã trình bày ở phần trước, định kiến xã hội là một kiểu thái độ tiêu cực – bất hợp lý đối với người khác dựa trên những nhận thức thiếu căn cứ, phiến diện và một chiều của chủ thể là người mang định kiến. Chính từ định kiến có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trong các mối quan hệ xã hội (phân biệt đối xử trong gia đình, kỳ thị chủng tộc, xung đột tôn giáo…). Do đó, xoá bỏ định kiến là một yêu cầu rất thiết thực mà xã hội đặt ra, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà khoa học mà trước hết là những nhà tâm lý học phải đi sâu tìm hiểu và đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết nó.

3. Ảnh hưởng xã hội 3.1. Khái niệm ảnh hưởng xã hội 3.2.1. Định nghĩa Ảnh hưởng xã hội là một trong những cơ chế căn bản được tâm lý học xã hội quan tâm nghiên cứu. Ảnh hưởng xã hội chỉ một cách rất rộng tới cái hành vi của một Trang 34

người trở thành một chỉ dẫn định hướng cho hành vi của một người khác. Do đó, có thể nói rằng ảnh hưởng xã hội bao trùm tất cả những gì tạo ra một thay đổi về hành vi dựa vào những sức ép chi phối trong một bối cảnh nhất định. Ảnh hưởng xã hội theo nghĩa rộng là sự tác động (của tự nhiên – xã hội) để lại kết quả trên các sự vật, hiện tượng hay con người. Ảnh hưởng xã hội là sự tác động bằng các hình thức khác nhau trong một quá trình tương tác làm thay đổi các đặc điểm tâm lý (đó là các quan điểm, quan niệm, thái độ, biểu hiện hành vi của người bị tác động) Tâm lý chung là bản chất của ảnh hưởng xã hội: nghiên cứu sự tác động, tương tác giữa con người với con người. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa người với người trong quá trình giao tiếp là nhân tố hình thành tâm lý chung của các nhóm xã hội, là đối tượng của tâm lý học xã hội. Vậy, ảnh hưởng xã hội là một quá trình tác động của các cá nhân hay của một nhóm xã hội làm thay đổi hành vi của họ. 3.1.2.Các loại ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng trực tiếp: khi cá nhân mặt đối mặt. Những đặc điểm về tâm lý ứng xử, phong cách ăn mặc, nói chuyện của người này có thể ảnh hưởng đến người kia và ngược lại. Ví dụ như các em học sinh có thể bị ảnh hưởng nhau về cách nói chuyện, hoặc có thể bắt chước nhau quần áo… những người bị ảnh hưởng bởi người khác (đối tượng tiếp xúc trực tiếp) thường là những người có địa vị, học vấn, uy tín, tư cách, trí lực, độ tuổi kém hơn. Cơ chế cho loại ảnh hưởng này chủ yếu là bắt chước, ám thị, đồng nhất hoá, so sánh xã hội. Ảnh hưởng gián tiếp: gồm có: - Ảnh hưởng gián tiếp xác định được: thông qua các chuẩn mực, phong tục, thái độ của nhóm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta (ở đây cần lưu ý rằng: cá nhân không trực tiếp chịu tác động của các yếu tố ảnh hưởng xã hội từ các nhóm xã hội từ các nhóm lớn mà phải thông qua nhóm nhỏ). Trong đó, người lãnh đạo (thủ lĩnh) đóng vai trò quan trọng trong việc làm ảnh hưởng tới các thành viên của nhóm. Nhóm nhỏ là một tập hợp người nhất định, có quan hệ trực tiếp qua lại thường xuyên, liên kết với nhau trong một hoạt động chung, tồn tại trong một khoảng thời gian Trang 35

nhất định. Còn nhóm lớn là tập hợp đông người liên kết với nhau trong quá trình hoạt động sống, tạo ra những giá trị, chuẩn mực và đặc điểm tâm lý chung có khả năng điều chỉnh, định hướng và điều hoà tâm lý, hành vi cá nhân. - Ảnh hưởng gián tiếp không xác định được: bị lây lan, ám thị một cách vô thức. Loại ảnh hưởng này chủ yếu tồn tại trong đám đông. Đám đông là một tập hợp người vì lý do nào đó mà hội tụ lại tại một địa điểm nhất định, vào một thời điểm nhất định. Ví dụ: cổ động viên trên sân vận động, cuộc mít tinh, biểu tình, lễ hội lớn được tổ chức ở sân rộng… Trong đám đông, tình cảm của mọi người được lây lan, được cảm nhiễm, được tích hợp, và do đó, cường độ được tăng lên. Trong ảnh hưởng gián tiếp không xác định được, các cá nhân cũng có thể bị ảnh hưởng một cách không chủ định (bị ảnh hưởng vô thức) bởi cơ chế ám thị. Cơ chế này thường gắn với các hình thức thông tin đại chúng như quảng cáo, đài, báo, ti vi,… 3.1.3. Các đặc điểm của ảnh hưởng xã hội Là một hiện tượng bao quát tất cả các khía cạnh khác nhau của đời sống con người. Trong tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống mỗi người, chúng ta đều nhận thấy “bóng dáng” của ảnh hưởng xã hội. Mỗi cá nhân được sinh ra trong xã hội, trở thành người cũng phải nhờ học hỏi, tiếp thu…từ xã hội. Ngay trong quá trình ấy, và ngay từ khi còn là một đứa trẻ mới lọt lòng, mỗi người đều chịu ảnh hưởng xã hội. Trẻ hình thành cho mình những hoạt động sống đơn giản nhất, đến quá trình phát triển nhân cách, ý thức… đầu tiên thông qua cơ chế bắt chước. Ở những độ tuổi lớn hơn, mỗi người đều chịu ảnh hưởng xã hội nhiều hay ít, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực kia như công việc, quan niệm, nhân cách, ngoại hình. Con người thường không ý thức hết được tác động và sự chịu tác động của các ảnh hưởng cũng như các cá nhân chủ động hay vô tình gây ảnh hưởng ở người khác. Trong cơ chế ám thị, cá nhân thường không dành sự quan tâm đến các thông tin mà người khác muốn ám thị với mình, nhưng sau đó, những thông tin ấy lại đóng vai trò quan trọng trong quan niệm, thái độ, hoạt động của cá nhân. Còn trong cơ chế bắt chước, người được bắt chước có khi không biết rằng mình đã gây ảnh hưởng nhất định đến người khác. Phụ nữ có xu hướng bị ảnh hưởng xã hội nhiều hơn (dễ bị phục tùng hơn). Những người tự ti, ít chịu trách nhiệm bản thân, hệ thần kinh yếu bị ảnh hưởng nhiều. Trang 36

Ảnh hưởng xã hội còn phụ thuộc nền văn hoá, lối sống, mức chịu đựng Ảnh hưởng xã hội có 2 xu hướng: + Hiệu ứng thuận lợi xã hội: Ví dụ: đua xe đạp, nếu hai người đi cùng nhau, hoặc một người đi mà có người khác đuổi theo thì thuận lợi hơn là một người đi xe đạp một mình. Như vậy, sự có mặt của người này làm tăng tính tích cực của người khác. Điều này cũng được áp dụng trong một số ngành sản xuất. Hiệu ứng thuận lợi xã hội chỉ xảy ra khi cá nhân làm những công việc đơn giản, quen thuộc hoặc với người mình yêu thích. Nếu công việc không quen thuộc, thuận lợi, cá nhân làm việc không được tốt. + Hiệu ứng lười biếng xã hội: Khi có một số lượng lớn hơn mức cần thiết để làm công việc chung, sự cố gắng bị giảm đi. Có nhiều người cùng thực hiện một công việc, trách nhiệm của cá nhân giảm đi. Ở đây chúng ta có thể giải thích bằng hiện tượng khuếch tán xã hội: bất kỳ một áp lực nào của nhóm cũng được chia nhỏ cho các thành viên trong nhóm. Vì vậy, khi số thành viên trong nhóm tăng lên, cá nhân thấy nhiệm vụ của mình không cần thiết. Hiệu ứng lười biếng xã hội chỉ xảy ra đối với những cá nhân cho rằng công việc chung không đáng quan tâm, hoặc không có ai kiểm soát, đánh giá. Như vậy, tính khuyết danh, tính mất mình làm cho hiệu quả kém đi. Hiệu ứng lười biếng xã hội thể hiện ý thức trách nhiệm của các cá nhân với hành vi tổ chức của họ. 3.1.4.Ba yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng xã hội Thứ nhất, đó là cường độ quan trọng (hay cường độ tương tác) của nhóm đối với cá nhân. Cường độ tương tác càng mạnh thì ảnh hưởng xã hội càng nhanh, càng rõ rệt. Ngược lại, nếu độ hấp dẫn của nhóm kém đi đối với cá nhân, tần số và cường độ tương tác thấp đi, ảnh hưởng xã hội đến cá nhân cũng giảm theo. Thứ hai, đó là mức độ gần gũi về không gian, thời gian. Nếu khoảng cách càng nhỏ, thời gian càng dài, thì mức độ ảnh hưởng đến cá nhân sẽ lớn hơn. Cơ chế lây lan sở dĩ có thể phát huy mạnh trong đám đông bởi khoảng cách rất ngắn giữa các cá nhân. Trang 37

Thứ ba, đó là số lượng các thành viên trong nhóm (nhóm ít người gây ảnh hưởng xã hội lớn hơn nhóm nhiều người) (theo nghiên cứu nhóm ít người thường là nhỏ hơn 5 người) 3.2.Các cơ chế tâm lý của ảnh hưởng xã hội Các công trình nghiên cứu đã khẳng định: không có một cá nhân nào tồn tại bên ngoài các nhóm xã hội. Trong quá trình giao tiếp, tâm lý của các cá nhân tác động qua lại với nhau, chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau. Hành vi của một người trở thành một chỉ dẫn, định hướng cho hành vi của một người khác. Suy cho cùng đời sống tâm lý của mỗi cá nhân đều ảnh hưởng đến tâm lý nhóm (xã hội) và ngược lại, tâm lý của nhóm lại chi phối tâm lý của từng cá nhân. Tất cả các quá trình đó đều xen kẽ, đan quyện với nhau gọi là ảnh hưởng xã hội hay ảnh hưởng giữa các cá nhân trong quá trình giao tiếp. Các quá trình ảnh hưởng xã hội được thực hiện và thông qua các cơ chế tâm lý: bắt chước, lây lan, ám thị, thoả hiệp, đồng nhất hoá. Đây được gọi là những cơ chế tâm lý đặc trưng nhất của ảnh hưởng xã hội. 3.2.1. Bắt chước Khái niệm: bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó. Có thể thấy biểu hiện của bắt chước ở mọi giai đoạn phát triển khác nhau của cá nhân, đặc biệt ở trẻ em bắt chước giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Nghiên cứu của Tarde G. Người đầu tiên nghiên cứu về bắt chước một cách có hệ thống là Tarde G. được đưa ra trong tác phẩm: “Những quy luật của bắt chước” (1890). Những nét chính trong luận điểm của ông là: - Bắt chước là nguyên tắc nền tảng để xã hội tồn tại và phát triển. Chính nhờ hoạt động bắt chước mà hình thành chuẩn mực và giá trị của nhóm. Bắt chước là trường hợp cá biệt của “quy luật lặp lại thế giới” tổng quát nhất. Nếu trong thế giới động vật quy luật này được thực hiện thông qua di truyền thì trong xã hội loài người quy luật này thực hiện qua hoạt động, hoạt động bắt chước. Bắt chước là nguồn gốc của tiến bộ bởi vì nhờ có cơ chế bắt chước mà các phát minh sáng chế của xã hội loài người duy trì phát triển và khai thác lại. Trang 38

- Bắt chước có tính chất vô ý thức, nó là sự sao chép một cách máy móc các phản ứng bề ngoài của những người khác. Nói cách khác, bắt chước là “phim ảnh” của một bộ não này “chụp lại ảnh” của một não khác. Cũng trong tác phẩm này, ông đã phân ra 4 loại bắt chước: - Bắt chước logic (trí tuệ – ý thức) và phi logíc (cảm tính, phi lý) - Bắt chước hình thức và bắt chước bản chất. - Bắt chước nhất thời (mốt, tâm trạng xã hội) và bắt chước lâu dài (tập quán, phong tục, tín ngưỡng) - Bắt chước lẫn nhau trong phạm vi một giai cấp, một thế hệ và sự mô phỏng, lặp lại giữa các giai cấp, giữa các thế hệ. Nghiên cứu về bắt chước trong tâm lý học lứa tuổi Bắt chước với tư cách là một phương thức tiếp thu các kinh nghiệm xã hội được nghiên cứu nhiều trong tâm lý học lứa tuổi, đặc biệt là trong quá trình phát triển trẻ em. Các nghiên cứu thống nhất rằng, bắt chước là phương thức đặc trưng nhất để trẻ em nhận thức được thực tế và tính hay bắt chước là thuộc tính cơ bản của một nhân cách đang phát triển ở trẻ. Chính nhờ hoạt động bắt chước mà đứa trẻ đã làm chủ được về mặt thực tiễn cái ngôn ngữ tích cực, những hành động sơ đẳng sử dụng đồ vật, những phương thức quan hệ và cung cách xử sự. Mặc dù cùng là hoạt động bắt chước, nhưng đối với trẻ em ở những giai đoạn phát triển khác nhau bắt chước thể hiện qua những hình thức khác nhau để nắm bắt hiện thực: từ sao chép mù quáng các hình mẫu ứng xử của người lớn đến chỗ bắt chước có ý thức, có chọn lọc và có động cơ thúc đẩy. Nói cách khác, bắt chước có những biến đổi về chất và những vai trò khác nhau trong quá trình phát triển của đứa trẻ ở những hoàn cảnh sống nhất định. Ở giai đoạn này thì bắt chước có vai trò chủ đạo trong việc phản ánh hiện thức xã hội, nhưng ở giai đoạn khác thì bắt chước chỉ có vai trò thứ yếu không đáng kể. Những công trình nghiên cứu của các tác giả tâm lý học Xô Viết (cũ) như Becterev V.M, Osy M. V, Kovaliov A.G đã chỉ ra rằng, để thực hiện được bắt chước, đứa trẻ nhất thiết phải đạt được một trình độ phát triển tâm sinh lý nhất định, thông thường là khi đứa trẻ bước vào năm thứ hai của cuộc đời. Trang 39

Các nhà tâm lý học đã mô tả hoạt động bắt chước trong quá trình phát triển của trẻ em như sau: - Từ năm thứ hai cho đến lúc 3 tuổi giai đoạn đầu của sự bắt chước tích cực hay còn gọi là giai đoạn sao chép một cách không có chủ định những hành động bên ngoài và những phản ứng ngôn ngữ của mọi người xung quanh. Đây là giai đoạn mà đứa trẻ bắt chước ngay tại chỗ, trực tiếp những hoạt động của người lớn mà chúng nhìn thấy, chứ không dựa theo trí nhớ ở lứa tuổi lớn hơn. - Đến tuổi mẫu giáo (từ 3 cho đến thời kỳ mẫu giáo lớn), hoạt động bắt chước của trẻ có những biến đổi về nội dung cũng như về hình thức. Hoạt động bắt chước của trẻ ngày càng phức tạp và ngày càng có tính chất trò chơi hơn, đặc biệt là trò chơi đóng vai có nội dung. Trước tiên đứa trẻ làm theo những biểu hiện và đặc điểm hoạt động bên ngoài của người lớn, tái tạo lại trong trò chơi và dần dần bắt chước những biểu hiện của hành vi phản ánh chân thực ý nghĩa của hoàn cảnh. ở tuổi mẫu giáo lớn đã có thêm sự cải biên do trẻ tiếp thu được những kinh nghiệm trước đó, Becterev gọi là bắt chước gián tiếp. - Đến thời kỳ lứa tuổi thiếu niên: các nhà nghiên cứu cho rằng sự bắt chước của trẻ em càng trở nên có ý thức hơn, có chọn lọc hơn và có động cơ thúc đẩy rõ ràng hơn cho dù các yếu tố sao chép một cách không có ý thức vẫn còn tồn tại. Điều quan trọng nhất trong thời kỳ này là có sự chuyển tiếp từ việc bắt chước những biều hiện bên ngoài của người lớn và bạn bè sang bắt chước những phẩm chất bên trong, những đặc điểm tính cách mà trẻ em nhận thức được một cách gián tiếp. Nói cách khác, bắt chước hướng tới sự đồng hoá bề ngoài và đôi khi cả đồng hoá trong bản thân đứa trẻ với một số hình mẫu cụ thể có ý nghĩa đối với chúng. Ví dụ: hình mẫu có thể là thầy cô giáo, bạn bè,.. mà các em yêu quý. - Ở lứa tuổi trưởng thành, hoạt động bắt chước là yếu tố nắm bắt kỹ năng, kỹ xảo trong một số dạng hoạt động nghề nghiệp. Ví dụ: trong thể thao, nghệ thuật,... Như vậy, cùng với sự phát triển của cá nhân, hoạt động bắt chước cũng phát triển và biến đổi theo. Cơ chế bắt chước trong các nhóm xã hội Mỗi cá nhân ảnh hưởng đến các thành viên khác của nhóm trước hết bằng sự hiện diện của chính bản thân mình và cũng chịu sự chi phối, ảnh hưởng của các thành viên Trang 40

khác trong nhóm. Tương tự, sự vận hành của cơ chế bắt chước trong các nhóm xã hội diễn ra như sau: các thành viên trong nhóm bắt chước lẫn nhau và bắt chước thủ lĩnh của mình. Nói cách khác, người ta có thể bắt chước một tập thể, một cá nhân, bắt chước quần chúng và ngược lại... Dollard J. và Miller N.E cho rằng, có 4 nhóm người chính khiến cho người ta thích bắt chước: - Những người lớn tuổi - Những người có địa vị xã hội hơn hẳn - Những người có trình độ trí tuệ hơn hẳn - Những người thành thạo hơn hẳn trong một lĩnh vực thực tiễn nào đó. Nhìn chung, hiểu biết về cơ chế bắt chước có thể giúp ta dễ dàng giải thích nhiều hiện tượng diễn ra trong xã hội cũng như trong sử dụng cơ chế này trong giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội cũng như vào mục đích sản xuất kinh doanh. 3.2.2.Lây lan Khái niệm Lây lan là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý, xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài những tác động qua lại ở cấp ý thức – tư tưởng. Nói cách khác, lây lan là thuộc tính vô ý thức, ngẫu nhiên của cá thể biểu hiện qua việc chuyển toả trạng thái cảm xúc nhất định. Một số nghiên cứu về lây lan Người đầu tiên đưa ra khái niệm lây lan là Lơbon G. Trong tác phẩm “tâm lý học đám đông” (1995), ông cho rằng: Ở bên trong các hệ thống xã hội có tồn tại sự lưu thông tình cảm giữa các cá nhân. Vì vậy, những xúc cảm và ý kiến giao tiếp với nhau được nhân lên và củng cố. Điều đó cho phép giải thích các hiện tượng xã hội xảy ra không chỉ bằng cưỡng bức, mà cả bằng khả năng thu hút của một số giá trị hay ý kiến làm cho các cá nhân làm theo. Như vậy, lây lan tâm lý quy định xu hướng bắt chước một mô hình ứng xử có tác dụng chi phối được lây truyền từ người này sang người khác (Tâm lý học quần chúng – Lơbon. G- sách đã dịch, Hà nội 1958). Theo Mikhailovxki N.K, lực lây lan được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng của đám đông và cường độ cảm xúc được truyền đạt. Trang 41

Theo Mc Dougall .W lý giải quá trình lây lan bằng thuyết “quy nạp thiện cảm”. Theo ông, những biểu hiện của cảm xúc qua điệu bộ, cử chỉ và nét mặt của một số cá nhân sẽ tạo ra sự phản ứng tương tự ở bên cạnh. Đây là bản năng sinh học bầy đàn, vốn rất phổ biến ở động vật. Ollport Ph, lại đề xuất tư tưởng “phản ứng vòng tròn”: cá nhân kích thích người khác bằng hành vi của mình, do nhìn thấy hoặc nghe thấy phản ứng của người kia mà tăng thêm độ hứng khởi. Bằng cách đó cảm hứng của đám đông phát triển, lan toả không ngừng. Parigin B.D cho rằng, lây lan là quá trình chuyển toả tâm trạng nhất định, xuất hiện trong đám đông, thực hiện qua cơ chế thúc đẩy ảnh hưởng cảm xúc lẫn nhau nhiều lần giữa những người tham gia giao tiếp. ở đây cá nhân không phải chịu áp lực chủ ý, có tổ chức, nhưng đơn giản là họ hành động theo hình mẫu ứng xử của ai đó, bị lệ thuộc vào ai đó một cách vô thức. 3.2.3.Ám thị Khái niệm Là tác động tâm lý có mục tiêu nhưng vô căn cứ từ một người đến người khác hoặc nhóm. Nói cách khác, ám thị là sự thay đổi ứng xử của cá nhân do phục tùng vô căn cứ, máy móc, mệnh lệnh đến từ một uy quyền hay một sự ngưỡng mộ nào đó. Những yếu tố quy định hiệu quả của ám thị - Thuộc tính của người ám thị (vị thế xã hội, sức lôi cuốn, ưu thế và ý chí, trí tuệ, tính logic) - Những đặc điểm của người chịu ám thị (mức độ của tính dễ bị ám thị) - Các mối quan hệ được thiết lập giữa người ám thị và người chịu ám thị (tin cậy, uy tín, phụ thuộc) - Phương thức tổ chức thông báo (mức độ có căn cứ, tính chất kết hợp các thành tố logic và cảm xúc, củng cố thêm bằng những tác động khác). Ám thị đặc biệt có hiệu quả khi nó gặp phải miếng đất thuận lợi. Chẳng hạn khi người ta đang rất mong mỏi thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng nào đó, họ thường trở nên cả tin hơn và dễ dàng chấp nhận bất cứ đề nghị nào mà không cần suy nghĩ gì hết. Trang 42

3.2.4.Thoả hiệp Khái niệm Thoả hiệp là cơ chế rất đặc trưng cho cá nhân ở trong nhóm. Đó là sự nhân nhượng của cá nhân trước áp lực thực tế hoặc áp lực tưởng tượng của nhóm thể hiện qua việc cá nhân thay đổi ứng xử và tâm thế của mình phù hợp với đa số. Thoả hiệp xuất hiện trong sự giải quyết những biểu hiện xung đột giữa ý kiến cá nhân và ý kiến nhóm. Khắc phục sự xung đột này dẫn đến có lợi cho nhóm. Mức độ thoả hiệp là mức độ thu phục của nhóm. Từ lâu trong tâm lý học xã hội phân chia ra hai loại thoả hiệp: thoả hiệp bề ngoài hay thoả hiệp hình thức và thoả hiệp bên trong hay thoả hiệp thực tâm. Thoả hiệp bề ngoài là sự quy thuộc của cá nhân để tỏ thái độ đối với ý kiến áp đặt của nhóm, cá nhân chỉ tiếp nhận ý kiến của nhóm mang tính chất hình thức, còn trên thực tế anh ta tiếp tục chống lại ý kiến của nhóm. Thoả hiệp bên trong là sự biến đổi thực sự tâm thế cá nhân do tiếp nhận thật lòng quan điểm của nhóm. Quan điểm của nhóm được cá nhân coi trọng và đánh giá hợp lý, xác đáng và khách quan hơn là quan điểm riêng của cá nhân. Tuy rằng khác nhau về bản chất nhưng cả hai hình thức thoả hiệp này giống nhau ở chỗ là phương thức đặc thù để giải quyết xung đột có ý thức giữa ý kiến cá nhân và ý kiến nhóm, nghiêng về phía có lợi cho nhóm. Hành vi thoả hiệp này được giải thích như là sự phụ thuộc của cá nhân vào nhóm, buộc cá nhân phải tìm kiếm sự thoả thuận thực sự hay giả tạo với nhóm, điều chỉnh hành vi của mình theo cách thể hiện bề ngoài bằng những quy chuẩn xa lạ và không quen thuộc đối với bản thân nhưng lại đáp ứng được yêu cầu của nhóm. Theo Fischer, trong tính thoả hiệp nổi lên ba yếu tố khác nhau: 1/sự tồn tại của những căng thẳng giữa lập trường trước đây của cá nhân và sự thúc ép với mức độ khác nhau từ phía nhóm mà cá nhân phải chịu, 2/ sự tán thành của cá nhân đối với điều anh ta đề nghị, 3/ là kết quả của sự thay đổi ứng xử, bao hàm một mặt, là phủ định một số khía cạnh ứng xử trước đây và mặt khác là khẳng định bản thân mình bằng việc có những ứng xử mới. Các nghiên cứu của Ach S. kết luận rằng: tính thoả hiệp là do hoàn cảnh cô lập của đối tượng mà ra. Nếu phá bỏ được sự cô lập ấy có thể làm giảm bớt tỷ lệ của tính Trang 43

thoả hiệp. Qua các thí nghiệm của Asch S. thấy nổi lên hai loại hành vi của cá nhân trong nhóm: hành vi thoả hiệp và hành vi không thoả hiệp. Nghiên cứu của Petrovxki A.V, theo ông trong nhóm thực tế tồn tại ba loại hành vi của cá nhân chứ không phải hai loại hành vi theo sơ đồ của Asch S. Theo ông, sơ đồ về hành vi của cá nhân trong nhóm bao gồm: - Tính ám thị bên trong nhóm, nghĩa là chấp nhận ý kiến của nhóm mà không có phản ứng - Tính thoả hiệp – hợp đồng bề ngoài một cách có ý thức với sự bất đồng bên trong. - Chủ nghĩa tập thể hay quyền tự quyết tập thể – sự đồng nhất hành vi tương đối nhờ tình đoàn kết có ý thức của cá nhân cùng với những đánh giá và nhiệm vụ của tập thể. Những yếu tố quyết định tính thoả hiệp Nhiều các công trình nghiên cứu lý luận và thực nghiệm chỉ ra rằng, mức độ thoả hiệp phụ thuộc vào hàng loạt nguyên nhân, trong đó có: - Những đặc trưng của cá nhân phải chịu áp lực của nhóm như: giới tính, lứa tuổi, dân tộc, trí tuệ, v.v... - Những đặc trưng của nhóm là nguồn gôc của áp lực như: quy mô, mức độ nhất trí của đa số, nghĩa là sự hiện diện số lượng thành viên của nhóm đi trệch với ý kiến chung. - Những tính chất đặc thù của mối liên hệ lẫn nhau giữa cá nhân và nhóm: vị trí của cá nhân trong nhóm, sự trung thành của cá nhân với nhóm, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân trong nhóm, ... - Hoàn cảnh đặc thù: nội dung, nhiệm vụ, mức độ quan tâm của con người đối với nhiệm vụ đó, sự am hiểu của người đó, ... Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thoả hiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng mức độ quan trọng của mỗi nhân tố lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Do đó, hiểu biết sâu về cơ chế thoả hiệp giúp chúng ta tạo điều kiện cho các thành viên của nhóm phát triển nhân cách cũng như dễ dàng tạo ra sự nhất trí, thống nhất trong nhóm và trong toàn xã hội. 3.2.5.Đồng nhất hoá Khái niệm Theo các nhà nghiên cứu về tâm lý học xã hội, có thể phân chia đồng nhất hoá thành hai quá trình: Trang 44

- Đồng nhất hoá với ý nghĩa là sự nhận biết, nhận dạng cái gì đó, ai đó, chủ yếu được sử dụng trong tâm lý học kỹ sư, tâm lý học tư pháp. Trong phân ngành này đồng nhất hoá được hiểu là một quá trình so sánh, đối chiếu một đối tượng này với các đối tượng khác theo một đặc điểm hay tính chất nhất định, từ đó khái quát, xác lập sự tương đồng giữa chúng. Trong trường hợp đối tượng là con người, đồng nhất hoá thể hiện như một quá trình nhận biết các phẩm chất của người đó. Dựa vào các phẩm chất này, cá nhân có thể bị liệt vào tầng lớp, kiểu loại nhất định nào đó hoặc có thể được nhận dạng đầy đủ và tương đồng với nó. - Đồng nhất hoá với ý nghĩa bắt chước, phỏng theo như nhau đối với ai đó, với cái gì đó. Đây là quá trình nhận thức cảm xúc của một chủ thể khi đồng nhất hoá mình với chủ thể khác, nhóm hay hình mẫu khác một cách vô thức. Nghiên cứu của S. Freud Theo ông, đồng nhất hoá có thể được hiểu như sau: - Sự đồng nhất hoá là hình thức cổ sơ nhất của sự ràng buộc với đối tượng - Vì sự biến đổi thoái hoá, sự đồng nhất hoá chiếm chỗ của sự ràng buộc libido với đối tượng, sở dĩ như vậy là vì đối tượng được đưa vào trong cái tôi. - Sự đồng nhất hoá xuất hiện khi nào một người nhận thấy mình có một nét chung với một người khác, tuy rằng người khác ấy không phải là đối tượng của Libido. Những nét chung càng nhiều và càng quan trọng thì sự đồng nhất hoá càng cao. Nghiên cứu đồng nhất hoá trong tâm lý học xã hội Tâm lý học xã hội nghiên cứu đồng nhất hoá như là một cơ chế xã hội hoá quan trọng nhất. Tiêu biểu cho cách tiếp cận nghiên cứu này là các công trình nghiên cứu của Bandung A, Mead I, Parson T, Kuli Ch,... Trong nghiên cứu của các tác giả này, cơ chế đồng nhất hoá thể hiện trong việc cá nhân tiếp nhận vai trò xã hội khi gia nhập nhóm, cá nhân ý thức về việc có chân trong nhóm, về việc hình thành các tâm thế xã hội,. Theo Fischer, đồng nhất hoá là một quá trình trước hết giống với cơ chế quy gán, đó là toàn bộ những phạm trù hoá cho phép nhận ra những người khác theo dấu hiệu đặc thù và do đó mà đặt họ vào một hiện thực nhất định một cách rõ ràng. Hiện thực này là hệ thống văn hoá của một nhóm hay một xã hội có vai trò quan trọng trong việc

Trang 45

hình thành ở cá nhân sự đánh giá về người khác bao gồm một tập hợp những yếu tố, phẩm chất mà cá nhân (hay nhóm) dùng làm mô hình để đồng hoá. Theo cách nói của Fischer, sự đồng nhất hoá là một quá trình tương tác giữa một lý tưởng về cái tôi, có thể định nghĩa như cái mà cá nhân muốn trở thành hơn cả, và một cái siêu tôi bao bàm một sự quan hệ với những chuẩn mực của môi trường xã hội. Quá trình này diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. Như vậy, theo quan điểm của tâm lý học xã hội, sự đồng nhất hoá quy định toàn bộ các quá trình trong mối quan hệ với môi trường xã hội. Nghiên cứu của tâm lý học hiện đại - Đồng nhất hoá là quá trình chủ thể thống nhất bản thân mình với cá nhân khác hoặc nhóm khác dựa trên mối dây liên hệ cảm xúc và đồng thời chuyển những chuẩn mực, giá trị hình mẫu của họ vào thế giới nội tâm của mình. Điều này có thể nhận thấy trong sự bắt chước công khai hình mẫu, đặc biệt là ở trẻ em trước tuổi đến trường. - Đồng nhất hoá là sự nhìn nhận, hình dung của chủ thể về người khác như sự kéo dài của chính bản thân mình, gán cho người đó những đặc tính, tình cảm và mong muốn của mình. Ví dụ, cha mẹ mong đợi ở đứa con thực hiện những ý tưởng, kỳ vọng của mình. - Đồng nhất hoá là cơ chế tự đặt mình vào vị trí của người khác, dịch chuyển bản thân mình vào phạm vi, không gian và hoàn cảnh của người khác dẫn đến việc đồng hoá ý nghĩa cá nhân của người đó. Kiểu đồng nhất hoá này cho phép mô hình hoá phạm vi có ý nghĩa của đối tượng giao tiếp, đảm bảo quá trình hiểu biết lẫn nhau,... 3.2.6.A dua Khái niệm Biểu hiện đặc biệt của áp lực nhóm tới cá nhân trong tâm lý học xã hội gọi là tính a dua. Chính bản thân từ a dua đã biểu hiện nghĩa thích ứng. Khi nói đến tính a dua là nhằm chỉ đặc điểm tâm lý thuần tuý về vị trí của cá nhân với vị trí của nhóm, cá nhân chấp nhận hay phản đối các chuẩn mực, ý kiến nhất định của nhóm, về mức độ phục tùng của cá nhân do áp lực của nhóm. Đối lập với a dua là sự tự lập, độc lập và vững vàng của cá nhân so với áp lực nhóm.

Trang 46

Nguyên nhân của tính a dua Tính a dua được nhận thấy khi biểu hiện xung đột giữa ý kiến cá nhân và ý kiến nhóm, khắc phục sự xung đột này dẫn đến có lợi cho nhóm. Mức độ a dua là mức độ thu phục của nhóm. Phân loại a dua Từ lâu trong tâm lý học xã hội đã chia ra hai loại a dua: a dua bên trong và a dua bên ngoài. - A dua bên ngoài là a dua khi cá nhân tiếp nhận ý kiến của nhóm mang tính hình thức, còn trên thực tế anh ta chống lại ý kiến của nhóm - A dua bên trong là a dua khi cá nhân hoàn toàn bị ý kiến của đa số thu phục. Loại a dua này là kết quả khắc phục sự xung đột của cá nhân với nhóm và kết thúc bằng sự có lợi cho nhóm. Khi nghiên cứu tính a dua, ta còn nhận thấy một vị trí nữa của cá nhân trong nhóm đó là vị trí độc lập, khi nhóm dùng áp lực của mình tới “cá nhân” anh ta hoàn toàn chống lại áp lực đó và giữ vị trí độc lập của mình. Thí nghiệm của Asch Thí nghiệm điển hình nghiên cứu tính a dua là thí nghiệm của Asch tiến hành năm 1952. Mục đích của thí nghiệm là xác định áp lực nhóm đối với cá nhân. Nhóm viên từ 7 – 9 người xác định độ dài của đoạn thẳng đưa ra. Mỗi người nhận được hai phiếu, một ở tay phải, một ở tay trái. Phiếu ở tay trái kẻ một đoạn thẳng, phiếu ở bên tay phải kẻ 3 đoạn thẳng, một trong 3 đoạn có độ dài bằng phiếu ở tay trái. Hai đoạn còn lại: một cái dài hơn, một ngắn hơn. Người tiến hành thí nghiệm đề nghị nghiệm thể xác định đoạn thẳng nào ở bên tay phải có độ dài bằng đoạn thẳng ở bên tay trái. Bài tập này được thực hiện một cách riêng rẽ và tất cả đều giải đúng. Thí nghiệm được tiến hành tiếp giai đoạn 2: ở giai đoạn này các tác giả sử dụng “phương pháp nhóm giả tạo”. Người tiến hành thí nghiệm đã thoả thuận trước với tất cả các nghiệm thể, trừ một người. Nội dung của thoả thuận là các nghiệm thể sẽ đưa ra câu trả lời không đúng với thực tế: đoạn thẳng bên tay trái ngắn hơn hoặc dài hơn đoạn thẳng bên phải (trong thực tế thì bằng nhau). Một người không được thoả thuận trước

Trang 47

là “chủ thể ngây thơ”. ở giai đoạn 1 cá nhân này giải đúng, sang giai đoạn hai thì kết quả như sau: trong số 123 chủ thể ngây thơ thì 37% (khoảng hơn 1/3) đưa ra câu trả lời sai, họ đã trả lời là ý kiến của nhóm đã áp đảo rất mạnh. Sau thí nghiệm của mình, Asch đã chia ra hai loại hành vi của cá nhân: hành vi a dua (tiếp nhận ý kiến của tập thể mà không có phản ứng) và hành vi không a dua (không tiếp nhận ý kiến của tập thể). 3.2.7. Kết luận chung: Có thể nói, các cơ chế tâm lý trên là tiêu biểu cho quá trình ảnh hưởng qua lại giữa cá nhân và xã hội. Các cơ chế tâm lý xã hội này được coi là phương thức phản ánh thực tế nhờ đó mà cá nhân thích nghi được với môi trường xã hội, học cách chung sống, hợp tác với mọi người xung quanh. Nói cách khác, các cơ chế tâm lý xã hội giữ một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, bổ sung và làm phong phú thêm vốn tâm lý xã hội này cho phép chúng ta ứng dụng chúng vào nhiều lĩnh vực đa dạng của thực tiễn đời sống xã hội. 4. Liên hệ xã hội 4.1.Khái niệm liên hệ xã hội - Liên hệ xã hội là đặc trưng xã hội, thể hiện khả năng chung sống tạo thành xã hội của mỗi cá nhân. - Liên hệ xã hội là những hình thức tác động khác nhau của con người (cá nhân) trong xã hội, nó ảnh hưởng đến ứng xử của cá nhân. - Liên hệ xã hội là liên hệ cho phép một sự liên lạc với những người khác và với môi trường xung quanh, phương diện thiết lập là các hình thức giao tiếp (ngôn ngữ, cử chỉ) - Liên hệ thuộc trong nhóm nào đó mà cá nhân tồn tại. - Cấu trúc xã hội của các liên hệ xã hội nó phụ thuộc vào chuẩn mực mà cá nhân đang nằm trong đó, nó phụ thuộc vào sự vận động của từng cá nhân, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đang ở trong đó. Ngoài ra, nó còn có các điều kiện: hệ thần kinh, hình thể. Khái niệm liên hệ xã hội có liên quan đến khái niệm tham dự. Tham dự là một yếu tố giúp cá nhân xác lập được các liên hệ xã hội. Bản thân từ tham dự nó chỉ rõ bản

Trang 48

chất của mỗi con người. Đó là một thực thể tồn tại với người khác, tồn tại với cái bên ngoài. Tham dự là một nhân tố tạo thành các liên hệ xã hội, thể hiện tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân, thể hiện khả năng hoà nhập xã hội, lòng mong muốn được đánh giá từ xã hội. *Cơ chế của sự tham dự - Sự phụ thuộc lẫn nhau trong đó sự có mặt người khác là cần thiết để mỗi người theo đuổi mục đích riêng của mình. Tham dự xã hội nó xuất hiện như là một sự tìm kiếm cần thiết những liên hệ đối với người khác. *Tham dự xã hội xuất hiện khi nào? Khi cá nhân rơi vào một hoàn cảnh, sự kiện họ không làm sao hiểu được nhưng họ có nhu cầu muốn hiểu thì cơ chế tham dự được xuất hiện. Tham dự xuất hiện nhằm tìm kiếm một sự lý giải hoặc một sự giải thích. Hoặc tham dự xuất hiện khi cá nhân ở trong tâm trạng lo âu, khi cá nhân bị sợ hãi không làm chủ được bản thân. Trong hoàn cảnh lo âu, thì cá nhân có xu hướng tìm các liên hệ đối với những người khác. Đặc điểm này nó thể hiện bản chất của tham dự là tìm kiếm các liên hệ xã hội. 4.2. Những cơ sở của việc hình thành liên hệ xã hội 4.2.1. Những gắn bó thời thơ ấu là cơ sở của các liên hệ xã hội của mỗi con người. Là một liên hệ tình cảm giữa các cá nhân dựa trên những giá trị, ý nghĩa của người này với người kia. Việc gắn bó thời thơ ấu nó liên quan rất nhiều đến bản năng. Có hai xu hướng nghiên cứu về sự gắn bó thời thơ ấu; - Coi gắn bó như là một liên hệ xã hội có tính bản năng - Gắn bó là một liên hệ đáp lại sự quan tâm, chăm sóc của người khác Lý luận của Bowly (1969) đã tổ hợp 2 quan điểm này lại: theo ông, sự gắn bó một liên hệ xã hội có tính bản năng dựa vào những năng lực bẩm sinh ở trẻ em, những năng lực nó được thực hiện để đáp lại những chăm sóc của người mẹ đối với nó. Như vậy sự gắn bó xuất hiện như một hành vi tương tác nhằm thiết lập liên hệ với những người từng mang lại cho trẻ một số chăm sóc và chú ý nào đó. Thí nghiệm của Harlow (1958), Hai con khỉ mẹ (trong đó một con có thể cho bú nhưng có gai ở xung quanh mình, một con có thể không cho bú nhưng mặc áo mềm).

Trang 49

Con khỉ con chỉ đáp lại tình cảm của con khỉ thứ hai mà chỉ đói nó mới tìm đến khỉ mẹ thứ nhất. Như vậy, từ thí nghiệm này đi đến kết luận: + Gắn bó là một liên hệ xã hội mang tính bản năng dựa vào năng lực có tính bẩm sinh của trẻ nhỏ và năng lực này được thực hiện để đáp ứng lại những chăm sóc chú ý của người khác đối với trẻ. + Gắn bó là một cấu trúc tâm lý đầu tiên của liên hệ x• hội được thiết lập từ 2 yếu tố: chăm sóc về mặt thể chất và yên ổn về mặt tình cảm. Từ những kết luận này về sự phát triển liên hệ ở trẻ nhỏ ta thấy có một sự tương quan giữa chất lượng của những gắn bó (đã trải qua từ thời thơ ấu của mỗi con người) và khả năng thiết lập những liên hệ gắn bó (ở tuổi trưởng thành). Những đứa trẻ mồ côi bị tách biệt với bố mẹ thì nó có những biểu hiện hoặc là dửng dưng với người xung quanh (tức là nó không có sự khác nhau giữa người thân và người lạ); hoặc nó bộc lộ khát khao với người khác một cách không bình thường (lãnh cảm – trầm ngâm). Cả hai đều dẫn đến thích nghi xã hội kém. 4.2.2.Khía cạnh xã hội hoá Xã hội hoá có nghĩa là sự bước vào các liên hệ xã hội. Xã hội hoá trong tâm lý học được xem là một quá trình luyện tập và hoà nhập vào xã hội thông qua những liên hệ. Xã hội hoá phụ thuộc vào các nhu cầu: - Nhu cầu về sự gia nhập: Đó là một xu hướng cơ bản để tìm kiếm những liên hệ, những tiếp xúc. Mỗi cá nhân gia nhập vào xã hội là do anh ta có nhu cầu được sống trong xã hội đó (có thể là do lịch sử lôi kéo). Đó là nhu cầu muốn tồn tại, muốn khẳng định, muốn thừa nhận ở người khác. - Nhu cầu kiểm soát: nó xuất hiện muộn hơn khi mỗi cá nhân nhập tâm, làm chủ được các chuẩn mực xã hội, để đạt được sự độc lập trong tư duy và hành động. Nhu cầu này xuất phát từ việc cá nhân luôn muốn tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng để có thể làm chủ được cái thế giới hiện thực để kiểm soát. - Nhu cầu tình cảm: chủ yếu là được thiết lập mang tính tay đôi đó là nhu cầu mong muốn được quan tâm, chú ý đến người khác và được đáp ứng lại. Trang 50

Kết luận: Nói tóm lại, xã hội hoá được thực hiện ở những đứa trẻ thông qua những liên hệ mà nó thiết lập từ thời tấm bé, những người xung quanh để dần dần nó tự phát hiện ra chính mình, khẳng định cái chí của mình trong nhóm. Nó hoà nhập vào cuộc sống. Một cá nhân trở thành một con người mang bản chất xã hội nó được diễn ra thông qua các quá trình liên hệ xã hội. Xã hội hoá vừa là nguyên nhân vừa là kết quả. 4.3.Những yếu tố quy định liên hệ xã hội 4.3.1.Sự gần gũi Là một yếu tố kích thích cho việc thiết lập các môi liên hệ xã hội với những người xung quanh. Các nghiên cứu về xã hội thực nghiệm chỉ ra rằng liên hệ xã hội có xu hướng được tăng lên khi khoảng cách địa lý được giảm đi. Như vậy, gần gũi là một trong những yếu tố kích thích cho việc thiết lập liên hệ xã hội. Các cá nhân càng có cơ hội gặp nhau thì càng có khả năng muốn liên hệ với nhau. Bởi vì bản chất của sự gần gũi của sự liên hệ thường xuyên sẽ tạo nên sự thân thuộc. Tần suất gặp gỡ nhau thường xuyên sẽ tạo nên sự thân thuộc từ đó sẽ hình thành nên các liên hệ xã hội. 4.3.2. Sự giống nhau – bổ sung Là hai yếu tố tạo nên các liên hệ xã hội Giống nhau: Được xem như là yếu tố tương đồng (sở thích, ý kiến, lợi ích,..). Sự giống nhau này là điều kiện để hình thành lên các liên hệ xã hội. Xét từ góc độ bản chất tâm lý xã hội thì con người luôn có xu hướng tìm kiếm những người giống mình trong xã hội. Chính sự tìm kiếm đã tạo nên các liên hệ xã hội. Những nghiên cứu của tâm lý học xã hội đã chỉ ra các cá nhân chỉ thường tìm xem với những người có cùng ý kiến với mình, liên hệ xã hội phát triển tốt khi mà lĩnh vực đồng ý kiến càng cao. Sự giống nhau về ý kiến dẫn đến sự yêu thích nhau. Người được ưa thích hơn cả trong tập thể là những người có ý kiến gần gũi với nhiều người. Xét ở góc độ tâm lý, những đặc điểm nào trong sự giống nhau về các ý kiến đã dẫn đến sự liên hệ, thân thiết gặp gỡ. + Sự giống nhau ấy sẽ làm tăng thêm sự tôn trọng ở bản thân với ý nghĩ rằng ý kiến của mình được người khác thừa nhận trong xã hội. Trang 51

+ Sự giống nhau kích thích những hưng phấn tích cực trong việc tìm kiếm cái liên hệ tương đồng, vì họ cho rằng người nào giống ý kiến mình họ sẽ tán thành ủng hộ cho mình. Vì vậy cá nhân chủ động đi tìm kiếm các liên hệ tương đồng. + Sự giống nhau giữa các cá nhân (hình thể, ý kiến) làm nảy sinh một ý nghĩ ngấm ngầm vô thức. Từ đó, người nào có nét giống mình, gần gũi với mình sẽ làm cho liên hệ xã hội phát triển. Ngoài sự giống nhau, các nhà tâm lý học xã hội cũng nghiên cứu về sự khác nhau, trái ngược nhau (bổ sung) cũng tạo nên các liên hệ xã hội. Các nghiên cứu đã đi đến kết luận: bổ sung là duy trì các liên hệ xã hội. Nếu như “giống nhau” đóng vai trò tạo nên liên hệ xã hội thì bổ sung là một nhân tố của quan hệ xã hội nó tạo sự ưa thích, hấp dẫn vì nó đem lại những yếu tố, đặc điểm mà cá nhân không có, họ cần. Bổ sung xuất hiện như là một cơ chế bù đắp những gì thiếu hụt của các cá nhân tạo nên một sự liên hệ phát triển. 4.3.3. Sự hấp dẫn thể chất (yếu tố phi lý) - Là một giá trị tạo nên các liên hệ xã hội - Sự hấp dẫn hình thể đã quy định các liên hệ xã hội giữa các cá nhân và có ảnh hưởng đến sự đánh giá. - Hấp dẫn hình thể nó có tính chất phi lý trong các phán xét của chúng ta đối với người khác. Các thực nghiệm cho thấy: Trung bình những người có hình thể hấp dẫn ở Mỹ có thu nhập gấp 3 lần so với những người ít hấp dẫn. Ở Mỹ, thu nhập của người hình thể hấp dẫn cao hơn những người có hình thể ít hấp dẫn và những người khác. Vì thế, vẻ đẹp của con người tự nó trở thành yếu tố để đánh giá xã hội hoặc tạo nên các liên hệ xã hội. 4.4.Các hình thức liên hệ và các mức độ liên hệ 4.4.1.Các hình thức liên hệ - Hình thức liên hệ cá nhân: phụ thuộc vào cá tính của mỗi người, phụ thuộc vào tâm trạng. Ở hình thức này cá nhân chỉ đại diện cho mình, các hành vi, cử chỉ, thái độ cá nhân tham dự vào các liên hệ và quy định các yếu tố này. - Hình thức liên hệ theo chuẩn mực (tổ chức) Cá nhân đóng vai trò đại diện cho một nhóm, tổ chức nào đó vì vậy các hành vi ứng xử của anh ta là theo các vai mà họ đóng. Trong hình thức liên hệ này các cá nhân Trang 52

phải ứng xử, thực hiện các liên hệ theo quy định của xã hội. Tự liên hệ nó phân hoá đẳng cấp xếp đặt theo thứ bậc. Nó không phụ thuộc vào đặc điểm của cá nhân, nó phụ thuộc vào thứ bậc. - Liên hệ mang tính toàn xã hội Các giá trị của cá nhân ở mỗi giai đoạn lịch sử có quy định bởi các đặc điểm chung điển hình của thời đại như : chúng ta thuộc dân tộc, thời đại, giai cấp nào, đặc trưng về giới tính,… Tất cả các yếu tố này tạo khoảng cách về văn hoá khác nhau, nó mang dấu ấn trong liên hệ thể hiện trong ngôn ngữ, phong cách sống, ăn mặc v.v.. Nó tạo nên hình mẫu về các hành vi tương ứng chung được mọi người theo. Nó đưa vào trong liên hệ xã hội tạo nên đặc trưng xã hội. Tóm lại, các liên hệ đều mang đặc điểm cá nhân, nhóm, xã hội. Trong các liên hệ của con người thì cấu trúc thứ bậc có ảnh hưởng rất lớn trong kết quả giao tiếp, liên hệ. Nó phụ thuộc vào vị trí xã hội của chúng ta. Vị trí càng cao nó quy định giá trị càng lớn. Thực chất liên hệ trong xã hội đó là việc thực hiện một hệ thống quyền lực. Các liên hệ xã hội đều bị quyền lực tham gia vào, nó ảnh hưởng đến các kết quả liên hệ. Quyền lực là một ảnh hưởng của cá nhân hay nhóm xã hội khi áp đặt quan điểm của mình lên người khác, quyền lực cũng được hiểu như là một sức mạnh tinh thần, sức mạnh gây ra sự cưỡng bức khác nhau đối với người khác. Xét về mặt xã hội ai cũng có thể gây ra quyền lực. 4.4.2.Các mức độ liên hệ trong xã hội - Tiếp xúc số không (zêro): là mức thống nhất của liên hệ xã hội. Nó được thực hiện bằng việc bắt đầu, các cá nhân lần đầu gặp gỡ nhau. Các cá nhân đối diện nhưng không biết về nhau, chỉ ý thức đơn phương. Người này chú ý đến người kia và phản ứng lại, phụ thuộc vào khả năng tri giác đầu tiên. - Liên hệ xã giao hời hợt giữa các cá nhân giúp cho nhau tồn tại. Phần lớn chúng ta đều có liên hệ này: trao đổi đồng nghiệp, chuyện trò với những người sống cùng nhau. Nó không giúp chúng ta nhận thức xúc cảm, tình cảm mà chủ yếu giúp duy trì cuộc sống của con người. - Liên hệ tương hỗ: Nó thể hiện các mức độ khác nhau. Thân thiết chia sẻ cho nhau từng vấn đề có liên quan đến cuộc sống chung trên cơ sở đó trở thành mối liên hệ gắn bó lẫn nhau. Trang 53

Ở mức cao hơn, là nó ràng buộc gắn bó lẫn nhau thể hiện ở việc làm, ý nghĩ của người này trở thành trách nhiệm, tình cảm của người khác. ở các cá nhân thì đều có các liên hệ này. Ở mức độ cao hơn thì các liên hệ nó càng hẹp lại. 5.Thái độ xã hội 5.1.Một số quan điểm về thái độ Những người đầu tiên sử dụng khái niệm thái độ như một đặc tính quan trọng của các vấn đề xã hội là hai nhà tâm lý học Mỹ: Thomas và Znaniecki. Theo hai ông thì thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị. Allport cho rằng, thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm sử dụng sự điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động trong phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà nó có mối quan hệ. Newcome cho rằng thái độ của một cá nhân đối với một khách thể nào đó là thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể liên quan. Đó là sự sẵn sàng phản ứng. Những gì mà chúng ta tin là đúng và có một thái độ nhất định về một khách thể nào đó hay một nhóm nào đó sẽ đóng một vai trò hiển nhiên trong việc quy định sự sẵn sàng phản ứng theo một cách thức nhất định của chúng ta. Các nhà Tâm lý học Xô Viết (cũ) cũng nghiên cứu rất sâu về vấn đề thái độ xã hội, tiêu biểu là Uznatze (với học thuyết tâm thế xã hội) và Iađop (thuyết định vị). Thuyết tâm thế xã hội Khái niệm thái độ hay nhiều người dịch là tâm thế trong học thuyết của Uznatze được ông hiểu là “sự biến dạng hoàn chỉnh của chủ thể”, là trạng thái sẵn sàng hướng tới một hoạt động nhất định, là cơ sở của tính tích cực có sự lựa chọn của chủ thể. Tâm thế xuất hiện khi có sự lựa chọn của chủ thể. Tâm thế xuất hiện khi có sự hội ngộ của hai yếu tố: nhu cầu và hoàn cảnh thoả mãn nhu cầu. Ông dùng khái niệm tâm thế với tư cách là khái niệm trung tâm, nhưng lại là cái vô thức để giải thích hành vi của con người. Nhiều tác giả đã phê phán quan điểm này của ông vì chỉ đề cập đến quá trình hiện thực hoá các nhu cầu sinh lý đơn giản mà không tính đến các hình thức hoạt động phức tạp, cao cấp của con người. Ông không tính đến sự tác động phức tạp của các yếu tố xã hội trong việc quy định hành vi con người cũng như vai trò của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội. Trang 54

Thuyết định vị Iadob nghiên cứu vai trò của thuyết định vị trong hành vi xã hội của nhân cách. Ông cho rằng con người có một hệ thống các tổ chức định vị khác nhau phức tạp và hành vi của con người bị điều khiển bởi các tổ chức đó. Các định vị này được tổ chức theo 4 bậc, mức độ khác nhau. + Bậc một: bao hàm các tâm thế bậc thấp (như quan niệm của Uznatze), hình thành trên cơ sở các nhu cầu và tình huống đơn giản nhất. + Bậc hai: các định vị phức tạp hơn, được hình thành trên cơ sở và các tình huống giao tiếp của con người trong các nhóm nhỏ. + Bậc ba: các định vị mà trong đó định hướng chung của các sở thích được hình thành trong các lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể. + Bậc bốn: bậc cao nhất hình thành nên hệ thống định hướng giá trị của nhân cách, nó điều chỉnh hành vi và hoạt động của nhân cách trong những tình huống mà tính tích cực xã hội có giá trị nhất định đối với nhân cách. 5.2.Bản chất của thái độ xã hội Thái độ xã hội được hiểu là: - Trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh - Thể hiện sự sẵn sàng phản ứng - Có tổ chức - Dựa trên kinh nghiệm trước đó - Có ảnh hưởng điều khiển và tác động tới hành vi Qua đây có thể thấy rõ sự phụ thuộc của thái độ xã hội và vai trò điều chỉnh hành vi rất quan trọng của nó. 5.2.1.Đối tượng của thái độ Đối tượng của thái độ có thể là tất cả những gì tồn tại trong thế giới vật chất và tinh thần mà chúng ta đang sống: người khác, một nhóm người, một tổ chức, một sự kiện,… có khi là thái độ về chính bản thân mình. 5.2.2.Chức năng của thái độ - Chức năng thích nghi xã hội: Thái độ hướng chúng ta tới các đối tượng có thể giúp đạt được các mục đích kinh tế, xã hội của mình. Áp lực nhóm thường rất lớn, nó làm cho chúng ta có xu hướng thoả hiệp hoặc theo khuôn phép, a dua. Bằng cách có Trang 55

một thái độ được mọi người ủng hộ hay chấp nhận được chúng ta dễ dàng đạt được mục đích hơn, dễ được thưởng và tránh bị trừng phạt hơn. - Chức năng kiến thức: Nhờ có thái độ mà chúng ta biết cách thức phải ứng xử như thế nào trong các tình huống khác nhau một cách giản đơn, tiết kiệm thời gian và sức lực. - Chức năng biểu hiện: Thái độ xã hội là phương tiện giúp con người thoát khỏi các căng thẳng nội tâm và thể hiện mình như là một nhân cách. - Chức năng tự bảo vệ: Trong những tình huống xung đột (giữa các suy nghĩ, niềm tin, có khi là giữa thái độ và hành vi). Chúng ta thường tìm cách tự bào chữa, tìm lý do giải thích thậm chí tìm người nào đó khác chịu trách nhiệm thay mình hoặc hợp lý hoá hành vi của mình. Quá trình này dẫn đến sự thay đổi thái độ tương ứng. Thái độ mới sẽ giúp chúng ta giảm bớt sự “bất đồng” nội tâm. 5.2.3.Các thành tố của thái độ Thái độ xã hội có thể thực hiện được các chức năng trên là nhờ có một cấu trúc phức tạp. Các nhà Tâm lý học xã hội đã phân biệt và nghiên cứu 3 bộ phận cấu thành của nó như sau: - Nhận thức: là kiến thức của cá nhân về đối tượng của thái độ cho dù kiến thức đó có tương ứng hay không tương ứng, tức là có đúng hay không đúng. - Tình cảm: là các cảm xúc, tình cảm của cá nhân đối với đối tượng của thái độ xã hội. - Hành vi: Đó là hành động hay ý định hành động mà bạn sẽ ứng xử với đối tượng. 5.3.Sự hình thành thái độ Thái độ được hình thành trong quá trình phát triển của cá nhân. Những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển thái độ là nhu cầu của cá nhân, thông tin, giao tiếp trong nhóm và nhân cách của cá nhân. 5.3.1.Thái độ được hình thành trong quá trình thoả mãn nhu cầu Con người hình thành và phát triển các thái độ nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình. Người ta sẽ hình thành các thái độ tích cực đối với các khách thể có lợi, tiêu cực đối với các khách thể có hại cho họ trên con đường đạt tới mục đích nào đó để thoả mãn các nhu cầu nhất định của họ. Thực tế cho thấy, thái độ có thể phục vụ cho nhiều

Trang 56

mục đích khác nhau. Và như vậy, các nhu cầu khác nhau có thể hình thành nên một thái độ. 5.3.2.Thái độ được hình thành bởi các thông tin Nếu chúng ta không biết thông tin, hoặc biết rất ít về một sự vật hiện tượng nào đó thì chúng ta không thể hiện thái độ đối với nó. Với mọi người nguồn thông tin chính thức qua các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành thái độ, dư luận cũng như thay đổi hành vi của các nhóm dân cư. 5.3.3.Giao tiếp nhóm là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình hình thành thái độ. Mỗi cá nhân là thành viên của nhiều nhóm khác nhau. Thái độ của anh ta thường phản ánh niềm tin, giá trị, chuẩn mực của nhóm mà anh ta là thành viên. Sự khác nhau giữa thái độ của các nhóm khác nhau một phần là do niềm tin của họ khác nhau. Thái độ đối với Thượng đế, chẳng hạn của trẻ em trong các gia đình theo một tôn giáo nào đó thường khác với thái độ của trẻ em trong các gia đình mà các em là thành viên là người vô thần. Giá trị mà cả nhóm theo đuổi chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới việc hình thành thái độ các thành viên của nhóm đó. Chuẩn mực nhóm không chỉ xác định hành vi nào là đúng hoặc sai mà còn xác định thái độ nào là “đúng”, “sai” nữa. Các nhà tâm lý học xã hội đều cho rằng vai trò của các nhóm, nhất là nhóm nhỏ (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,...) trong việc hình thành ý thức cá nhân là cực kỳ quan trọng. Nhưng cá nhân không tiếp nhận thái độ phổ biến trong nhóm một cách bị động mà việc đó diễn ra một cách có chọn lọc trong quá trình thoả mãn nhu cầu của anh ta. 5.4.Thái độ và Hành vi Vài thập kỷ gần đây, các nhà xã hội học đã bàn luận về vai trò của thái độ như là sự báo trước (xu hướng) của hành vi tương ứng với mục đích của thái độ Irving Crespi đã nhắc tới trong tác phẩm “President Address” với Hiệp hội Mỹ cho những nghiên cứu về quan điểm của công chúng (dư luận xã hội), ông cho rằng: “rất khó để thấy được bất cứ lời nhận xét, tranh luận nào của những người nghiên cứu thái độ, những người mà đã không thừa nhận sự tồn tại của mối quan hệ hợp pháp giữa thái độ và hành vi” Trang 57

Một quan điểm rất chắc chắn về những nghiên cứu đã được tích luỹ từ những nghiên cứu trước đây của Lapiere năm 1930 và nửa sau thập kỷ 60 đã hướngWicker tới việc khẳng định một cách chính xác nhất rằng: thái độ chiếm khoảng 10% sự đa dạng của hành vi (tức là nó chi phối xu hướng của hành vi) Deutscher (1966, 1973) đã phát triển xa hơn trong các tranh luận rằng không có lí do mang tính lí luận nào mong muốn tìm thấy sự phù hợp giữa thái độ và hành vi, và trên thực tế, tất cả mọi lí do đều mong đợi sự khác biệt giữa hai yếu tố. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý với quan điểm này. Thực tế, năm 1969, Warner và Deufler đã rất quan tâm tới cuộc tranh luận mà đã mang lại kết quả là 3 định đề hơn là những quan điểm mong đợi sự khác biệt. Thuật ngữ đầu tiên “định đề của sự chắc chắn”, được dựa trên sự giả định rằng những thái độ có thể được sử dụng như những chỉ dẫn phù hợp cho xu hướng hành vi mà con người sẽ bộc lộ khi phải đương đầu (tiếp xúc) với mục đích (đối tượng) của thái độ. Cohen cũng rất quan tâm tới giả thuyết này, ông đã khẳng định rằng, hầu hết mọi người đều xem xét, nhìn nhận thái độ như một xu hướng của hành vi, “như là những yếu tố quyết định việc con người sẽ hành động như thế nào trong các công việc hàng ngày” (1964). Mặc dù ở một vài nơi, quan điểm này vẫn còn rất phổ biến nhưng không có một vấn đề nào được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Quan điểm thứ hai, định đề của sự đa dạng độc lập, cho rằng: không có một lí do hợp lý nào thừa nhận thái độ có mối quan hệ phù hợp với nhau. Deutscher đã bác bỏ mối quan hệ đã được thừa nhận giữa thái độ và hành vi. Turner (1968) đã tiến bộ hơn khi coi khái niệm thái độ, một cách cổ điển như một xu hướng của hành vi. Tuy nhiên những đồng tình với quan điểm này cũng rất hạn chế. Sự nhất trí một cách chung chung rằng: mặc dù chúng ta thường quan sát được những mâu thuẫn (mang tính kinh nghiệm) giữa thái độ và hành vi nhưng cả hai yếu tố này không hoàn toàn độc lập với nhau. Quan điểm thứ ba, định đề của sự khẳng định một cách ngẫu nhiên, đã kết hợp hai quan điểm trên. Theo quan điểm này, hành vi xuất hiện sẽ bị ảnh hưởng bởi thái độ của những người có liên quan với những nhân cách khác nhau và các yếu tố hoàn cảnh xã hội. Định đề này đúng với định nghĩa thái độ mà chúng ta đã đưa ra ở phần đầu của chương này. Trang 58

Một cuộc điều tra về những nghiên cứu về thái độ và hành vi, trong 3 thập kỷ sau Lapiere cho thấy, hầu hết các nghiên cứu mà chúng ta đã thực hiện chỉ tập trung vào yếu tố thái độ trong việc dự đoán hành vi, mặc dù bỏ qua những quan điểm được khẳng định một cách không chắc chắn. Các kết quả chỉ ra rằng, bản thân thái độ không phải là những tiên đoán chính xác, hiệu quả của hành vi. Tuy nhiên vào cuối những năm 50, Defleur và Westire (1958) bắt đầu nhận ra vai trò quan trọng của các yếu tố khác có ảnh hưởng tới mối quan hệ thái độ và hành vi. Họ đã rất nỗ lực để lý giải hành vi của những chủ thể mà đã bộc lộ hành vi một cách không chắc chắn. Defluer và Westire đã tranh luận rằng việc thiếu mối quan hệ chặt chẽ giữa thái độ bằng lời nói và hành vi công khai có thể được lí giải bằng thuật ngữ (từ ngữ) về sự ràng buộc xã hội đã ngăn con người khỏi những hành động không thuyết phục. Ví dụ: một người có thể rất thành kiến với người da đen nhưng khi họ được Sếp giới thiệu với một người da đen, họ sẽ ứng xử một cách tử tế (tốt). Mặc dù thái độ của anh ta cho thấy trước rằng anh ta sẽ từ chối bắt tay người da đen, nhưng những ràng buộc xã hội được đưa ra bởi sự hiện diện của Sếp đã ngăn anh ta khỏi việc kiểm soát được thái độ của mình. Hầu hết những nhà nghiên cứu thái độ hiện nay đều bị ảnh hưởng bởi quan điểm này và cố gắng để bao quát cả những ràng buộc mang tính tình huống khi hiểu mối quan hệ thái độ và hành vi. Điều này lần lượt dẫn đến 2 xu hướng phát triển chính, mang tính truyền thống, trong nghiên cứu tâm lý học xã hội hiện nay về vấn đề thái độ - hành vi. Cách tiếp cận đầu tiên thể hiện ở công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học xã hội Melvin Defleur và những sinh viên của ông. Cách tiếp cận thứ hai là nghiên cứu của nhà tâm lý học Martin Fisfbein và các cộng tác viên. Cả 2 hướng tiếp cận này đều có một vài điểm chung. Họ đều vượt ra khỏi nghiên cứu cho rằng một thái độ đơn nhất quyết định hành vi và nhận ra rằng: vấn đề này còn phức tạp hơn nhiều. Cả hai hướng này đều liên hệ thái độ với các tình huống và những yếu tố khác, và việc làm này đã mang lại những dự báo hay xu hướng của hành vi hiệu quả hơn nhiều. Trang 59

Tóm lại, cả hai hướng nghiên cứu đều khẳng định: trong bất cứ trường hợp nào, hành vi cũng là kết quả của rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả yếu tố thái độ. David G. Myer đã đưa ra sơ đồ như sau để mô tả quá trình dẫn tới một hành vi: Thái đố hướng đến hành vi Ý định hành động

Hành vi

Chuẩn mực của chủ thể

Sự điều chỉnh được nhận ra

6.Dư luận xã hội và tin đồn 6.1.Dư luận xã hội (Public opinion) 6.1.1. Khái niệm Định nghĩa: Dư luận xã hội là sự phán đoán, sự đánh giá và thái độ cảm xúc của một nhóm xã hội đối với một sự kiện, hiện tượng nào đó ít nhiều có đụng chạm đến quyền lợi của nhóm. Trong cuộc sống, trong hoạt động của các nhóm xã hội thường xuất hiện những sự kiện, những hiện tượng tác động lên ý thức của cá nhân, gây ra những trạng thái cảm xúc biểu thị sự phản ứng của họ, sự phản ứng này ở mỗi người, mỗi nhóm từng lúc biểu thị ở mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất của các sự kiện, hiện tượng đó, và tuỳ thuộc vào mức độ hiểu biết của mỗi người về chúng. Tuy ở các mức độ phản ứng khác nhau của các cá nhân nhưng có những sự đồng nhất nào đó trong cách đánh giá, trong thái độ của nhóm và chính sự đồng nhất trong đánh giá đó tạo thành dư luận xã hội. 6.1.2.Quá trình hình thành dư luận xã hội - Bất kỳ dư luận xã hội nào cũng đều phản ánh những sự kiện, hiện tượng và biểu thị thái độ của nhóm đối với chúng. Sự hình thành dư luận xã hội tuỳ thuộc vào nguyên nhân, vào tính chất của sự kiện và hiện tượng.

Trang 60

- Nếu sự kiện, hiện tượng đụng chạm đến quyền lợi của đa số thì dư luận xã hội hình thành nhanh chóng, không có bàn cãi, đồng thời nó có hiệu lực lớn huy động được quần chúng đi đến những quyết định thực tiễn. Nếu sự kiện, hiện tượng liên quan đến các nhóm xã hội khác nhau nó hình thành một cách chậm chạp, trải qua một quá trình bàn cãi giữa các quan điểm khác nhau. *Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội - Mức độ chuẩn bị của quần chúng để tiếp nhận sự kiện, hiện tượng. Những sự kiện, hiện tượng quá bất ngờ thường gây sự hoảng loạn hay trì trệ hoặc ngược lại quá lạc quan thiếu cơ sở trong quần chúng. - Đặc điểm tâm lý xã hội của quần chúng: những định hình suy nghĩ hình thành nên cách nhìn nhận nhất định, những tiêu chuẩn để đánh giá sự kiện, hiện tượng của quần chúng và hình thành nên một sự đánh giá xã hội tương ứng với tiêu chuẩn đó. - Trạng thái cảm xúc cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội: các trạng thái cảm xúc tích cực của quần chúng dễ dẫn đến sự đánh giá không hết những khó khăn có thể xảy ra. - Số lượng và chất lượng thông tin, các phương tiện thông tin cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội và chất lượng của nó. Nếu thông tin này không đầy đủ không rõ ràng thì sự đấu tranh giữa các quan điểm sẽ kéo dài và có thể không tạo thành dư luận chung. *Những thông tin đảm bảo tính chính xác, tính nhạy bén, tính công khai thường tạo ra được dư luận xã hội đúng đắn. - Mức độ phát triển của nhóm có ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội. Những nhóm mới thành lập khó hình thành dư luận xã hội chung hơn những nhóm tồn tại lâu vì các thành viên trong nhóm mới chưa hiểu biết lẫn nhau nên khó đi đến một phán đoán chung. 6.1.3.Chức năng của Dư luận xã hội trong đời sống nói chung và trong sự điều chỉnh, kiểm soát hành vi của cá nhân. - Trong xã hội học, chức năng là vai trò của tiểu hệ thống đối với hệ thống lớn hơn mà tiểu hệ thống đó là thành phần. Trang 61

- Đó là hậu quả gây ra bởi các bộ phận trong hệ thống xã hội đối với chỉnh thể xã hội, những hậu quả này là quan sát được bằng các phương pháp khoa học. - Dư luận xã hội có thể được xem xét là tiểu hệ thống trong chỉnh thể xã hội và trong quá trình phát triển của xã hội loài người, tiểu hệ thống dư luận xã hội được giao cho thực hiện những vai trò nhất định tức là xã hội đòi hỏi dư luận xã hội phải thực hiện những hành vi nhất định. Những hành vi đó có thể là lên án cái ác, ủng hộ cái thiện. Chức năng của dư luận xã hội có thể được thể hiện dưới dạng biểu đạt hoặc dưới dạng tiềm ẩn. Để phát hiện ra chức năng tiềm ẩn chúng ta phải sử dụng các phương pháp khoa học. Dư luận xã hội có thể có chức năng tích cực đối với xã hội nếu như đó là dư luận chín muồi hoặc trưởng thành. *Cơ chế tác động của dư luận xã hội - Tác động trực tiếp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng - Tác động gián tiếp thông qua các nhóm xã hội: các tiểu môi trường xã hội - Các tác động của dư luận xã hội tới cá nhân và nhóm còn được phối hợp với sự kiểm soát thực tế. - Các tác động của dư luận xã hội, các tiểu môi trường xã hội tác động đến hành vi của cá nhân và nhóm theo hai hướng: tích cực và tiêu cực, biểu hiện qua các cơ chế kiểm soát, điều chỉnh, giáo dục, tư vấn. Sức mạnh của dư luận xã hội chỉ được tăng cường nếu như nó được cụ thể hoá thông qua các tác động của tiểu môi trường xã hội. Ví dụ: gia đình, nhóm bạn bè, các tập thể lao động,… Phân loại các chức năng của dư luận xã hội: Chức năng đánh giá Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét đánh giá của công chúng đối với sự kiện hiện tượng, vấn đề cuộc sống. Sự phán xét, đánh giá có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể biểu hiện dưới hình thức rất đơn giản mang đậm sắc thái cảm xúc (đồng tình – phản đối) nhưng cũng có thể rất phong phú về mặt nội dung. Nhờ có chức năng đánh giá, dư luận xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các thang bậc giá trị của xã hội. Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội Trang 62

Dư luận xã hội gây sức ép đối với các nhóm cực đoan phản đối, lên án của họ làm cho họ phải “chùn tay”, cổ vũ các hành vi vì lợi ích chung của các lực lượng tiến bộ trong xã hội. Dư luận xã hội đóng vai trò là “người lính” canh giữ, bảo vệ các quyền lợi các giá trị phổ biến của xã hội cũng như các quyền lợi, các giá trị cá nhân, đặc thù chính đáng của con người. Đối với đại đa số nhân dân, lợi ích quốc gia dân tộc luôn có tầm quan trọng hàng đầu. Mỗi khi quyền lợi các giá trị của quốc gia dân tộc hay của nhóm xã hội bị xâm phạm, dư luận xã hội lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn hành vi đó. Nhờ có sự can thiệp kịp thời, dư luận xã hội góp phần duy trì trật tự xã hội, mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và xã hội cũng như giữa các nhóm xã hội. Chức năng giáo dục của dư luận xã hội Nhờ có uy tín lớn, sự khen chê, khuyên bảo của dư luận xã hội có tác động rất mạnh đến ý thức và hành vi của con người, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Bằng sự khen chê khuyên can kịp thời đối với các hành vi phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý, dư luận xã hội có vai trò giáo dục cho các thế hệ ý thức về sự phải – trái, đúng – sai, thiện - ác, đẹp – xấu. Chức năng giám sát Dư luận xã hội có vai trò giám sát hoạt động của Nhà nước và các tổ chức xã hội, gây sức ép đối với tệ tham nhũng quan liêu, tắc trách. Trong các nước dân chủ, công luận thường được coi là cơ quan quyền lực thứ 4. Các quan chức tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ rất ghét báo chí, dư luận xã hội vì báo chí, dư luận xã hội luôn nhòm ngó vào các công việc mờ ám của họ, sẵn sàng lên án, tố cáo họ. Chức năng tư vấn, phản biện Trước những vấn đề nan giải của đất nước, dư luận xã hội có thể đưa ra những lời khuyên sáng suốt, dư luận xã hội cũng là người phản biện có uy tín đối với các quyết định của các cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị – xã hội Chức năng giải toả tâm lý 6.2.Phân tích dư luận xã hội dưới góc độ khoa học 6.2.1.Phân tích dưới góc độ xã hội học Là cách tiếp cận tìm căn nguyên của dư luận xã hội trong tồn tại xã hội khách quan bên ngoài (đặc điểm giai cấp – xã hội, hình thái nhà nước, chức năng của các nhóm, các thiết chế xã hội,…) Trang 63

Trong xã hội học, lợi ích xã hội được coi là căn cứ của dư luận xã hội, ở đây có hai cách tiếp cận đối lập nhau: cách tiếp cận giai cấp và cách tiếp cận phi giai cấp. Tức là giai cấp nào nắm địa vị thống trị thì nó sẽ chi phối việc hình thành dư luận xã hội theo kiểu đó. 6.2.2.Phân tích dư luận xã hội dưới góc độ tâm lý xã hội Trong những điều kiện nhất định, tinh thần, ý thức xã hội là căn nguyên của chính mình, tự mình quy định chính mình. Ở đây, để giải thích hành vi, phát ngôn của con người, của nhóm xã hội chúng ta không thể xuất phát từ tồn tại xã hội khách quan bên ngoài (lợi ích giai cấp, nhóm, đặc điểm tổ chức xã hội…) mà phải xuất phát từ thế giới chủ quan bên trong của con người, của nhóm xã hội (đặc điểm tư duy, ý thức). Cách phân tích tìm căn nguyên của dư luận xã hội trong phạm vi độc lập của thế giới tinh thần (ý thức xã hội, tự ý thức xã hội) chính là cách tiếp cận tâm lý học xã hội. Theo các nhà tâm lý học xã hội, căn cứ tâm lý xã hội của dư luận xã hội là các khuôn mẫu tư duy xã hội và các tâm thế xã hội. *Khuôn mẫu tư duy: Là quan niệm, suy lý, phán xét khái quát, giản đơn, phiến diện nhưng có tính phổ biến và tương đối bền vững trong một cộng đồng xã hội. Khuôn mẫu tư duy tồn tại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, của xã hội: trong tôn giáo, đạo đức, chính trị,… Chẳng hạn, trong thời kỳ bao cấp, các khuôn mẫu tư duy về chủ nghĩa xã hội là các quan niệm như: “chủ nghĩa xã hội đối lập với kinh tế hàng hoá, thị trường”, “chủ nghĩa xã hội là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể”. Trong lĩnh vực đạo đức, các khuôn mẫu tư duy về con người tốt đã từng tồn tại là các quan niệm: “người tốt là người không buôn bán, là người không có sở hữu tư nhân,…” Khuôn mẫu tư duy là sự giản đơn thực tế, song sự tồn tại của nó không phải hoàn toàn phi lý, có thể nói, sự tồn tại của khuôn mẫu tư duy vừa hợp lý, vừa cần thiết đồng thời cũng vừa bất hợp lý. *Tâm thế xã hội Là trạng thái đồng nhất của ba yếu tố: nhận thức, tình cảm và ý chí. Trên thực tế, các khuôn mẫu tư duy xã hội không tồn tại “tự nó” mà tồn tại gắn liền với tình cảm và ý chí xã hội. Trang 64

Tâm thế xã hội là trạng thái tâm lý, tinh thần, thể hiện tư thế sẵn sàng hành động của nhóm xã hội nhằm đối phó với một đối tác nhất định. Tâm thế xã hội được định hình thông qua kinh nghiệm sống của nhóm xã hội. Nó có ảnh hưởng tiền định đối với nội dung và tính chất phản ứng của nhóm xã hội trước đối tác. *Các đặc điểm cơ bản của tâm thế: - Trạng thái sẵn sàng phản ứng: tâm thế không phải là hành động mà chỉ là tư thế sẵn sàng hành động, hay nói cách khác chỉ là khuynh hướng ứng xử của nhóm xã hội, theo một quy luật nhất định đối với đối tác. Đối tác có thể là con người, sự vật, sự kiện, hiện tượng… - Sức mạnh khởi động và điều chỉnh hành vi: tâm thế là trạng thái tâm lý tích cực. Nó thực hiện chức năng khởi động và hướng dẫn hành vi của nhóm xã hội. - Tính tương đối bền vững: tâm thế xã hội có thể tồn tại rất lâu dài, từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Xét định giá trị (đánh giá): tâm thế thể hiện khuynh hướng đối phó của chủ thể với đối tác dưới góc độ thiện cảm hay ác cảm, hài lòng hay không hài lòng, nhất trí hay phản đối,… Góc độ này thể hiện ý nghĩa, giá trị của đối tác đối với chủ thể. *Tâm thế xã hội là một kết cấu gồm 3 thành phần: - Thành phần nhận thức: Đó là quan niệm, nhận định của chủ thể và đối tác - Thành phần tình cảm: tâm trạng, cảm tưởng, cảm xúc của chủ thể với đối tác. - Thành phần ý chí: đó là xu hướng hành động của chủ thể nhằm đối phó với đối tác. Tâm thế là biến số không thể quan sát được mà chỉ có thể được rút ra bằng con đường suy luận. Điều này có thể được biểu thị qua sơ đồ sau:

Kinh nghiệm sống của nhóm xã hội

Các tâm thế hiện có của nhóm xã hội (đó là các kết cấu tiềm ẩn, không quan sát được) Các phản ứng hành vi (quan sát được)

Các tình huống đối tác (quan sát được)

Trang 65

Tâm thế xã hội gắn với khuôn mẫu tư duy, thói quen, nếp nghĩ, các định hướng giá trị trong xã hội. Tâm thế xã hội liên kết với nhau theo hệ thống. Trong hệ thống này có những tâm thế giữ vị trí trung tâm, có sức mạnh chủ đạo. Có những tâm thế có độ ổn định lớn như những tâm thế có liên quan đến tâm lý nền (gắn với phong tục, tập quán, truyền thống, thành kiến, định kiến, ca dao, tục ngữ, huyền thoại,..). Vì vậy, việc phân tích dư luận xã hội không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra cơ sở của tâm thế xã hội của nó, mà còn phải làm rõ vai trò của tâm thế này trong hệ thống các tâm thế của chủ thể. *Định hướng dư luận xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Định hướng dư luận xã hội là làm cho dư luận có tính tích cực, tính tư tưởng, tính chiến đấu, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó phụ thuộc vào vai trò, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng,... trong nhận thức quy luật hình thành dư luận xã hội để tác động phù hợp vào nó theo những mục đích và nội dung nhất định. Mục đích của định hướng dư luận xã hội trước hết nhằm xác định phương hướng đúng cho dư luận. Bởi vì, dư luận xã hội thường diễn biến phức tạp, có thể tích cực hoặc tiêu cực, đúng đắn hoặc giả tạo, tiến bộ hoặc lạc hậu, nên có thể có tác dụng giáo dục hoặc phản giáo dục. Do vậy, phải làm sao cho sự phán xét, đánh giá của xã hội đối với sự kiện dựa trên cơ sở các chuẩn mực xã hội xã hội. Để hình thành dư luận xã hội tích cực cần phải có các dấu hiệu: - Có tính tư tưởng - Có tính khách quan - Có tính tập trung và thống nhất - Có tác dụng giáo dục Nội dung của định hướng dư luận xã hội: - Hình thành ở quân chúng nhân dân nhận thức đúng về sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội là nội dung mang tính tiên quyết của định hướng dư luận xã hội. Bởi vì, nhận thức là hiện tượng tâm lý giúp cho con người hiểu biết hiện thực khách quan, tạo cơ sở cho khả năng định hướng, tự điều khiển thái độ và hành vi ứng xử trong những tình huống nhất định. Mọi sự kiện xuất hiện đều làm nảy sinh dư luận, Trang 66

đó là khách quan do sự tác động của các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội, song không phải lúc nào chủ thể cũng nhận thức đúng về nó. Trong dư luận xã hội, do sự phản ánh các sự kiện thường mang tính riêng của từng nhóm xã hội, nên nhận thức của họ có cả chân lý và sự sai lầm. Vì vậy, hình thành nhận thức đúng về sự kiện là vấn đề mang tính quy luật, đồng thời phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan. - Hình thành ở quần chúng nhân dân thái độ phù hợp với sự kiện, hiện tượng xảy ra là nội dung định hướng dư luận xã hội mang tính hệ quả của quá trình hình thành nhận thức đúng. Bởi vì, tất cả những hiểu biết đúng về sự kiện không phải bao giờ cũng đưa đến các cảm xúc và thái độ tích cực, do vậy trên cơ sở những nhận thức đúng, phải tạo ra ở công dân thái độ phù hợp đối với sự kiện xảy ra. - Hình thành hành vi phát ngôn hợp lý của quần chúng nhân dân đối với sự kiện xảy ra là nội dung định hướng dư luận xã hội luôn được đặt trên cơ sở nhận thức và thái độ đúng của quần chúng nhân dân về sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội. Hành vi phát ngôn là lời nói, ngôn ngữ, đối thoại diễn ra trong quá trình con người trao đổi với nhau về sự kiện chính trị, xã hội hay quá trình nào đó; đó là mặt hiện thực của nhận thức, cảm xúc, tình cảm của chủ thể đối với một sự kiện ấy, và tính hợp lý của nó biểu hiện trong việc chủ thể thực hiện các chức năng ngôn ngữ. 6.2.Tin đồn (rumor) 6.2.1.Khái niệm Theo Allport và Postman, hai nhà tâm lý học Mỹ, tin đồn là một sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm mà không có đủ bằng chứng đáng tin cậy được đưa ra. Tin đồn là phương thức giao tiếp bằng ngôn ngữ, nói lên tính đặc thù trong đời sống hàng ngày và trong các tổ chức xã hội. Trong giao tiếp hàng ngày, các thông tin được truyền từ chủ thể giao tiếp sang đối tượng giao tiếp. Do có khó khăn trong việc nhớ các sự kiện, các ngôn từ cần truyền đạt, do mức độ thu nhận thông tin khác nhau, do cá tính và cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, nên các đối tượng giao tiếp đã thu nội dung thông tin theo cách hiểu của mình. Vì vậy, tin truyền miệng thường bị méo mó hoặc sai lệch là điều tất yếu trong giao tiếp xã hội.

Trang 67

6.2.2.Các quy luật của tin đồn. - Quy luật về sự rút bớt các chi tiết: tin đồn càng được lưu truyền thì càng có xu hướng ngắn lại, súc tích, dễ hiểu, và dễ kể lại. Theo các nhà nghiên cứu, sau năm hoặc sáu lần lưu truyền thì có khoảng 70% các chi tiết của tin đồn bị loại bỏ. Sự rút bớt các thông tin cho ngắn lại sẽ được ổn định dần dần vào các lần sau của sự lan truyền tin đồn. Vì một lời kể càng ngắn và càng súc tích thì khả năng kể lại một cách trung thành càng lớn. - Quy luật về sự nhấn mạnh, cường điệu hoá Thể hiện ở một vài chi tiết có vị trí trung tâm trong ý nghĩa của tin đồn được nhấn mạnh, cường điệu sự nhấn mạnh chi tiết này hay chi tiết khác có thể do việc ghi nhớ không chủ định các từ ngữ hoặc sự kiện lạ lùng, hoặc có thể do lời kể mang theo khái niệm vận động…cũng có thể việc nhấn mạnh, cường điệu sự việc mang tính chủ quan cá nhân vì nó phù hợp với tâm lý của người kể hoặc tình tiết của sự kiện đó theo họ là hợp lý. Sự tập trung vào một số chi tiết và cường điệu hoá nó là một yếu tố quan trọng trong quá trình làm biến dạng tin đồn. - Quy luật đồng hoá hay quy luật tổ chức lại các thông tin theo một động cơ trung tâm. Động cơ đó xuất phát từ tình cảm, lợi ích, tập quán hoặc các định kiến xã hội của những người truyền và nhận thông tin. Đồng hoá bằng cách chắp ghép một vài chi tiết với nhau để khỏi phải nhớ chúng một cách riêng lẻ. Đồng hoá có thể làm giảm hoặc làm nổi bật một vài chi tiết cho có vẻ giống như thật. 6.2.3.Khắc phục tin đồn trong quản lý xã hội - Thường xuyên cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, có định hướng cho quần chúng nhân dân, yêu cầu nhiệm vụ kinh tế – xã hội, bảo đảm cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhằm vô hiệu hoá những tin đồn mà kẻ địch tung ra. Mặc khác, thông tin cung cấp cho công dân phải bảo đảm tính tư tưởng, tập trung thống nhất, khách quan chân thực, có tác dụng giáo dục đối với toàn xã hội, qua đó đẩy lùi các luồng thông tin từ các kênh không chính thức. - Khi có dấu hiệu xuất hiện tin đồn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, nguồn phát tin, người đưa tin ban đầu để ngăn chặn không cho nó lan truyền trong xã hội. - Phát huy vai trò cán bộ chủ trì, những cá nhân điển hình tiên tiến trong các tập thể, tạo ra dư luận xã hội tích cực, ngăn ngừa dư luận tiêu cực và những tin đồn thất thiệt, cũng như chuẩn bị tư tưởng, tâm lý cho toàn xã hội trước mỗi sự kiện sắp xảy ra. Trang 68

- Xây dựng một đội ngũ tuyên truyền viên để hướng dẫn dư luận xã hội tích cực, ngăn ngừa tin đồn tiêu cực, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. 6.2.4.Sự khác biệt giữa dư luận xã hội và tin đồn Tiêu chí

Dư luận xã hội

Tính kiểm chứng của Vấn đề của DLXH thường liên quan vấn đề được đề cập đến đến lĩnh vực công cộng (public sphere) Nguồn kiểm chứng về vấn đề DLXH có thể thông qua hai nguồn: Các cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông đại chúng. Mức độ tham gia của Mức độ tham gia cao yếu tố tinh thần

Tin đồn Vấn đề của tin đồn có thể là những vấn đề của cá nhân và cũng có thể là vấn đề công cộng. Khó kiểm chứng về vấn đề tin đồn để đề cập đến Mức độ tham gia thấp

Kênh phổ biến

Chủ yếu qua kênh truyền thông đại chủ yếu qua kênh giao chúng tiếp cá nhân

Tính ổn định

Có sự ổn định cao hơn, khó thay đổi Dễ thay đổi hơn

Trang 69

CHƯƠNG 3. TÂM LÝ NHÓM NHỎ I.Khái niệm chung về nhóm Khi xác định đối tượng của Tâm lý học xã hội là nghiên cứu các hiện tượng tâm lý nhóm, điều đó nói lên vị trí quan trọng của nhóm đối với phân ngành tâm lý học này. Đối với nhóm xã hội, nhóm nhỏ giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển xã hội và cá nhân. Với vai trò không thể thiếu được như vậy, cho nên nhóm nhỏ đã trở thành một trong những vấn đề nghiên cứu trung tâm, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nhân văn khác nhau, trước hết là các nhà Tâm lý học của các trường phái tâm lý học. Khi tìm hiểu về nhóm, câu hỏi đầu tiên đặt ra: Nhóm là gì? Một vấn đề hết sức gần gũi đối với mỗi chúng ta, song để tìm một lời giải từ góc độ lý luận cho nó lại không phải dễ dàng. Theo các nhà Tâm lý học Xô viết, nhóm là cộng đồng người được phân ra trong tổng thể xã hội trên cơ sở những dấu hiệu nhất định (thuộc tính giai cấp, tính chất của hoạt động chung, mức độ của các mối quan hệ giữa các cá nhân, các đặc điểm tổ chức,.) Mawvin Shaw định nghĩa nhóm như sau: nhóm là cộng đồng có từ hai người trở lên, tác động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại trong một thời gian nhất định. 1.Định nghĩa nhóm nhỏ. Nhóm nhỏ trước hết là một nhóm xã hội. Nhóm nhỏ tồn tại và hoạt động một cách thực tế, khách quan trong mọi thời đại. Sự xuất hiện của nhóm nhỏ gắn liền với các yếu tố khách quan do sự phân công lao động xã hội và thực hiện hoạt động xã hội nhất định. Do đó, nhóm nhỏ được định nghĩa như sau: Nhóm nhỏ là một tập hợp người nhất định, có quan hệ trực tiếp qua lại với nhau thường xuyên, liên kết với nhau trong một hoạt động chung, tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Trang 70

2.Đặc trưng của nhóm Từ định nghĩa trên ta thấy, nhóm nhỏ có một số đặc trưng sau: Điều quan trọng nhất của nhóm nhỏ là mối quan hệ qua lại trực tiếp, thường xuyên của các thành viên trong nhóm. Vì có quan hệ với nhau, nên nhóm nhỏ được đặc trưng bởi tính “thân mật”, chân tình, có cùng tâm hồn đồng điệu. Hoạt động của nhóm có sự phân công rõ ràng, các thành viên trong nhóm luôn có sự kiểm tra nhau chặt chẽ. Vì vậy, trong hoạt động chung của nhóm có sự điều hoà, phối hợp ăn ý. Chính các mối quan hệ tương hỗ trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm, liên kết trong một hoạt động chung đã ảnh hưởng đến sự nhận thức, đánh giá về nhau, tạo nên một chuẩn mực ứng xử chung. Nhóm nhỏ được tồn tại với tính độc lập tương đối so với các nhóm xã hội, nó có thể được củng cố, phát triển hoặc tan rã do ảnh hưởng của các nhóm lớn. Đặc trưng về số lượng người trong nhóm nhỏ cũng là một vấn đề còn bàn cãi. Tuy vậy, đại đa số các nhà nghiên cứu cho rằng nhóm nhỏ có thể dao động từ hai đến bảy người. L.Moreno cho rằng: cực đại của nhóm nhỏ có thể tới 30 – 40 người (đội sản xuất, lớp học…) Tóm lại, nhóm nhỏ có một số các đặc trưng sau: - Có ít người (tối đa là 30 -40 người) - Quan hệ với nhau trực tiếp, thường xuyên - Có sự hoạt động tương hỗ, thống nhất giữa các thành viên trong nhóm - Các quan hệ trong nhóm mang tính thân mật, đồng điệu. - Tổ chức nhóm tương đối ổn định - Có khả năng tái sản xuất ra các giá trị, chuẩn mực xã hội. II.Quá trình cá nhân gia nhập nhóm 1.Nguyên nhân cá nhân gia nhập nhóm - Phụ thuộc vào động cơ cá nhân khi người đó tham gia vào nhóm - Định hướng của cá nhân đến tâm lý của nhóm (các phẩm chất của cá nhân) Trang 71

- Hành vi vai (các vai mà chúng ta có khi tham gia vào nhóm) Chúng ta xem xét mối quan hệ tương hỗ của cá nhân và việc thực hiện vai trò tâm lý của họ. Hành vi vai, đó là sự thống nhất hữu cơ giữa đặc điểm tâm lý cá nhân và vai trò xã hội tương ứng của họ. Đặc điểm tâm lý cá nhân bao gồm: +Sự nhận thức, hiểu biết +Hệ thống nhu cầu, động cơ cá nhân +Thái độ đối với công việc, mọi người và việc thực hiện các quy tắc chuẩn mực. +Năng lực hành động Những đặc điểm này tương đối thống nhất ở mỗi cá nhân dù chúng ta thực hiện vai trò xã hội nào. Vị trí của cá nhân trong nhóm chính thức thường gắn với một vai trò nhất định. Vai trò xã hội này là một khuôn mẫu ổn định ở mỗi cá nhân buộc cá nhân phải thực hiện. Đó là đặc trưng của xã hội mà xã hội chờ đợi ở chúng ta. Như vậy, có thể nói, trong thực hiện các vai trò xã hội, cá nhân không chỉ bộc lộ các đặc điểm nhân cách của mình mà còn phải hình thành các đặc điểm cần thiết, các vai mà họ sắm. Như vậy, chúng ta thấy, cá nhân đảm nhận các vai bị phụ thuộc vào đặc điểm nhân cách gốc của cá nhân. Các đặc điểm tâm lý cá nhân chi phối quá nhiều các mối quan hệ xã hội. Trong khi chúng ta thực hiện các hành vi vai thì đặc điểm nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn. Vì vậy chúng ta thấy những người có cùng nghề nghiệp, vị trí xã hội, vai trò như nhau thường có đặc điểm tính cách, ứng xử giống nhau. Hình thành nghề nghiệp nào thì tâm lý đó. Những đặc điểm tâm lý có ảnh hưởng đến nghề nghiệp +Nhận thức, tri thức. +Toàn bộ hành vi ứng xử, lời nói +Ăn mặc, biểu hiện xúc cảm, tình cảm Chẳng hạn, đặc điểm của người thầy giáo: hay dạy bảo người khác, hay giải thích; người học tâm lý chuyên giải thích các sự kiện hiện tượng ở khía cạnh tâm lý, có Trang 72

nghĩa là toàn bộ tri thức bị nó chi phối. Như vậy ta thấy, khi chúng ta thực hiện nghề nghiệp ổn định thì các đặc điểm tâm lý nhân cách cũng gắn chặt với nó. Hành vi vai cũng phụ thuộc vào những đặc điểm giới tính, những khác biệt sinh học, sự quy định bởi văn hoá xã hội. Ví dụ: người phụ nữ dù ở vai trò nào trong xã hội cũng bộc lộ những yếu tố về tình cảm, xúc cảm. Đàn ông phải mạnh mẽ, quyết đoán, tự chủ,.. 2.Xã hội hoá cá nhân 2.1.Khái niệm về xã hội hoá cá nhân Xã hội hoá là một quá trình cá thể người với tư cách là một cơ cấu sinh học mang đặc trưng người: học hỏi, hoà nhập, lĩnh hội các chuẩn mực cuộc sống trở thành một nhân cách xã hội duy nhất không thể lặp lại. Các đặc trưng người: khả năng nhận thức, tư duy để cá nhân có thể tham gia quá trình xã hội hóa. Theo Durkheim: quá trình xã hội hoá cá thể là một quá trình giao lưu ngôn ngữ, giao lưu tinh thần để lĩnh hội các biểu tượng xã hội. + Xã hội là một nguyên lý để giải thích cá thể + Xã hội đã tạo ra bản chất người Như vậy, quan điểm của ông về xã hội hoá không đề cập đến đặc trưng sinh học của cá nhân (hệ thần kinh, giác quan, gen di truyền,..), không tính đến tính tích cực của cá nhân trong cuộc sống. Theo hướng Phân tâm học: Nó là một quá trình cá nhân tự gạt bỏ những bản năng tự nhiên, cá nhân tự học cách chế ngự những bản năng vô thức tự khuôn mình, ép mình vào các chuẩn mực mà xã hội mong đợi. Theo những nhà Tâm lý học xã hội: xem xét quá trình xã hội hoá ở phương diện cá nhân hoà nhập các mối quan hệ người – người thích nghi với những nhóm xã hội cụ thể. Xem xét tâm lý của cá nhân được hình thành, biến đổi như thế nào. Xem quá trình xã hội hoá cá nhân là quá trình hình thành các đặc trưng tâm lý ở người phù hợp với các quy tắc chuẩn mực mà xã hội đó quy định. *Một số đặc điểm của quá trình xã hội hoá Trang 73

- Xã hội hoá là quá trình thích nghi liên tục vào các môi trường, các nhóm xã hội khác nhau. Thông qua đó làm cho tâm lý của con người được phát triển. Trong tâm lý học xã hội, xã hội hoá được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội. - Mỗi giai đoạn của cuộc đời có các nhóm cơ bản khác nhau, hoạt động khác nhau tạo nên những phẩm chất tâm lý khác nhau. - Mỗi giai đoạn của cuộc đời có những đặc trưng tâm lý thay đổi và để lại dấu ấn dưới dạng kinh nghiệm, chi phối mạnh mẽ đến sự thích nghi cá thể ở giai đoạn sau. - Xã hội hoá của cá nhân diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. *Xã hội hoá xét từ hai khía cạnh + Xã hội hoá nhìn theo mặt cắt ngang: Đó là quá trình thích nghi để hoà nhập với một nhóm xã hội cụ thể. + Xã hội hoá nhìn theo mặt dọc: là quá trình cá nhân thích nghi liên tục vào các nhóm xã hội trong toàn bộ cuộc đời, nó bị chi phối bởi một hoạt động chủ đạo trong từng giai đoạn đó. 2.2.Quá trình xã hội hoá xét theo lứa tuổi Quá trình xã hội hoá xét theo sự phát triển lứa tuổi (lát cắt dọc), các phẩm chất tâm lý cá nhân được nảy sinh, hình thành theo mỗi một lứa tuổi thông qua một hoạt động chủ đạo. Các giai đoạn phát triển: Từ (0 – 12 tháng tuổi): hoạt động chủ đạo là giao tiếp với người mẹ (người nuôi trẻ). Vì vậy làm phát triển các cảm xúc giữa nó và người mẹ, các cơ quan cảm giác, xúc giác phát triển. Từ các cảm giác thoả mãn sinh học chuyển dần sang những cảm xúc mang tính xã hội. Vì vậy ta thấy ở những đứa trẻ chỉ cần nghe thấy những tiếng người mẹ là mắt nó sáng lên (phản xạ có điều kiện). Các cơ quan giác quan phát triển như: mắt, tai. Trẻ bắt đầu có trí nhớ nhận lại. Từ (1 – 3 tuổi): Hoạt động chủ đạo là chơi trên đồ vật tạo nên các hiện tượng tâm lý. Các đặc điểm tâm lý của trẻ liên quan đến việc trẻ khám phá đồ vật. Chơi trên đồ vật làm cho trẻ phát triển trí tuệ, tri thức, hiểu biết, tri giác. Chính chơi trên đồ vật đứa trẻ nó vận động, từ đó tư duy bằng tay phát triển nhờ đồ vật. Trang 74

Ở độ tuổi 3, là tuổi khủng hoảng, lần đầu tiên đứa trẻ tự biết về bản thân mình. Từ (3 – 6 tuổi): hoạt động chủ đạo là các trò chơi có chủ đề, trò chơi sắm vai. Trẻ phải đến trường để giao tiếp với bạn bè. Nhờ đó nó hiểu vai trò của các nhân vật trong xã hội, hiểu biết các quan hệ xã hội, xuất hiện nhiều hành vi mang tính chất bắt chước. Các phẩm chất tâm lý được nảy sinh: tư duy hành động và tư duy trực quan hình ảnh. Tư duy trực quan hình ảnh xuất phát từ việc trẻ lặp lại, tái tạo thông qua sự bắt chước những hành động của người lớn trên đồ chơi. Ở giai đoạn này tư duy ngôn ngữ bắt đầu phát triển (thông qua hệ thống đồ chơi và bắt chước. Ở giai đoạn 6 tuổi, với sự hoàn thiện của bộ não đứa trẻ chuyển từ tư duy bằng tay sang tư duy ngôn ngữ. Từ (6 – 12 tuổi): Hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Các quan hệ xã hội của trẻ không nhiều, quá trình xã hội hoá là quá trình làm tăng các tri thức của đứa trẻ, phát triển tri thức, tư duy, trí nhớ. Nó vẫn còn một số biểu hiện tri giác không chủ định do ảnh hưởng của ngoại cảnh bên ngoài tác động vào tư duy của đứa trẻ. Chú ý không chủ định phát triển, đặc biệt trong giai đoạn này các phẩm chất: cẩn thận, kiên trì, trung thực phải được dạy ở đây. Nếu không dạy các phẩm chất này, đến giai đoạn sau nó rất khó hình thành. Từ (13 – 15 tuổi): Cùng với hoạt động học tập thì hoạt động giao tiếp cũng mang tính chủ đạo. Ở giai đoạn này trẻ có sự khủng hoảng lứa tuổi lần thứ hai hướng về quan hệ Người – người. Trẻ có phân biệt về mặt giới tính. Một số phẩm chất cơ bản được hình thành như: lòng tự trọng, xấu hổ, năng lực tự đánh giá, tự khẳng định mình. Đặc biệt là ở trẻ xuất hiện một nhu cầu về tình bạn. Vì vậy, trong lứa tuổi này có sự khủng hoảng giữa gia đình và đứa trẻ. Trẻ tự đánh giá về mình: mình như thế nào, phân biệt được các quan hệ xã hội, có sự thay đổi về cơ thể một cách rõ rệt. Ở giai đoạn này, các quan hệ giao tiếp nó hướng đến mâu thuẫn rất nhiều giữa cha mẹ và con cái. Từ (15 – 18 tuổi): Giai đoạn cuối của vị thành niên. Ở giai đoạn này cơ thể phát triển cân đối. Trẻ có một vốn kinh nghiệm cá nhân tương đối. Cơ quan giác quan phát triển thiên về khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội. Ở lứa tuổi này đánh giá năng lực của mình cao hơn thực tế. Đời sống tình cảm và trí tuệ phát triển cao Trang 75

Từ (18 – 24, 25 tuổi): hoạt động học tập và giao tiếp. Có sự phát triển hài hoà về các chức năng tâm lý và sinh lý. Đặc biệt là về tâm lý, việc tiếp thu học tập có sự lựa chọn, lĩnh hội các giá trị vật chất và tinh thần có chọn lọc theo nghề nghiệp. Từ (25 – 60): Hoạt động nghề nghiệp làm cơ sở để phát triển tâm lý. Những người ở độ tuổi 55, 60 các cơ quan giác quan giảm độ nhạy cảm, việc tiếp nhận thông tin kém vì hưng phấn kém ức chế lớn. Những người có hệ thần kinh ức chế mạnh hứng phấn kém thường hay bảo thủ, họ lý giải cuộc sống bằng kinh nghiệm. Các sự kiện xã hội nó luôn luôn thay đổi, họ lại lý giải bằng kiến thức cũ, do đó không đánh giá một cách đúng đắn, khoa học. Ở giai đoạn (50 – 55 tuổi): đó là giai đoạn khủng hoảng ở tuổi già. Khi chúng ta đang khoẻ mạnh trở nên già yếu, các cơ quan giác quan kém đi. Họ trở nên hụt hẫng. Tóm lại, ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo, hoạt động này phụ thuộc vào nhóm xã hội cụ thể. Vì vậy hình thành nên một số phẩm chất tâm lý đặc thù cho mỗi lứa tuổi. Đó chính là quá trình xã hội hoá ở mỗi cá nhân. Xã hội hoá là sự thay đổi từ nội tâm con người, làm nảy sinh nhận thức, nhu cầu phát triển theo hướng hoà nhập vào xã hội với năng lực phát triển thông qua tác động bên ngoài. Các phẩm chất tâm lý giúp cho con người thích nghi cao nhất với các quan hệ trong tự nhiên, xã hội và trong bản thân mình. Sự phân chia lứa tuổi như trên nó chỉ có tính tương đối vì sự phát triển tâm lý của con người thường đan xen vào nhau và phụ thuộc vào các đặc trưng tâm lý của mỗi người. 2.3.Quá trình xã hội hoá xét theo các nhóm xã hội 2.3.1. Nhóm gia đình: Gia đình là môi trường đầu tiên hình thành nên các đặc điểm tâm lý ở mỗi con người. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những kinh nghiệm mà mỗi cá nhân tiếp thu được thông qua gia đình chi phối nhiều các ứng xử của các quan hệ xã hội và các cảm xúc của cá nhân. Nó có ảnh hưởng đến giai đoạn sau của cuộc đời. Nhìn chung, quá trình xã hội hoá ở trong gia đình đối với đứa trẻ, nếu có sự thiếu thốn các tình cảm thì sau này các cá nhân sẽ lẩn tránh các quan hệ gần gũi nó kết hợp bạn một cách hình thức. Trang 76

Ngược lại, một số đứa trẻ khác có thể hồ hởi một cách tích cực cuộc tiếp xúc mà do xuất phát từ cảm giác sợ hãi, ở một số đứa trẻ lại xuất hiện một số cá tính như ăn cắp, thích nghi xã hội kém đều do xuất phát từ mặt tình cảm. - Quan hệ mẹ con thể hiện trong quá trình xã hội hoá: Đó là quan hệ đặc trưng nhất, sâu sắc trong quá trình phát triển của đứa trẻ. Ở đứa trẻ mới sinh thì quan hệ mẹ con mang tính bất phân (dù đứa trẻ đã sinh ra). Thể hiện ở việc đứa trẻ không phân biệt được cơ thể mình với thế giới xung quanh. Đến một lúc nào đó đứa trẻ nó cảm nhận được mình. Dần dần, bằng khả năng xã hội và bẩm sinh đứa trẻ sẽ hướng sự chú ý của người mẹ theo sự đòi hỏi của mình dù lúc đầu chỉ xuất phát từ nhu cầu sinh học. Lúc này, quan hệ mẹ – con là quan hệ có đối tượng (động cơ- người mẹ xuất hiện làm thoả mãn nhu cầu của nó chứ không phải người mẹ là đối tượng). Đứa trẻ nó thể hiện ra là khi nhìn thấy mẹ nó cười. - Giao tiếp giữa người mẹ và đứa trẻ khi đứa trẻ biết chơi cùng với mẹ, bắt đầu tìm kiếm bằng mắt, hờn dỗi hoặc thích thú. Xã hội hoá ở đây là sự thoả mãn không chỉ xuất phát từ nhu cầu sinh học mà từ các nhu cầu giao tiếp mang tính xã hội, trong đó yếu tố cảm xúc nó điều tiết mọi hành vi của đứa trẻ (xúc cảm, tình cảm là một động lực hạt nhân của nhân cách). Sự cách ly của mẹ và con gây ra hội chứng về cách ly tạo nên bệnh lãnh cảm xã hội, làm cho đứa trẻ không thiết lập và duy trì các quan hệ xã hội sau này. Như vậy, chúng ta có thể nói chức năng của người mẹ không giới hạn cho con bú, hay dạy con đi đứng (có những hoạt động của con người) mà là nguồn gốc phát sinh đời sống tinh thần ở mỗi người. - Quan hệ cha con: Bản năng làm cha của người bố rất chậm. Quá trình xã hội hoá của người cha đối với con thể hiện vai trò: giúp đứa trẻ học được cách tự kiềm chế điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hành vi chuẩn mực của xã hội Các nghiên cứu về sự xã hội hoá của người cha đối với người con thì vai trò của người cha rất lớn ở tuổi vị thành niên. Nó đủ khả năng để khuất phục đứa trẻ, bắt nó phải theo chuẩn mực từ một cách không ý thức sang có ý thức. Trang 77

Nếu một người cha không đủ sức mạnh và uy tín thì trong sự phát triển siêu tôi của trẻ gặp nhiều trở ngại vào lứa tuổi trưởng thành sau này. Đứa trẻ nó không tự hành động được. - Quan hệ anh chị em trong gia đình. Xã hội hoá nó phụ thuộc vào : + Số anh chị em trong gia đình + Trật tự giữa các con trong gia đình + Giới tính của các trẻ trong gia đình Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: con một, con sinh đôi, khoảng cách tuổi. Sự kết hợp giữa các đặc trưng trên với nhau do đó phẩm chất nhân cách của đứa trẻ là khác nhau. 2.3.2. Nhóm bạn bè Đa số là cùng lứa tuổi, sở thích, địa vị. Việc gia nhập nhóm bạn bè có ý nghĩa xã hội hoá là giảm các vị trí trung tâm, tính vị kỷ của mỗi cá nhân. Trẻ học được cách hoạt động theo các chuẩn mực, lấy chuẩn mực chung để điều khiển hoạt động. Khi trẻ mong muốn hành động thì nó phải đối chiếu với xung quanh. Ở trong nhóm bạn bè, đứa trẻ tự điều tiết được những mong muốn, những nhu cầu của mình dựa trên những khuôn mẫu. Nó phát triển được bản thân mình tự đáp ứng được các nhu cầu của mình ý thức về bản thân rất lớn. Quá trình xã hội hoá, lúc đầu là quan hệ bất bình đẳng: trẻ chơi một mình, hoặc trẻ tham gia vào nhóm nhưng nó vẫn coi mình là trung tâm, do đó liên kết giữa bạn bè bị phá vỡ; quan hệ bình đẳng: bắt đầu từ việc ý thức được vai trò của mình trong nhóm. Nó tôn trọng những quy tắc, chuẩn mực trong nhóm, tự hạn chế những nhu cầu của bản thân mình trong nhóm, quan tâm đến ý thích của người khác. 3.Nhập vai của cá nhân trong xã hội. Quá trình hoà nhập vào các nhóm xã hội thường gắn với sự phát triển năng lực nhập vai. Nó được đánh dấu bằng khả năng tự ý thức của cá nhân trong nhóm đó (tức là cá nhân đó phải hiểu được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình) khi đó mới nhập vai vào được nhóm xã hội. Tức là hành vi của cá nhân không phải xuất phát từ những gì cá Trang 78

nhân muốn mà phụ thuộc vào chuẩn mực nhóm, ý kiến của những người trong nhóm. Cá nhân hành động và ứng xử theo nhóm đó. Nó phụ thuộc vào một số đặc điểm: +Việc cá nhân đó tôn trọng các chuẩn mực xã hội +Biết vị trí của mình trong xã hội. Một số cá nhân tôn trọng những quy định của nhóm, biết cách cư xử của mình như một khách thể thì sự gia nhập của cá nhân vào nhóm càng được dễ dàng. +Năng lực nhập vai gắn liền với ý thức về cái tôi (tuỳ từng đứa trẻ, nó phụ thuộc vào gia đình). Ở trong xã hội khác nhau, tuỳ từng việc định vị cái tôi tạo nên cho đứa trẻ nhìn nhận mình cao hay thấp. Sự nhập vai là kết quả của hai dạng năng lực mà đứa trẻ thu nhận được từ chính gia đình mình. +Năng lực nhận biết ra đối tượng giao tiếp: năng lực hiểu được giá trị chuẩn mực của nhóm mà chúng ta tồn tại. Về cá nhân, chúng ta hiểu được đối tượng, đặc điểm tính cách tâm lý như thế nào khi chúng ta giao tiếp với họ. +Năng lực biết được mình là ai trong nhóm đối tượng giao tiếp đó. +Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào bản thân, lứa tuổi, vào tình hình kinh tế, chính trị – xã hội. Những biến đổi về tâm sinh lý như lứa tuổi 12 – 13 hoặc 55 – 60 hoặc khi ở một đất nước có những thay đổi về cơ chế, chính trị làm cho quá trình nhập vai của chúng ta bị cản trở. Hình ảnh cái tôi cũng như tính cách của cá nhân có những thay đổi theo biến động của xã hội (ví dụ: khi có chiến tranh, biến động về kinh tế). Với những thay đổi về chính trị – xã hội nó tạo nên những chuẩn mực mới, những chuẩn mực do kinh tế, chính trị làm cho con người khó hoà nhập trong khi những giá trị mới đang xuất hiện, các giá trị cũ, phương thức chúng ta đã có không phù hợp với chuẩn mực mới. Cho nên con người trì trệ, co vào để bảo vệ an toàn cho cá nhân. Khi giá trị cũ mất đi, hệ giá trị mới chưa được hình thành thì đời sống tâm lý của cá nhân bị khủng hoảng, đa số rơi vào tình trạng hẫng hụt. Các cá nhân hoang mang nghi ngờ. Trong giai đoạn này cá nhân có một số biểu hiện xu hướng sau: + Nhiều cá nhân rơi vào trạng thái phục cổ (cá nhân quy về tìm cái cũ, cá nhân chỉ sống bằng quá khứ không chấp nhận cái mới). Trang 79

+ Cá nhân rơi vào trạng thái: “cá nhân chủ nghĩa” (tức là cá nhân ấy chỉ lo cho bản thân). + Cá nhân theo chủ nghĩa hư vô (không có giá trị nào có ý nghĩa trong đời sống tâm linh của họ, tin vào những điều không có nghĩa). Cá nhân cảm thấy không có sự tác động nào có ý nghĩa đối với họ. Cùng với thời gian thì đời sống xã hội và những định hình tâm sinh lý con người trở về với đời sống thường nhật. Các giá trị mới, những quan niệm, cách sống lại được ổn định và những chuẩn mực mới đã ổn định ở họ. Người già tuổi càng cao càng khó thích nghi với những biến động, thay đổi trong xã hội (các cá nhân không có tính tích cực hoà vào nhóm xã hội mới. Họ tìm đến sự ổn định trong cuộc sống. Đây là đặc trưng cho tuổi già). Tóm lại, xã hội hoá là một quá trình, một kết quả của sự tiếp thu tái tạo tích cực những kinh nghiệm xã hội thông qua những hoạt động và giao tiếp của cá nhân. Xã hội hoá diễn ra trong những hoàn cảnh khác nhau, thậm chí chịu sự tác động của những yếu tố khác nhau, đối lập nhau. III.Các hướng nghiên cứu về nhóm nhỏ 1.Trường phái xã hội học Người đứng đầu trường phái này là E. Mayo (người Mỹ) theo quan điểm của chủ nghĩa hành vi. Nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả hoạt động chung; nhấn mạnh các yếu tố tâm lý thể hiện ở thái độ, tình cảm, cách ứng xử của người lãnh đạo đối với các thành viên trong nhóm; nghiên cứu các điều kiện và môi trường làm việc nhằm mục đích tăng hiệu quả lao động, giảm sự căng thẳng mệt mỏi, tâm lý chống đối ở cấp dưới. 2.Trường phái “trắc lượng học xã hội” Do bác sỹ tâm thần, nhà tâm lý học, xã hội học người Italia định cư ở Mỹ L.Moreno – người đầu tiên đưa ra phương pháp nghiên cứu cơ cấu không chính thức. Xuất phát từ quan điểm cho rằng các mối quan hệ không chính thức trong nhóm đôi khi làm cản trở không khí tâm lý chung của nhóm, gây ra những xung đột, căng thẳng làm mọi người bực bội, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung.

Trang 80

“Trắc lượng học xã hội” là một phương pháp đo bằng toán các bản tính của con người. Thông qua phương pháp này người ta phát hiện được cá tính của các thành viên trong nhóm, từ đó phân công sắp xếp họ phù hợp với hoạt động của tổ, nhóm tăng từ 15 đến 17 % 3.Trường phái “động thái nhóm” Do nhà Tâm lý học nổi tiếng Kurt Lewin người Đức định cư ở Mỹ nghiên cứu (theo quan điểm tâm lý học Gestal). Xuất phát từ nguyên tắc “tổng thể”, xem xét sự vật, hiện tượng trong tính tổng thể, tính cấu trúc, trọn vẹn của nó. K. Lewin xem xét nhóm nhỏ như một tổng thể, trong đó các thành viên có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động trực tiếp lẫn nhau, ảnh hưởng đến cách ứng xử của từng thành viên (những tác động này chỉ xảy ra trong nhóm nhỏ) có nghĩa là: bằng cách nghiên cứu những tác động tâm lý qua lại trong nhóm nhỏ, nhà tâm lý có thể ghi nhận được đặc điểm cá tính của các thành viên trong nhóm, mức độ hòa hay xung đột trong nhóm, đặc điểm tính cách của thủ lĩnh và phong trào lãnh đạo v v… 4.Trường phái “Tâm lý học tập thể” Do các nhà Tâm lý học Xô viết khởi xướng. Đó là A. Maccarenco, A. I.Donxốp, A.V. Petropxki và nhiều tác giả khác ở Liên xô cũng như ở Đông Âu, thuộc các nước Xã hội chủ nghĩa trước năm 1990. Xuất phát từ quan điểm cho rằng hoạt động chung là điều kiện quyết định cho sự hình thành các đặc điểm tâm lý tập thể, các nhà tâm lý học Xô viết đã quan tâm nghiên cứu các đặc điểm của mối quan hệ liên nhân cách. Theo các tác giả, sự hình thành tập thể trải qua ba giai đoạn: giai đoạn tổng hợp sơ cấp, giai đoạn phân hoá và giai đoạn hợp nhất - đó là giai đoạn phát triển cao của tập thể. IV.Phân loại nhóm Xã hội được tạo nên từ các nhóm. Các nhóm này không tồn tại riêng rẽ mà chúng nằm trong mối quan hệ tương tác, đan xen vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Một cá nhân trong cùng một thời điểm có thể là thành viên trong một số nhóm khác nhau. Thực trạng trên làm cho việc phân loại nhóm trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn và cũng mang tính tương đối.

Trang 81

Việc phân loại được dựa trên các tiêu chí nhất định. Sự khác nhau về các tiêu chí này đã dẫn tới những phương pháp phân loại khác nhau về nhóm. Phổ biến hơn cả là một số cách phân loại như sau: 1.Nhóm thứ nhất (nhóm cơ sở) và nhóm thứ hai (nhóm thứ cấp) Do nhà nghiên cứu Mỹ S. Kuli đã phân thành: Loại nhóm thứ nhất gồm gia đình, bạn bè, hàng xóm… Đặc điểm cơ bản của nhóm này là quan hệ giữa các thành viên mang tính trực tiếp. Loại thứ hai gồm những nhóm mà mối quan hệ giữa các thành viên mang tính gián tiếp như các đoàn thể, cộng đồng người với số lượng lớn. Tại các nhóm loại này các thành viên giao tiếp với nhau qua các khâu trung gian. Hai nhà tâm lý học Pháp A. M. Robert và Ph. Tilman cũng phân loại nhóm nhỏ thành 2 loại như vậy, các tác giả này còn nhấn mạnh thêm, ở nhóm cơ sở, kinh nghiệm của con người được hình thành, cũng như con người nhận được những kinh nghiệm từ người khác và sử dụng nó. Gia đình là loại nhóm cơ sở điển hình của con người. Nhóm cơ sở thường có số lượng thành viên không lớn, nó hình thành nên những chuẩn mực để điều chỉnh mối quan hệ và hành vi của các thành viên. Nhóm thứ cấp thường là nhóm lớn, chứa đựng các nhóm cơ sở. Ví dụ: Tổng công ty gồm nhiều công ty thành viên. 2.Nhóm chính thức và nhóm không chính thức E.Mayo (người Mỹ) là người đầu tiên đưa ra cách phân loại này. Cùng với Roethlishberger, Mayo đã tiến hành các thí nghiệm Hawthorne. Với các thí nghiệm nổi tiếng này tại công ty Điện miền Tây, Mayo và đồng nghiệp đã thấy được vai trò của các quan hệ chính thức và không chính thức, vai trò của yếu tố cảm xúc, tình cảm trong hoạt động của nhóm. Đặc biệt ông phát hiện ra sự ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến tinh thần và năng suất lao động của các thành viên trong nhóm. Theo Mayo, hai nhóm này có đặc điểm như sau: Các nhóm chính thức có tổ chức kỷ luật chặt chẽ, vai trò, địa vị của mọi người được quy định rõ ràng phụ thuộc vào tính chất hoạt động của nhóm. Còn các nhóm không chính thức được hình thành dựa trên mối quan hệ thuần tuý về khía cạnh tình cảm, hình thành một cách tự phát trong nhóm không có sự phân vai vị rõ ràng. Trang 82

Các nhóm không chính thức thường được hình thành từ các nhóm chính thức do các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm không có sự tin tưởng lẫn nhau, do người lãnh đạo chuyên quyền độc đoán. Đôi khi các nhóm không chính thức hình thành một cách ngẫu nhiên, độc lập như nhóm các cụ đánh cờ trong công viên, nhóm bạn bè đi du lịch… 3.Nhóm bắt buộc và nhóm tự do Do Robert và Tilman phân loại với đặc điểm: Các nhóm bắt buộc là các nhóm mà sự tham gia của các thành viên không phụ thuộc vào nguyện vọng của họ. Ví dụ: gia đình, tộc người. Nhóm tự do là nhóm mà các thành viên gia nhập vào theo nguyện vọng. Ví dụ: câu lạc bộ thể thao, nhóm bạn bè 4.Nhóm mở và nhóm khép kín Nhóm nhỏ để mở thường có động cơ hoạt động trong sáng, các thành viên có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, có quan hệ mật thiết về mặt tình cảm. Đó là những người ưa phát minh cải tiến công việc, nhóm những người tham gia các câu lạc bộ, những người hay làm việc thiện … Nhóm khép kín là nhóm tiêu cực nếu hoạt động mờ ám, mang tính chất phá phách, gây cản trở hoạt động chung (đó là các nhóm tội phạm, bè đảng, trộm cắp, buôn lậu…). Nhóm khép kín có thể là nhóm tích cực nếu mục đích hoạt động của nó hướng đến sự phát triển xã hội của nhân loại (nhóm các nhà cách mạng, các tổ chức vì tiến bộ xã hội…) 5.Nhóm thành viên và nhóm hội viên Được phân ra bởi nhà nghiên cứu người Mỹ G. Haimen với các đặc điểm: Nhóm thành viên là nhóm mà cá nhân là thành viên chính thức và phải tuân thủ những chuẩn mực, quy chế một cách bắt buộc. Thường đó là các nhóm mà cá nhân có “biên chế chính thức”, có mọi quyền lợi và trách nhiệm đối với nhóm. Ví dụ: Anh Nguyễn văn A là công dân của xí nghiệp B. Xí nghiệp B này là nhóm thành viên của anh ta. Nhóm hội viên là loại nhóm mà cá nhân không đứng trong nhóm (không là thành viên chính thức của nó), nhưng lại hướng tới nó và tự nguyện tuân thủ các yêu cầu Trang 83

chuẩn mực của nhóm. Ví dụ: ông giáo sư H là giáo viên tại một trường đại học nhưng lại là hội viên “cựu chiến binh” hay chị N là công nhân mỏ than là hội viên “hội nhà văn” Nhóm hội viên đã thu hút sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu khác: M.Serit, cho rằng khái niệm nhóm hội viên gắn với hệ thống chuẩn mực mà cá nhân dùng để so sánh vị thế của mình với vị thế của người khác. G. Kelli đã đưa ra hai chức năng của nhóm hội viên như chuẩn mực để cá nhân so sánh và đánh giá hành vi của mình. V.Đặc điểm của nhóm 1.Động thái nhóm 1.1.Định nghĩa: Động thái nhóm là quá trình tương tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm thúc đẩy nhóm phát triển. 1.2.Các yếu tố hình thành 1.2.1.Tương tác: Các nhóm viên có thể giao tiếp với nhau thường bằng lời nói và cũng có thể không bằng lời nói hay ngôn ngữ của cơ thể. Những ngôn ngữ này có khi có ý nghĩa hơn lời nói. Cách người ta ăn mặc, dáng đứng, nét mặt và cử chỉ phát ra những thông điệp. Có sự thông đạt khi người đáp ứng những thông điệp được gửi đi. Vì vậy tương tác phải là hai chiều. 1.2.2.Chia sẻ mục tiêu: Một tập hợp người không thể được coi như một nhóm, nếu họ không cùng chia sẻ một mục tiêu. Sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm không diễn ra một cách hú hoạ, mà nó luôn luôn có mục đích, có khi là nhiều mục đích, rất khác nhau hay rất tầm thường. Có khi mục tiêu chung là thư giãn bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng giữa bạn bè. Đây có thể là mục tiêu mang đặc điểm của con người cao nhất. Mục tiêu nhóm là động lực là kim chỉ nam cho hoạt động của nhóm. Mục tiêu phải khả thi, nhận diện được và góp phần thực hiện mục đích lâu dài của nhóm.

Trang 84

Sự tham gia xây dựng mục tiêu chung sẽ đem lại hứng thú cho thành viên, nhóm trưởng giỏi là người biết tạo sự hài hoà giữa các mục tiêu riêng và mục đích chung. 1.2.3.Hệ thống các quy tắc Quy tắc là các luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặt ra. Những quy tắc này có thể được thông báo, xác định một cách chính thức, có khi được nhóm viên mặc nhiên chấp nhận không cần hình thức. Chúng có thể được áp đặt từ bên ngoài nhóm (ví dụ kỷ luật của trường học) hay phát triển tự nội bộ nhóm (một kiểu tóc đặc biệt). Nhóm thường có thể gây sức ép mạnh mẽ trên nhóm viên và xác lập các hình thức kiểm soát xã hội khiến cho nhóm viên phải tuân thủ các luật lệ chung. Phải phân biệt giữa luật lệ công khai và quy tắc bất thành văn, kết quả của sự tương tác giữa nhóm viên (ví dụ mừng sinh nhật các thành viên, tuân thủ luật giang hồ, quà cáp cho cấp trên, đề cao tiết kiệm,…). Đối với các quy tắc này thì không thể áp đặt mà qua quá trình gắn bó với nhóm viên sẽ phát hiện và tuân thủ. Các thành viên tuân thủ quy tắc nhóm ở các mức độ khác nhau. Sự tuân thủ quy tắc chung sẽ giúp nhóm hoạt động tốt 1.2.4.Vai trò Vai trò là khuôn mẫu các hành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ nhóm. Các vai trò này từ từ có thể thành nếp tuỳ đặc tính về nhân cách và nhu cầu của nhóm viên và đồng thời xuất phát từ nhu cầu. Vì thế vai trò không luôn ở thế tĩnh mà ở thế động tuỳ các tình huống khác nhau. Một người có thể đóng nhiều vai trò. Quan sát sự phát triển của nhóm người ta thấy có 3 loại vai trò trong nhóm: Thứ nhất, vai trò liên quan đến công tác phải hoàn thành thể hiện qua các động tác: Khởi xướng (công việc) Làm sáng tỏ (mục tiêu, ý kiến) Thi hành mau lẹ (một ý kiến, dự án đề ra) Thông tin cho và nhận ý kiến Đóng góp (bằng lời nói hay hành động) Thứ hai, vai trò liên quan đến sự củng cố, duy trì nhóm thể hiện qua các động tác: Trang 85

Khuyến khích (để người khác tham gia) Quan sát (tiến trình nhóm để nhắc nhở) Giữ cửa (nhạy cảm đối với tâm lý chung tạo điều kiện cho mọi người phát biểu, đóng góp) Đề xuất các quy tắc chung (để giúp nhóm làm việc có quy củ) Theo đuôi (cũng là một hành vi củng cố nhóm) Đùa (để tạo thư giãn) Thứ ba, vai trò liên quan đến nhu cầu cá nhân và của nhóm viên, có những vai trò không giúp đỡ nhóm hoàn mục tiêu hay tự củng cố, mà ngược lại. Các vai trò thể hiện qua sự: Tấn công, gây hấn Phụ thuộc (thiếu tinh thần độc lập) Thống trị Kỳ đà cản mũi (nói ra làm cản trở bước tiến của nhóm) Lè phè (không quan tâm đến việc chung) Thu hút tình cảm và sự chú ý của người khác. Đa số chúng ta ở những thời điểm khác nhau thường đóng vai trò khác nhau. Tập quan sát các vai trò trong nhóm, chúng ta sẽ biết điều hoà nhóm tốt hơn đồng thời biết rõ chúng ta như một thành viên của nhóm. Không chỉ trưởng thành nhóm mà tất cả các thành viên của nhóm phải đóng các vai trò xây dựng nhóm. 1.2.5.Hành vi trong nhóm Khi một nhóm thực hiện nhiệm vụ thì có 3 loại hành vi mà nhóm viên thường có: + Hành vi hướng về công tác + Hành vi củng cố nhóm + Hành vi cá nhân 2.Chuẩn mực của nhóm 2.1.Khái niệm Trong khi tìm hiểu về nhóm các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến vấn đề chuẩn mực nhóm. Bởi lẽ, chuẩn mực có một vị trí vô cùng quan trọng đối với nhóm. Trang 86

Có thể đưa ra một số định nghĩa ngắn gọn về chuẩn mực nhóm như sau: chuẩn mực nhóm là hệ thống những quy định, những mong mỏi của nhóm yêu cầu các thành viên của nó phải thực hiện và quyết tâm thực hiện. Sự tác động qua lại giữa các thành viên trong nhóm nhỏ trước hết bị quy định bởi các chuẩn mực nhóm. Ở mỗi cá nhân, việc tự nhận thức, tự đánh giá bản thân cũng như sự đánh giá của họ về các sự kiện diễn ra, về các thành viên khác trong nhóm thường phụ thuộc vào thái độ và sự nhận thức của những người xung quanh và họ ứng xử theo một mẫu chung ít nhiều phù hợp với các thành viên khác trong nhóm. Việc ứng xử của các cá nhân khuôn theo một mẫu vốn không phải “của mình”, không đơn giản tìm sự giải thích theo các nguyên nhân sinh học hoặc theo các quy tắc xã hội một cách thuần tuý. Dựa vào các thí nghiệm về nguyên tắc hội tụ, Festinger cho rằng: Con người không phải lúc nào cũng tin chắc vào thái độ và hành vi của mình. Vì vậy, họ có xu hướng đối chiếu, so sánh các suy nghĩ, tình cảm hành động của mình với những người xung quanh, nhằm đạt được sự ăn khớp với họ, tìm sự đồng ý, thông cảm ở họ. Như vậy, bằng cách vô tình hay hữu ý cá nhân đã hướng các ứng xử của mình theo chuẩn mực xung quanh. Theo Fischer: một chuẩn mực có thể được định nghĩa như một quy tắc rõ ràng hay ngấm ngầm áp đặt một phương thức hành vi xã hội có tổ chức một cách ít hay nhiều hàm súc. Nó được trình bày như một tập hợp những giá trị chi phối rộng rãi và được tuân theo trong xã hội nhất định, nó chú trọng tới một sự tán thành và cũng bao hàm những trừng phạt trong một trường hợp tương tác phức tạp. Định nghĩa này đã chỉ ra một số đặc điểm của chuẩn mực: + Chuẩn mực là một sự phán xét căn cứ vào những giá trị mà nó quy chiếu. + Chuẩn mực là sự đòi hỏi, là yêu cầu với các thành viên của nhóm, việc không tuân theo nó sẽ dẫn đến sự trừng phạt. Các nhà Tâm lý học Xô viết (cũ) cho rằng: chuẩn mực của nhóm là hệ thống các quy tắc và đòi hỏi của cộng đồng đối với mỗi thành viên và đóng vai trò phương tiện quan trọng nhất điều chỉnh hành vi của các thành viên trong quan hệ và tác động tương hỗ, trong giao tiếp của nhóm. Trang 87

Tóm lại, có thể đưa ra một định nghĩa về chuẩn mực nhóm như sau: Chuẩn mực của nhóm là hệ thống những quy định, biểu hiện thành những nội quy, quy tắc, vừa là thể hiện những nguyện vọng, vừa là để bắt buộc các thành viên phải thực hiện nhằm đảm bảo cho nhóm tồn tại và phát triển. 2.2.Đặc trưng của chuẩn mực nhóm - Các quy tắc, quy chế của chuẩn mực có thể là công khai quy định thành văn bản, được pháp luật thừa nhận, như cương lĩnh, điều lệ,… cũng có thể là các quy tắc ngầm ẩn, không quy định thành văn bản nhưng buộc các thành viên trong nhóm phải chấp hành, thực hiện đúng. - Việc hình thành các chuẩn mực trong nhóm thường gắn theo các hình thức khen thưởng và xử phạt đối với mọi thành viên, đặc biệt đối với những người thực hiện tốt hoặc vi phạm chuẩn mực. - Các chuẩn mực của nhóm phản ánh bầu không khí tâm lý nhóm và các mối quan hệ trong nhóm. Nếu nhóm được quy định bởi một hệ thống chuẩn mực chặt chẽ, cụ thể gắn với các hình thức khen thưởng xử phạt công minh đối với mọi thành viên thì bầu không khí trong nhóm thể hiện tính chất hoà thuận, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại, tính cố kết giảm, nhóm dễ bị lộn xộn, phân tán, bè cánh. - Phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo hoặc thủ lĩnh nhóm cũng phản ánh tính chất chuẩn mực cũng như phương thức thực hiện chuẩn mực nhóm. Với phong cách lãnh đạo chuyên quyền, chuẩn mực nhóm mang tính áp đặt độc đoán, mọi hoạt động của nhóm mang tính hiệu lệnh gây căng thẳng. Ngược lại, phong cách lãnh đạo dân chủ quy định các chuẩn mực do các thành viên gây dựng lên, họ có trách nhiệm tự nguyện thực hiện và kiểm tra việc thực hiện trong nhóm. Do đó, phong cách lãnh đạo dân chủ phát huy được tính hiệu quả của chuẩn mực, tạo nên sự tin tưởng duy trì, củng cố và làm hoàn thiện chuẩn mực. Đặc trưng cuối cùng của chuẩn mực thể hiện ở tính chất tương đối, không bất biến, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của nó. Cùng với thời gian, các chuẩn mực đều có sự tiến hoá, đào thải. Một số chuẩn mực không còn phù hợp với hoạt động của nhóm, một số khác trở thành độc đoán, kìm hãm sự phát triển của nhóm.

Trang 88

Như vậy, cùng với xu hướng phát triển của nhóm, các quy chế, điều lệ,… cần được bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp với tính chất hoạt động của nhóm và sự phát triển của xã hội. 2.3.Vai trò của chuẩn mực nhóm Chuẩn mực có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của nhóm. Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau: - Chuẩn mực tạo điều kiện để thống nhất hành vi của các cá nhân trong nhóm và để thực hiện các mục tiêu của nhóm. - Chuẩn mực quyết định phương hướng ứng xử trong quan hệ giữa các thành viên và là sợi dây ràng buộc các cá nhân với nhóm làm cho họ thuộc về nhóm, giúp họ ý thức về cái ta, của chúng ta, khác với “họ, bọn ấy”. Nghĩa là các thành viên trong nhóm cảm thấy có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện những cái “của nhóm mình” thông qua chuẩn mực nhóm. Như vậy, hiệu quả của chuẩn mực là đề ra một sự đồng nhất nào đó của nhóm, tạo ra một trật tự vững chắc trong đó các thành viên ứng xử đồng nhất. 2.4.Chức năng của chuẩn mực - Chức năng giảm bớt tính hỗn tạp: tạo ra cái chung của nhóm (trong nhận thức, tình cảm, định hướng giá trị, ứng xử, hoạt động,…) - Chức năng tránh xung đột: Trước các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong nhóm hoặc ngoài xã hội, các cá nhân thường có những nhận xét đánh giá khác nhau, đôi khi tạo ra sự căng thẳng có chiều hướng dẫn đến va chạm, xung đột. Theo Fischer, việc tạo ra một chuẩn mực của nhóm là kết quả của sự gạt bỏ các ý kiến cá nhân khác để chấp nhận một giải pháp tương đối hợp lý hơn cả, nhằm tháo gỡ khúc mắc, xung đột trong nhóm. Chức năng của chuẩn mực là nhằm giúp các cá nhân tự điều chỉnh mình để đi đến thống nhất. - Chuẩn mực hoá: trước hết để các thành viên tự đánh giá mình, nhân nhượng lẫn nhau, hoà đồng vào nhau nhưng không phải bằng sự tranh chấp. 3.Các hiện tượng áp lực nhóm Các hiện tượng trong nhóm gây ảnh hưởng đến cá nhân buộc cá nhân phải thay đổi ứng xử của mình để phục tùng ý kiến của một số đông hoặc phục tùng mệnh lệnh

Trang 89

của một quyền lực nào đó gọi là hiện tượng áp lực nhóm. Hiện tượng áp lực nhóm bao gồm tính khuôn phép và tính vâng theo. 3.1.Tính khuôn phép Là sự thay đổi ứng xử cá nhân trước sức ép của nhóm. Theo Fischer, tính khuôn phép có thể được xem như sự thay đổi cách xử sự của cá nhân trước áp lực của nhóm, bằng cách cá nhân đồng ý thực hiện các yêu cầu do nhóm đề ra. Nói đến tính khuôn phép là nói đến mức độ chấp nhận phục tùng của cá nhân. Mức độ này phụ thuộc vào tính cách, trình độ hiểu biết, hoàn cảnh, tuổi tác, giới tính v.v... cũng như các đặc điểm của các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Những người có tính khuôn phép là những người quá dễ dàng hoà mình vào nhóm, tính cách và tác phong hoạt động của họ thường do hoàn cảnh chủ đạo bên ngoài quy định. Người dễ khuôn phép khi bị đẩy vào hoàn cảnh phải cư xử khác với ý muốn hoặc thói quen cũ, thường rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, dao động, đấu tranh nội tâm dữ dội. Biểu hiện ở các trạng thái tâm lý khác nhau như sự căng thẳng vì ý nghĩ hoặc hành động của cá nhân mâu thuẫn với nhóm, cá nhân chấp nhận sức ép của nhóm với sự miễn cưỡng, cá nhân chối bỏ thói quen ứng xử cũ chấp nhận một hình thức ứng xử mới phù hợp với yêu cầu của nhóm. *Các yếu tố quy định tính khuôn phép - Yếu tố cá nhân: tính khuôn phép thường biểu hiện ở những người, trong hoạt động kém tính sáng tạo, tính tình bảo thủ, ít chịu trách nhiệm về bản thân. Một người càng ít tự tin thì càng dễ có xu hướng chịu sức ép của nhóm do sợ bị cô lập, từ bỏ. Các nghiên cứu của Woprchel và Cooper đã xác định rằng, cá nhân càng thấy mình có khả năng thực hiện nhiệm vụ thì anh ta càng ít muốn theo khuôn phép nhóm. - Yếu tố nhóm: nhìn chung, ý kiến của số đông người thường chính xác, có lý hơn so với từng người. Vì vậy, các thành viên trong nhóm thường sử dụng ý kiến nhóm để biểu thị thái độ và ứng xử của mình. Xét về khía cạnh tâm lý, cá nhân sẽ cảm thấy yên tâm hơn, vững tin hơn và ít chịu trách nhiệm cá nhân hơn khi họ hoà mình vào số đông, làm theo số đông vì trong mọi trường hợp cũng dễ “hoà cả làng”. Mặt khác, mỗi nhóm đều có mục đích hoạt động của mình. Để đạt được mục đích đó, nhóm yêu cầu các thành viên phải tuân thủ theo các quy định chuẩn mực mà nhóm đã đề ra. Ngoài ra, Trang 90

các mối quan hệ xã hội, địa vị xã hội của cá nhân, các trạng thái tâm lý xã hội cũng như các quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân đều được quy định từ nhóm, nên có một quyền lực để buộc cá nhân phải làm theo nhóm. Ở khía cạnh tâm lý xã hội, tính khuôn phép khẳng định bản chất xã hội của con người, con người không thể sống và phát triển bên ngoài các hoàn cảnh và các mối quan hệ xã hội. Chính môi trường xã hội đã ít nhiều áp đặt lên cá nhân những định hướng ứng xử, các quy tắc, chuẩn mực,... Tính khuôn phép là kết quả của sự tìm kiếm, thoả hiệp và thương lượng nhằm đạt được một sự thích nghi phù hợp và chấp nhận giữa các cá nhân và các thành viên khác trong nhóm, giữa các cá nhân và nhóm. - Yếu tố hoàn cảnh: Hoàn cảnh là một yếu tố có ảnh hưởng đến tính khuôn phép của cá nhân. Trong các hoàn cảnh khác nhau, mức độ thể hiện tính khuôn phép ở cá nhân có khác nhau. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cá nhân thực hiện công việc khó khăn, khi công việc đòi hỏi cấp bách về mặt thời gian hoặc khi công việc quy định phương thức thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng v.v,.. thì tính khuôn phép thể hiện cao. Còn khi công việc dễ thực hiện và không gò ép về mặt thời gian cá nhân ít tuân theo khuôn phép. Thậm chí nhóm cũng lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, công việc cấp bách để ép cá nhân phải phục tùng khuôn phép, theo chuẩn mực của nhóm. Khi nghiên cứu tính khuôn phép ta còn thấy vị trí đối lập khác của cá nhân trong nhóm - đó là những người không thay đổi về lập trường của mình trước áp lực nhóm, nếu ý kiến của nhóm được anh ta kiểm tra là không đúng. Ngoài ra, trong nhóm đôi khi còn có một thiểu số những người luôn có ý thức chống đối lại nhóm, không chịu phục tùng theo chuẩn mực của nhóm, gây nhiều khó khăn phiền hà cho nhóm. Như vậy, trước áp lực nhóm, thường có hai loại hành vi cá nhân: - Loại thứ nhất: những người theo khuôn phép thể hiện ở sự chấp nhận áp lực nhóm bằng cách làm theo tư tưởng và hành động của nhóm, hoặc chịu áp lực nhóm bằng cách làm theo yêu cầu của nhóm nhưng vẫn giữ tư tưởng riêng. - Loại thứ hai: những người không tuân theo khuôn phép, không chấp thuận ý kiến nhóm và không ứng xử theo khuôn mẫu của nhóm.

Trang 91

3.2.Tính vâng theo Vâng theo là sự chấp thuận, phục tùng một uy quyền nào đó. Các nhà nghiên cứu vấn đề vâng theo đều xuất phát từ một luận điểm chung cho rằng, mọi người đối với nhau về cơ bản đều là tốt không ai muốn trừng phạt hoặc làm đau khổ cho người mà họ không quen biết. Nhưng thực tế, trong một điều kiện hoàn cảnh nào đó con người có thể vâng theo, phục tùng yêu cầu của một quyền uy mà không có sự từ chối hay chống đối ngay cả khi ý thức điều đó là không đúng. Vâng theo nó có nguồn gốc khách quan. Phân biệt a dua và tuân theo: A dua chịu sự áp lực của nhóm Tuân theo chịu sự áp lực của cá nhân A dua nó không phải là nói lên tốt hay xấu mà nó phù hợp với tính chất của chuẩn mực ở hoàn cảnh đó nó tốt hay không tốt. A dua là tốt khi một người biết chấp hành một chuẩn mực đó là tốt. 4.Thay đổi, Va chạm, Xung đột nhóm. 4.1.Thay đổi cấu trúc nhóm Cấu trúc nhóm là một sự cân bằng tương đối. Do ảnh hưởng của những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn đến phá vỡ trạng thái cân bằng của nhóm và làm thay đổi cấu trúc nhóm. Yếu tố này như động lực làm xuất hiện sự căng thẳng hoặc một chuỗi căng thẳng dẫn tới việc tìm kiếm sự cân bằng mới, tức là sự thay đổi tổ chức của nhóm. Cuộc sống của nhóm biểu hiện qua quá trình lần lượt thay đổi các trạng thái cân bằng và phá huỷ sự cân bằng đó. Đặc biệt là các nhóm không chính thức ít có tính bền vững, không có tính cân bằng tương đối và ổn định trong hoạt động. Trong nhóm thường tồn tại hai lực lượng đối lập nhau: các lực lượng của sự nhất trí, chúng có xu hướng muốn giữ lại cấu trúc của nhóm và lực lượng của sự phân hoá lại có chiều hướng muốn thay đổi cấu trúc đó. Sự cân bằng của nhóm tồn tại trong trường hợp nếu các lực lượng nhất trí của nhóm chiến thắng các lực lượng của sự phân hoá. 4.2.Va chạm, xung đột Va chạm là sự mẫu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các cá nhân về một vấn đề nào đó có liên quan đến mặt nhận thức, tình cảm hoặc quyền lực vật chất.

Trang 92

Va chạm là hiện tượng của đời thường, thường xuyên. hiển nhiên trong các quan hệ (gia đình, lớp học, tổ đội,...). Có thể nói, ở đâu có quan hệ, ở đó ít nhiều có sự va chạm. Va chạm không phải bao giờ cũng gắn với ý nghĩa tiêu cực, bè cánh, chia rẽ,.. Ngược lại, va chạm còn có ý nghĩa tích cực giúp giải toả thần kinh, dẫn đến sự hiểu biết thông cảm với nhau, đôi khi còn giúp cho nhóm phát triển, làm hoàn hảo hơn các chuẩn mực, các quy chế ban hành. Xung đột nhóm là sự mâu thuẫn, bất đồng về các quan điểm, niềm tin,.. giữa các thành viên trong nhóm có liên quan đến các vấn đề của cuộc sống xã hội hoặc động chạm đến quyền lợi vật chất hay tinh thần của các cá nhân. Xung đột nhóm dẫn đến sự phá vỡ thế cân bằng, gây rối loạn về cơ cấu, về tổ chức nhóm, là nguyên nhân làm thay đổi nhóm. 4.3.Nguyên nhân của va chạm, xung đột nhóm. - Khách quan: là nguyên nhân tác động từ bên ngoài, đẩy con người vào tình huống mâu thuẫn phức tạp. Đó là những nguyên nhân ngoài xã hội như kinh tế – chính trị, tôn giáo,... dẫn đến căng thẳng và xung đột trong nhóm. Hoặc những nguyên nhân khách quan do các quy chế điều lệnh ban hành chưa rõ ràng và đầy đủ làm thiệt thòi đến quyền lợi của các thành viên. Do đó va chạm, xung đột nổ ra. - Chủ quan: Đó là nguyên nhân nằm ngay trong mỗi cá nhân và nhóm, những mâu thuẫn kiểu tự nó, vốn có thường dẫn đến những va chạm, xung đột khó tránh. Về phía lãnh đạo, xung đột có thể xảy ra do thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, khả năng điều hành công việc chung còn kém, phong cách lãnh đạo không phù hợp với nhóm, hoặc các phẩm chất cá nhân không phù hợp với cương vị lãnh đạo. Về phía các thành viên trong nhóm cũng có những nguyên nhân dẫn đến va cham, xung đột như cá tính của người thừa hành, sự lười biếng, nịnh hót tư lợi ở một số người. Va chạm, xung đột nhóm có thể xuất phát từ các đặc trưng nhóm như: cơ cấu tổ chức nhóm lỏng lẻo, các quy chế chuẩn mực không rõ ràng, lỗi thời, điều kiện hoạt động thiếu thốn, lương thấp v.v... 4.4.Sự tiến triển của va chạm, xung đột Va chạm, xung đột bắt đầu bằng một sự tranh luận ở phạm vi của vấn đề làm sáng tỏ. Các thành viên tranh luận một cách cương quyết nhưng không ai động chạm đến các đặc điểm cá nhân của người tham dự. Trang 93

Nếu tranh luận không được giải quyết ổn thoả, sự bất đồng ý kiến sẽ được khoét sâu, phạm vi tranh cãi rộng mở tạo thành một hố ngăn cách hai bên. Tình huống xung đột xuất hiện khi các bên tham chiến từ bất đồng về cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề chuyển sang phê phán cá tính, thói quen của nhau, lôi khúc mắc trong quá khứ của nhau ra xem xét chứng minh cho ý kiến của mình. Xung đột công khai, hai bên quyết giữ ý kiến mà không muốn nghe ý kiến của nhau. Mọi người chỉ muốn thanh minh và lôi kéo những người khác vào cuộc. Đây là giai đoạn đối kháng tâm lý. Xung đột căng thẳng có thể dẫn đến tan rã nhóm nếu có đe doạ đến sự sống còn, đến chỗ làm việc, đến địa vị xã hội của họ. 4.5.Hậu quả của xung đột Nếu xung đột được giải quyết bằng sự can thiệp hoà giải ở bên ngoài: đó là cấp trên, thì tình huống xung đột ngấm ngầm tồn tại, nó hình thành nên những tốp, nhóm nhỏ hơn, gây ra trong nhóm nạn bè cánh. Xung đột nhóm cũng có thể được giải quyết bằng cách loại trừ một vài thành viên cốt cán bằng cách cho phái đối lập yếu đi, căng thẳng trong nhóm giảm xuống. 5.Lãnh đạo nhóm 5.1.Khái niệm Do mối quan hệ hữu cơ giữa các thành viên trong việc thực hiện các hoạt động chung của nhóm mà xuất hiện sự cần thiết phải phối hợp và điều tiết các mối quan hệ trong nhóm. Vai trò này thường do một người hoặc một vài người trong nhóm (chính thức hay không) nếu thiếu người lãnh đạo thì hoạt động của nhóm không thể đem lại năng suất cao, thậm chí nhóm khó có thể tồn tại được. Vai trò của người lãnh đạo là hướng sự nỗ lực của tất cả mọi người nhằm mục đích thực hiện tốt các hoạt động đề ra. Như vậy, khái niệm lãnh đạo bao gồm một số yếu tố cấu thành: - Thứ nhất, người lãnh đạo là người hiểu biết được các động cơ thúc đẩy hoạt động khác nhau, các hoàn cảnh và thời điểm khác nhau ở các thành viên trong nhóm mình. - Thứ hai, người lãnh đạo có khả năng khích lệ, động viên cuốn hút mọi người, tạo ra ở họ lòng trung thành, tận tâm đối với công việc và đối với người lãnh đạo. - Thứ ba, người lãnh đạo có một phương pháp hành động phù hợp nhằm tạo ra một bầu không khí tâm lý nhóm với tinh thần hiểu biết tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau, để đem lại năng suất lao động cao nhất. Trang 94

Khi xem xét khái niệm người lãnh đạo, cần phân biệt với khái niệm thủ lĩnh. Thủ lĩnh là người đứng đầu một nhóm bất kỳ: được các thành viên trong nhóm ưa chuộng cử ra, người đó có khả năng đóng vai trò trung tâm trong việc phối hợp hoạt động chung và điều hoà các mối quan hệ trong nhóm. Thủ lĩnh thường là người có uy tín nhất trong nhóm. Thủ lĩnh có thể là người lãnh đạo, có thể là không. Nhà tâm lý học Xô viết B. Đ. Parưgin đã chỉ ra rằng: Giữa thủ lĩnh và lãnh đạo có một số đặc điểm khác nhau. +Thủ lĩnh là một hiện tượng tự phát do các thành viên trong nhóm tôn sùng, đề cử. Phạm vi hoạt động của thủ lĩnh bị hạn chế trong nhóm. Còn lãnh đạo được bổ nhiệm, hay nhóm lựa chọn. Hoạt động của lãnh đạo có mục đích, dưới sự kiểm tra của các nhân tố khác nhau của cơ cấu xã hội. +Thủ lĩnh thực hiện sự điều hoà cá nhân trong nhóm, còn người lãnh đạo thực hiện sự điều chỉnh các quan hệ chính thức của nhóm với tư cách là một tổ chức xã hội nhất định. +Hiện tượng thủ lĩnh không ổn định, việc hình thành thủ lĩnh phần nhiều phụ thuộc vào tâm trạng của nhóm, còn lãnh đạo là hiện tượng có tính ổn định hơn bền vững hơn. +Lãnh đạo có trong tay các quy chế, hệ thống phê chuẩn, khen thưởng, còn đối với thủ lĩnh thì không có quy chế. *Phân biệt quản lý và lãnh đạo Lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản lý. Chức năng của quản lý bao gồm các khâu: dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, xác định biên chế, lãnh đạo và kiểm tra. 5.2.Các phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật hiện nay, vị trí lãnh đạo phải đáp ứng các yêu cầu về học vấn chuyên môn và các kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn. Những yêu cầu này thể hiện trình độ đào tạo của người lãnh đạo. Ngoài những phẩm chất về kiến thức, trí tuệ và kinh nghiệm còn đòi hỏi ở người lãnh đạo có thái độ ham thích đối với công việc, thể hiện ở tâm lý sẵn sàng lao động. Nếu ai không có tình yêu, hứng thú đối với công việc thì không nên ở vị trí này. Trang 95

Tâm lý sẵn sàng lao động thể hiện ở khả năng hợp tác với mọi người trong nhóm, ở đặc điểm ý chí của người lãnh đạo trong việc tiến hành công việc đến cùng, ở tính kiên quyết tự chủ, và độc lập trong suy nghĩ và hành động. Vị trí lãnh đạo là vị trí có nhiều tác động qua lại với các thành viên trong nhóm. Tính chất của hoạt động này phần lớn phụ thuộc vào tính cách của người lãnh đạo, khả năng thu xếp ổn thoả các mối quan hệ trong công việc và có lối giao tiếp đúng đắn với mọi người. Đồng thời ở một chừng mực nào đó, tính cách của lãnh đạo có tác dụng như một chuẩn mực cho các ứng xử của mọi người trong nhóm. Tính cách của người lãnh đạo thể hiện ở sự chín chắn về mặt tình cảm v.v… tính đúng mực, tính điềm đạm. Những phẩm chất bình thường ở một con người như tính ân cần, nhiệt tình, cởi mở, lịch sự, tế nhị,v.v… càng cần thiết phải có ở người lãnh đạo. Thực chất tuỳ thuộc vào tính chất của công việc, tuỳ thuộc vào mối quan hệ trong nhóm v.v… mà yêu cầu các phẩm chất cụ thể ở người lãnh đạo. Trong thực tế, giữa hiệu quả lao động và một số các đặc điểm của người lãnh đạo có mối tương quan nhất định. Theo Davis: hiệu quả hoạt động của nhóm sẽ tăng lên nhiều khi người lãnh đạo có những phẩm chất như sự thông minh, quan tâm xã hội rộng rãi, có động cơ thúc đẩy lớn đối với sự thành đạt, tôn trọng và quan tâm tới mọi người. 5.3.Phong cách lãnh đạo 5.3.1.Định nghĩa: Phong cách lãnh đạo là cách thức tác động, phương pháp được người lãnh đạo sử dụng nhằm tác động đến những người dưới quyền. Người đầu tiên nghiên cứu phong cách lãnh đạo là K.Lewin. Theo ông, có 3 phong cách lãnh đạo cơ bản, đó là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, phong cách lãnh đạo dân chủ, và phong cách lãnh đạo tự do. 5.3.2.Các kiểu phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán Đó là kiểu lãnh đạo bằng mệnh lệnh, uy quyền. Các công việc trong nhóm đều do anh ta tự quyết định, điều chỉnh. Không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, thường tỏ thái độ không tin tưởng vào cấp dưới và cố tình hạn chế tiếp xúc đối với họ. Người lãnh đạo độc đoán là người chỉ biết dùng phần thưởng hay hình phạt Trang 96

theo ý riêng của mình để chỉ huy công việc. Đó là người nhìn bề ngoài thường bận rộn, lo lắng, cau có thể hiện trên nét mặt, nói năng cộc lốc, dễ gây khó chịu cho mọi người. Đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán là coi chỉ thị, mệnh lệnh có ý nghĩa hàng đầu, là người coi trọng và say sưa với quyền lực. Tuy vậy, phong cách lãnh đạo chuyên quyền đơn giản, quyết định đưa ra ngắn gọn, rõ ràng, đáp ứng được các công việc cần giải quyết nhanh. Người chuyên quyền thường là người quyết đoán, tích cực và có trách nhiệm. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền có thể xuất phát từ sự kém cỏi về trình độ học vấn, chuyên môn hoặc do người lãnh đạo không có các phẩm chất cá nhân cần thiết, hoặc đơn giản là họ không có khả năng giao tiếp với mọi người và điều hoà các mối quan hệ trong nhóm. Vì vậy, “ngồi ghế lãnh đạo” họ phải dùng quyền lực, mệnh lệnh để điều hành công việc. Mặt khác, có thể do khả năng lĩnh hội hiểu biết của cấp dưới còn bị hạn chế; trình độ chuyên môn, tay nghề kém, tổ chức của nhóm còn lộn xộn, các thành viên chưa có ý thức tự giác và giữa họ chưa có mối quan hệ hiểu biết và tương trợ lẫn nhau trong công việc nên người lãnh đạo phải chọn tác phong độc đoán, mệnh lệnh để điều khiển công việc của nhóm. Phong cách lãnh đạo độc đoán hay người lãnh đạo chuyên quyền xét về khía cạnh lịch sử phát triển của nhóm, tập thể, xí nghiệp v.v…là một hiện tượng tồn tại khách quan, là phong cách lãnh đạo cần thiết trong giai đoạn phát triển đầu tiên của các mối quan hệ qua lại giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Phong cách dân chủ Đó là kiểu lãnh đạo dựa vào sự tham khảo ý kiến của các thành viên trong nhóm, cổ vũ và khuyến khích mọi người tham gia giải quyết các vấn đề của nhóm. Đó là kiểu lãnh đạo mà trước khi ra quyết định đều có sự bàn bạc nhất trí của đại đa số các thành viên trong nhóm, quyết định thường được thông qua ở cuộc họp chung. Khi phân công công việc cho cấp dưới, lãnh đạo có tính đến năng lực, khả năng, khía cạnh tâm lý – xã hội và hoàn cảnh thực thi của từng người, từng tổ. Người lãnh đạo dân chủ tiếp thu ý kiến phê bình của mọi người với thái độ thiện chí khách quan. Thường tạo ra bầu không khí tâm lý trong nhóm thuận hoà, tin tưởng lẫn nhau. Người lãnh đạo dân chủ Trang 97

thường không phô bày các ưu thế của mình trước mọi người. Họ hành động không theo kiểu đứng trên nhóm mà luôn thể hiện như một thành viên của nhóm. Nhìn chung, đó là kiểu lãnh đạo đem lại hiệu quả hoạt động cao và mức độ thoả thuận của mọi người trong nhóm lớn. Vì nó phát huy được tính sáng tạo và tinh thần sáng tạo của mọi người. Một biến dạng quá thái của phong cách lãnh đạo dân chủ là người lãnh đạo sẵn sàng giúp đỡ các thành viên của mình trong mọi lúc, ngay cả khi không có sự giúp đỡ của lãnh đạo mọi người trong nhóm vẫn thực hiện tốt công việc của mình. Phong cách lãnh đạo dân chủ thái quá thể hiện ở chỗ không những họ tham khảo, lắng nghe ý kiến cấp dưới trước khi ra quyết định mà họ không dám ra quyết định có tính chất cá nhân nào khi ý kiến của các thành viên còn chưa nhất trí. Phong cách lãnh đạo tự do Đó là kiểu lãnh đạo không sử dụng đến quyền lực mà vị trí lãnh đạo cho phép họ có. Trên thực tế, người lãnh đạo không quan tâm thật sự đến công việc chung, hầu như họ thả lỏng các thành viên tự do quyết định khi hành động. Phong cách lãnh đạo theo kiểu tự do là người lãnh đạo tự xem xét mình là người giúp đỡ cấp dưới làm việc, bằng cách cung cấp thông tin hoặc môi giới liên hệ công việc cho cấp dưới. Nhóm được lãnh đạo theo kiểu này thực chất có lãnh đạo mà như không, mọi hoạt động trong nhóm bị chia lẻ, phân tán. Đó là kiểu lãnh đạo kém tinh thần sẵn sàng làm việc, không có khả năng điều hành nhóm. Trách nhiệm đối với công việc chung với mọi người trong nhóm kém. Thực chất đó là kiểu lãnh đạo dựa vào cấp dưới để đạt mục đích riêng của mình. Kết luận: Trong thực tế, không có người lãnh đạo nào mang đặc trưng của một phong cách lãnh đạo thuần tuý. Họ chỉ có thể thiên về kiểu lãnh đạo này hay khác khi điều hành từng hoạt động cụ thể. Thực ra, tất cả các người lãnh đạo buộc phải khi là người độc đoán, khi là người dân chủ. Điều này không chỉ phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo mà còn phụ thuộc vào các phẩm chất khác nhau của các thành viên trong nhóm cũng như đặc điểm lao động của nhóm. Trang 98

Ngoài cách phân chia ba loại phong cách lãnh đạo mang tính truyền thống, thuần tuý của K.Lewin, ngày nay có rất nhiều kiểu phân loại lãnh đạo khác nhau. 5.4.Uy tín lãnh đạo 5.4.1.Khái niệm uy tín Là sự thừa nhận chung có ý nghĩa xã hội, là ảnh hưởng của một cá nhân, một nhóm hoặc một thiết chế xã hội nào đó trong lĩnh vực xã hội nào đó, là sự ảnh hưởng, thừa nhận về quyền lực. Phân biệt uy tín và uy quyền Uy quyền: do tác động của quyền lực của người đó mà địa vị xã hội trao cho họ. Uy tín cũng là một quyền lực được thừa nhận, được tín nhiệm do các phẩm chất và năng lực của chủ thể thông qua các hoạt động và giao tiếp gây lên sự ảnh hưởng nhất định đối với người khác. Còn quyền uy là do những ưu thế và chức vụ đem lại. Đó là quyền lực do thể chế trao cho để thực hiện một trách nhiệm nào đó. Người có uy quyền chưa chắc đã có uy tín. Nhưng người có uy tín thì có uy quyền. 5.4.2.Uy tín lãnh đạo Đó là một hệ thống những thuộc tính nhân cách gắn bó với nhau, đảm bảo có được những thành công trong việc tổ chức và lãnh đạo các hoạt động của nhóm và trong các quan hệ khác. Những thuộc tính của nhân cách: Trình độ đào tạo của một người lãnh đạo, năng lực tổ chức, các phẩm chất đạo đức, cá tính. Một hệ thống những thuộc tính nhân cách kết hợp với vị trí lãnh đạo tạo thành uy tín lãnh đạo: uy tín cá nhân + uy tín về mặt quyền lực. Tuy nhiên, quyền lực thực tế của người lãnh đạo là do cấp dưới thừa nhận. Các phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo là sự kết hợp giữa chức vụ và uy tín cá nhân. Một người lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền chủ yếu dùng uy tín quyền lực áp đặt. Người lãnh đạo dân chủ: chủ yếu dựa vào uy tín của cá nhân, năng lực cá nhân để tác động xuống dưới trong khi lãnh đạo độc đoán ít dùng đến. 5.4.3.Những biểu hiện của những người lãnh đạo có uy tín tốt + Quan hệ với thông tin quản lý (thông tin quản lý tốt hay xấu thì người đó phải nắm được) Trang 99

+ Kết quả thực hiện các quyết định quản lý: tức là một người có uy tín thì người đó nói là phải thực hiện. +Thực trạng công việc khi mà người lãnh đạo đi vắng: khi người lãnh đạo đi vắng mọi hoạt động của nhóm vẫn diễn ra tốt đẹp, các nhân viên vẫn thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm túc. +Sự đánh giá của cấp dưới, bạn hữu phải thống nhất với tín nhiệm và sự phục tùng của cấp dưới. +Những người mà có quan điểm đối lập, hoặc đối thủ cũng phải thừa nhận. +Người có uy tín tốt là người mà việc riêng ở trong gia đình của người lãnh đạo cũng được ít nhiều người ta quan tâm đến. Một số những biểu hiện khác của uy tín - Uy tín giả tạo: gây sự áp lực sợ hãi của cấp dưới bằng các hình thức kỷ luật hoặc vô hiệu hoá công việc của người ta. - Uy tín gia trưởng: Tạo một mối quan hệ gia đình trong công xưởng, tìm những người cùng phe cánh, hợp với mình. - Uy tín tạo bởi khoảng cách: Khoảng cách rất gần: tạo uy tín bằng cách dân chủ giả hiệu (tức là người lãnh đạo tự cho mình là gần gũi bao che cho cấp dưới) Tìm một khoảng cách xa: tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, tìm kiếm sự ủng hộ bên ngoài, tạo một cái gì đó bí hiểm, tạo nên đẳng cấp. - Thông thái rởm: luôn tỏ ra mình thông thái, hiểu biết nhiều, trong tập thể rất tập trung vào khẩu hiệu, trang trí phòng ban. 6.Hoạt động truyền thông trong nhóm và Các quá trình ra quyết định 6.1.Hoạt động truyền thông trong nhóm 6.1.1.Khái niệm Trong nhóm, truyền thông được xem như là một hoạt động quan trọng nhất. Bởi lẽ, nó đóng vai trò của một cơ quan tuần hoàn – chuyển tải thông tin đến mỗi thành viên, giữa các thành viên với nhau và đưa các thông tin từ các thành viên về cơ quan quản lý nhóm.

Trang 100

Truyền thông được hiểu là một cách đơn giản là truyền báo cho người khác những tin tức, tài liệu liên hệ đến họ trong tổ chức của nhóm. Sẽ là thiếu sót nếu hiểu truyền thông là hoạt động một chiều (từ người truyền đến người nhận) mà phải hiểu đây là hoạt động hai chiều (chiều phản hồi từ người nhận trở lại người truyền). 6.1.2.Các yếu tố trong truyền thông Có 8 yếu tố , đó là: - Phần truyền Hoạt động truyền thông trong nhóm được bắt đầu từ bộ phận truyền tin. Chủ thể của phần truyền tin có thể là những người quản lý hay các thành viên của nhóm. Từ đây các chỉ thị, thông tin được truyền đến đối tượng nhận tin Yêu cầu đối với người truyền tin: + Phải biết được mục đích của việc truyền thông và kết quả sẽ đạt được + Việc truyền thông phải phù hợp với trình độ của người nhận tin, phải liên quan đến nhu cầu lợi ích của họ. + Các thông tin được truyền phải rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu Trong truyền thông, chúng ta cần chú ý đến một đặc điểm tâm lý quan trọng của người Việt Nam là rất coi trọng tình cảm. thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với việc tạo ra trạng thái cảm xúc trong qúa trình truyền thông. - Phần nhận Đối với người nhận tin, điều quan trọng là phải biết lắng nghe, phải hiểu được mục đích, nội dung của thông tin truyền đến, thông tin đó được truyền từ cấp nào. Việc tiếp nhận thông tin chính xác, đầy đủ là điều kiện quyết định để thực hiện tốt thông tin đó. Những người quản lý khi tiếp nhận các thông tin từ cấp dưới cần biết lắng nghe, ghi nhận, tránh thái độ chỉ trích, ngắt lời. Hai yếu tố cấu thành hoạt động truyền thông của nhóm trên đây cần phải đặt trong mối tác động tương hỗ lẫn nhau. Chỉ khi nào hai yếu tố này được đặt trong mối quan hệ tương hỗ thì hoạt động truyền thông của nhóm mới đạt kết quả.

Trang 101

- Các giác quan cảm nhận Người nào đó phát ra tín hiệu, nhưng cũng có thể là một quyển sách, chữ và hình trong đó. Tay bạn cầm cuốn sách. Những dây thần kinh và cơ bắp ở mắt và tay bạn chuyển hình ảnh và cảm giác về não. Đó là các giác quan cảm nhận, ngoài ra còn có: thính giác, khứu giác, xúc giác. - Thông điệp Thông điệp là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình truyền thông. Khi người truyền thông muốn nói ra một đằng mà người nhận thông điệp hiểu một nẻo là điều thường xảy ra khiến cho truyền thông kém hiệu quả. Thông điệp muốn truyền đạt là những ý tưởng, cảm xúc mà người phát muốn cho người nhận biết và hiểu chính xác. Chúng còn nằm “trong đầu” của anh ta. Khi phát ra thì anh ta phải dùng ngôn từ, cử chỉ, điệu bộ…nghĩa là nội dung ấy được mã hoá. Thông điệp nhận được đó là điều mà người nhận nghe, thấy, sờ, ngửi hay nếm và giải mã. Tiếp nhận, nhận thức là lý giải, tạo ra một ý nghĩa cho điều gì nhận được từ giác quan. Nghe một tiếng động, bộ não của người ta phải giải mã ngay đó là âm nhạc, chén vỡ hay lời nói du dương. - Yếu tố chứa đựng thông điệp Ngoài lời nói và chữ viết có nhiều yếu tố diễn đạt điều mà một người thật sự muốn nói. Đó là cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, đồ vật, cách sử dụng không gian và thời gian. Nếu không nhạy bén chúng ta không thẩm định được ý tưởng của người đối thoại. - Đáp ứng và phản hồi Trong câu chuyện của hai người, người nghe luôn đáp ứng lại. Sự đáp ứng này có thể được bộc lộ hay thầm kín. Phản hồi: là cách người phát lý giải sự đáp ứng đó. Cách lý giải này không thể luôn chính xác, tránh sự chủ quan nên có thể gây hiểu lầm. - Hoàn cảnh Là bối cảnh trong đó diễn ra quá trình truyền thông. Bối cảnh bao gồm hai khía cạnh vật chất và xã hội. Khía cạnh vật chất: bao gồm các khía cạnh nằm bên ngoài các đối tượng đang giao tiếp. Như địa điểm, kích thứơc phòng, số người cách bố trí chỗ ngồi hay khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn. Trang 102

Khía cạnh xã hội: Khía cạnh tâm lý xã hội xuất phát từ nội tâm các đối tượng, sẽ ảnh hưởng nhiều hơn trong cách họ tiếp nhận vấn đề và tự lý giải ý nghĩa. Các khía cạnh xã hội bao gồm mục đích truyền thông, vai trò và quan hệ giữa đôi bên. 6.1.3.Các dạng truyền thông - Truyền thông giữa cá nhân với cá nhân: diễn ra giữa hai hay nhiều hơn. Yếu tố quan trọng là có sự tương tác mặt giáp mặt và cả hai đều là nguồn phát và nguồn nhận. - Truyền thông trước công chúng. Từ phía phát chỉ một hay vài người, từ phía nhận thì rất đông. Ví dụ: một bài diễn thuyết. - Truyền thông đại chúng: là truyền thông công chúng được khuyếch đại qua phương tiện kỹ thuật điện tử v.v… Ví dụ như báo chí, truyền thanh, truyền hình là các phương tiện truyền thông đại chúng. 6.2.Quá trình ra quyết định của nhóm Quá trình ra quyết định của nhóm liên hệ chặt chẽ với vai trò thủ lĩnh, vai trò lãnh đạo. Cho nên ra quyết định là một chức năng quan trọng của người lãnh đạo. Việc tổ chức nhóm để ra quyết định là chức năng đặc biệt phức tạp. Hai nhà Tâm lý học Pháp A.M. Rober và Ph. Tilman đã chỉ rõ: nói đến quá trình ra quyết định của nhóm là nói tới sự thảo luận của nhóm về một vấn đề nào đó, nhờ kết quả thảo luận ấy nhóm ra một hay một số quyết định. Hai ông chia quá trình ra quyết định của nhóm ra thành 4 giai đoạn: 6.2.1.Giai đoạn xác định dữ kiện Giai đoạn này hoàn toàn mang tính thực tế và khách quan. Trong giai đoạn này, những người tham gia các cuộc họp không biểu quyết và không bày tỏ ý kiến đánh giá của mình về các dữ kiện đã thu thập được. 6.2.2.Giai đoạn tạo ý tưởng Những người tham gia có thể nói tất cả những gì họ suy nghĩ về các dữ kiện họ thu thập được. Người điều khiển cuộc họp trong thời gian ngắn này chỉ ghi lại những ý kiến phát biểu. Nhiều người muốn đi đến quyết định trong giai đoạn này có lẽ còn quá sớm. 6.2.3.Giai đoạn tìm kiếm các quyết định Giai đoạn này đòi hỏi nhóm phải có sự nỗ lực tối đa. Các thành viên đưa ra quyết định đề nghị của mình, người lãnh đạo ghi chúng lên bảng. Trang 103

6.2.4.Giai đoạn ra quyết định Từ những quyết định được các thành viên đưa ra, nhóm chọn một hay một số quyết định trong số đó. Các quyết định cuối cùng này phải thoả mãn yêu cầu của đa số hay tất cả các thành viên tham gia họp. Điều quan trọng là trong quá trình ra quyết định của nhóm, người lãnh đạo – người điều khiển cuộc họp phải tổ chức như thế nào đó để các thành viên trong nhóm tham gia hoàn toàn một cách tự do, thoải mái. 7.Sự phát triển của nhóm Nhóm được thành lập để giải quyết một hay nhiều mục tiêu nào đó. Khi mục tiêu hoàn thành nhóm không còn lý do tồn tại. Các tác giả đưa ra một số công thức dễ nhớ về các giai đoạn phát triển của nhóm như sau: Cách chia nhóm thành 5 giai đoạn (theo Nguyễn Thị Oanh –Tâm lý truyền thông và giao tiếp): 7.1.Giai đoạn hình thành: Để đạt được một hay nhiều mục tiêu, một số người liên kết với nhau. Giai đoạn này người ta bàn thủ tục gia nhập, làm quen (thăm dò lẫn nhau). Một số khó khăn có thể xảy ra khi quy tụ quá đông (trên 20 người), hay liên kết những thành phần khác nhau (về trình độ, nhu cầu, tuổi tác,…) 7.2.Giai đoạn bão táp: Qua giai đoạn “lễ phép”, “lịch sự” khi mới quen nhau, nhóm viên tranh cãi về mục tiêu. Các cá tính khác nhau sẽ và chạm, các giá trị đạo đức, xã hội khác nhau làm cho người ta khó hiểu và chấp nhận nhau. Có thể có người bỏ ra ở giai đoạn này. Thống nhất mục tiêu chung, họ còn phải tranh cãi về phương pháp tiến tới mục tiêu. Đây đúng là giai đoạn “bão táp” mà hầu hết nhóm đều trải qua. 7.3.Giai đoạn ổn định: Với sự xuất hiện của lãnh đạo thực, người ta bắt đầu chịu lắng nghe và chấp nhận lẫn nhau. Muốn nhóm vận hành tốt trôi chảy, người ta đề ra những quy tắc chung, phân công trách nhiệm: quyền lợi các bên, cứ theo đó mà làm, nhóm viên dễ dàng tiến tới mục tiêu chung. 7.4.Giai đoạn thao tác: Tổ chức ổn định, nhóm mới bắt đầu thực hiện công tác hay chương trình đề ra. Trang 104

7.5.Giai đoạn kết thúc: Hoàn thành kế hoạch đề ra, nhóm không còn lý do tồn tại. Ví dụ như một nhóm nghiên cứu.. Trước khi kết thúc, việc lượng giá hết sức quan trọng. Nếu chưa hoàn thành mục tiêu nhóm có thể bắt đầu một giai đoạn mới. 8.Các mối quan hệ trong nhóm Vấn đề “các mối quan hệ con người” trong nhóm được nghiên cứu nhiều ở phương Tây từ những năm 30. Người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này là nhà xã hội học Mỹ A. Mayo. Theo ông, các mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong nhóm có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của nhóm. Tổng hoà các quan hệ có tổ chức, theo quy chế nhất định và các mối quan hệ tự phát giữa các thành viên trong nhóm hợp thành một mạng lưới các quan hệ chính thức và không chính thức trong nhóm. Các quan hệ này quyết định thái độ của mọi người đối với nhau và đối với quá trình hoạt động trong nhóm. 8.1.Quan hệ chính thức Quan hệ chính thức nảy sinh từ sự phân công lao động trong nhóm. Nó được quy định bởi các quy chế, chỉ thị mệnh lệnh mang tính bắt buộc tương ứng với các cấp quản lý. Các quan hệ chính thức xác định rõ địa vị chức trách của mọi người trong nhóm, liên kết và buộc họ tác động lẫn nhau theo cách thức đã quy định, theo kiểu người này là lãnh đạo, còn người kia là thừa hành hay bị lãnh đạo. Quan hệ chính thức bao gồm các mối quan hệ trực thuộc trên - dưới, (quan hệ giữa người lãnh đạo và các thành viên trong nhóm), và quan hệ giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Nó bị quy định bởi sự phân công lao động, địa vị xã hội, trình độ, tính chất, đặc điểm công việc v.v… Tuỳ theo phong cách lãnh đạo và đặc điểm của công việc mà hình thành nên các hình thức quan hệ và cách ứng xử trong nhóm. Chẳng hạn, phong cách lãnh đạo chuyên quyền độc đoán hình thành nên các mối quan hệ độc đoán, không những có ở người lãnh đạo với các thành viên trong nhóm mà còn xuất hiện ở mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Do cách lãnh đạo chuyên quyền áp đặt lên các thành viên không những bất bình với thủ trưởng mà giữa họ còn không ưa lẫn nhau, không tin nhau, nhóm bị chia nhỏ hình thành nên các tốp, bè cánh để bảo vệ nhau.

Trang 105

Ngược lại, phong cách dân chủ tạo ra được mối quan hệ dân chủ, bình đẳng trong nhóm, các thành viên trong nhóm có tính tự chủ cao hơn, nhóm có tính ổn định cao. 8.2.Quan hệ không chính thức - Quan hệ không chính thức thường được hình thành một cách tự phát trên cơ sở các mối quan hệ cá nhân, phản ánh mức độ cảm tình hay không cảm tình, yêu hay ghét,… giữa các thành viên trong nhóm dựa trên sự đánh giá chủ quan về năng lực, cá tính, thói quen, v.v… - Các quan hệ không chính thức thường được nảy sinh từ các nhóm chính thức, xuất hiện trên cơ sở phi sản xuất đó thường là các mối quan hệ bạn bè, những người cùng sở thích, nguyện vọng, nhu cầu,… -Thường trong nhóm không chính thức có một thủ lĩnh. Đó là người có uy tín nhất đối với mọi người trong nhóm, là người có thế lực về mặt tinh thần. Tuy không có quyền hạn chính thức nhưng lại có ảnh hưởng cá nhân rất lớn trong nhóm. Thủ lĩnh của nhóm không chính thức thường là người có năng lực chuyên môn hoặc là người có các phẩm chất cá nhân đáng được kính trọng và tin cậy. Tuy nhiên, không ít trường hợp một người không trung thực, chây lười bao che cho các phần tử xấu trong nhóm lại được sùng như một thủ lĩnh của nhóm không chính thức. Sự xuất hiện các quan hệ chính thức và không chính thức trong nhóm là một hiện tượng khách quan tồn tại ngoài ý muốn của cá nhân hay người lãnh đạo. Các quan hệ không chính thức thường phản ánh bầu không khí nhóm. Nhóm trở nên lý tưởng khi các quan hệ chính thức và không chính thức có sự phù hợp với nhau. 9.Tập thể – một dạng nhóm đặc biệt Nếu nhóm nhỏ được đặc biệt quan tâm trong tâm lý học xã hội phương Tây, thì tập thể là đối tượng nghiên cứu quan trọng của tâm lý học xã hội Xô viết vào giai đoạn trước “cải tổ” ở Liên xô (cũ). Tập thể là một loại hình của nhóm, là hình thức chủ yếu của những người lao động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 9.1.Khái niệm Lý luận về tập thể chính là sự tìm tòi, nghiên cứu các đặc điểm, đặc trưng của quá trình biến đổi từ nhóm lên một mức cao hơn - đó là tập thể. Về mặt lý thuyết, tập thể là một nhóm đặc biệt, được hình thành và phát triển cao hơn về cơ cấu tổ chức, về mục Trang 106

tiêu xã hội, về tinh thần tự giác, đoàn kết nhất trí trong việc thực hiện các hoạt động chung của cả nhóm. 9.1.1.Định nghĩa: Tập thể là một tập đoàn người liên kết bền vững, có tổ chức, mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động phù hợp với các giá trị xã hội và lợi ích xã hội, có cơ quan quản lý riêng và là đơn vị độc lập về mặt pháp lý. Phân biệt tập thể và nhóm Tập thể: là nhóm chính thức, nhằm vào hoạt động chung, thực hiện một chuẩn mực chung, và bảo vệ lợi ích của họ. Nhóm: Trong các dạng nhóm thì tập thể là một dạng phát triển cao nhất. 9.1.2.Những điều kiện để cho một tập thể tồn tại • Điều kiện bên ngoài: - Được pháp luật công nhận - Do nhu cầu của xã hội - Có cơ sở vật chất nhất định - Có người lãnh đạo - Có các môi trường xung quanh tập thể và các mối liên hệ của nó với các tập thể khác. • Những điều kiện bên trong - Năng lực, tính cách của các thành viên - Lề lối làm việc của người lãnh đạo - Các quan hệ chính thức, không chính thức. 9.1.3.Những dấu hiệu đặc trưng - Là nhóm xã hội được nhà nước công nhận về mặt pháp lý. - Có mục đích hoạt động phù hợp với định hướng chung của xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội và cá nhân. - Các quan hệ giữa các thành viên trong tập thể do nhiệm vụ, mục đích hoạt động quy định. - Các quan hệ xã hội trong tập thể được quy định bởi tính pháp lý được thể chế hoá bằng nội quy, quy chế,... tập thể tồn tại trong một thời gian và không gian nhất định. - Mọi hoạt động đều xuất phát từ ý thức tự giác cao, từ tình cảm trí tuệ của mỗi người. Trang 107

- Có cơ quan quản lý, có người lãnh đạo điều hành, phối hợp hài hoà giữa lợi ích xã hội và cá nhân vì mục tiêu phát triển. - Tính cố kết, bền vững trong tập thể cao - Có các mối quan hệ pháp lý với các nhóm xã hội khác. - Hoàn thành các chức năng nhất định do xã hội quy định (sản xuất, nghiên cứu khoa học,...). Tập thể lao động là một nhóm xã hội bao gồm nhiều thành phần tham gia với các mức độ nhận thức và sự hiểu biết khác nhau, gắn bó với nhau bằng một hoạt động chung phù hợp với yêu cầu của sự phân công lao động xã hội. Các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến đều phát sinh, tồn tại và phát triển chính từ trong các tập thể này. Các hiện tượng như: thích nghi lẫn nhau, đoàn kết, va chạm, xung đột, bắt chước, lây lan tâm lý… đặc biệt là các trạng thái tâm lý thể hiện tinh thần của tập thể như bầu không khí tâm lý tập thể, dư luận tập thể, cảm xúc, tâm trạng,…. 9.2.Các giai đoạn phát triển của tập thể A. Macrenko cho rằng quá trình hình thành và phát triển của tập thể thường diễn ra qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn tổng hợp sơ cấp Lúc này, tập thể bắt đầu hình thành, người này tìm hiểu, liên kết với người kia thông qua một hoạt động chung, hình thành nên các mối quan hệ mang tính bên ngoài. Dần dần trong tập thể xuất hiện một nhóm nhỏ những người có tinh thần làm việc gương mẫu, luôn ủng hộ và giúp đỡ cho người lãnh đạo thực hiện các công việc quản lý của mình. Ở giai đoạn này, người lãnh đạo thiên về phong cách lãnh đạo chuyên quyền, buộc mọi người phải làm theo lệnh do tính kỷ luật chưa có, tính tự giác chưa cao. - Giai đoạn phân hoá Trong tập thể đã có ít nhiều sự phân hoá giữa các thành viên tạo ra các nhóm nhỏ khác nhau. Những người cốt cán, có ý thức trách nhiệm đối với công việc, không những họ luôn ủng hộ các đường lối của người lãnh đạo mà đòi hỏi yêu cầu các thành viên khác của tập thể phải thực hiện các hoạt động của tập thể. Trong tập thể cũng hình thành một nhóm các thành viên thụ động – lành mạnh, họ là những người lao động tốt, chấp hành những yêu cầu của lao động và tập thể.

Trang 108

Nhưng bản thân họ không đưa ra được ý tưởng gì giúp cho tập thể tháo gỡ những khó khăn hoặc giúp cải tiến phát triển tập thể. Đồng thời trong tập thể xuất hiện một bộ phận thụ động khác – những người thờ ơ với mọi hoạt động của tập thể, không quan tâm các mục tiêu và đường hướng phát triển của tập thể. Với người lãnh đạo, đòi hỏi phong cách ứng xử thích hợp với từng nhóm người. Có nghĩa là vừa lãnh đạo chuyên quyền, mệnh lệnh đối với những người không có ý thức, mềm mỏng, tin tưởng ở cấp dưới đối với những người có trách nhiệm với tập thể, có tinh thần xây dựng tập thể. - Giai đoạn hợp nhất Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của tập thể. Hầu hết các thành viên đã có sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau và tin ở đường lối, mục tiêu hoạt động của nhóm. Các yêu cầu của tập thể không những được các thành viên thực hiện tốt mà họ còn đề đạt ý kiến nhằm phát triển tập thể tốt hơn. Ở giai đoạn này, phong cách lãnh đạo dân chủ tạo ra hiệu quả hoạt động cao, bầu không khí tâm lý tập thể lành mạnh, mức độ thoả mãn của các thành viên lớn. Theo Petropxki, tập thể được cấu tạo từ 3 lớp: Lớp bên ngoài: thể hiện các mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể mang tính trực tiếp, tự phát dựa trên cơ sở các cảm xúc tình cảm cá nhân. Lớp thứ hai: thể hiện ở mức độ cao hơn trong mối quan hệ giữa các thành viên, dựa trên sự thống nhất về các định hướng giá trị. Các quan hệ gắn bó thông tin hoạt động chung. Lớp thứ 3: là lớp hạt nhân mang các dấu hiệu đặc trưng của tập thể, được thống nhất trên cơ sở thực hiện mục đích hoạt động chung, các đường hướng phát triển của một tập thể. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô, lý luận tâm lý về tập thể đã chiếm vị trí có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu nhóm và đặc biệt là những nhóm có mức độ phát triển cao – tập thể (theo quan điểm của các nhà Tâm lý học Xô viết)

Trang 109

Kết luận Nhóm nhỏ là một đơn vị nhỏ nhất của cơ cấu xã hội. Nhóm nhỏ là môi trường đầu tiên dạy con người học bước vào đời. Thông qua nhóm nhỏ, thông qua tế bào hạt nhân này ở con người hình thành nên các đặc điểm xã hội (học nói, học làm, học các khái niệm,….), các kinh nghiệm xã hội. Nhóm nhỏ - đó là nhóm gia đình, nhóm trẻ chơi, nhóm bạn không chính thức, tập thể lao động… Nghiên cứu nhóm nhỏ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, giáo dục các phẩm chất của con người, cũng như đối với quá trình tổ chức xã hội và phân công lao động xã hội.

Trang 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách giáo trình chính: 1. Vũ Dũng (chủ biên) (2000). Tâm lý học xã hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 2. Trần Thị Minh Đức (chủ biên) (2006). Định kiến và phân biệt đối xử theo giới: Lý thuyết và thực tiễn. Nhà Xuất Bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 3.Trần Thị Minh Đức, Hoàng Mộc Lan, Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Quý Thanh (1995). Tâm lý học xã hội. Nhà xuất bản giáo dục 4. Nguyễn Đình Gấm (2003). Những vấn đề tâm lý xã hội trong sự nghiệp Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 5. Trần Hiệp (1997). Tâm lý học xã hội. Những vấn đề lý luận. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 6. Bùi Văn Huệ (chủ biên), Vũ Dũng (2003). Tâm lý học xã hội. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 7.Nguyễn Quý Thanh (2006). Xã hội học về Dư luận xã hội. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Fischer. Những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội, Nhà xuất bản Thế giới- Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em N – T. 9. Gustave LeBon (1895). Tâm lý học đám đông (tài liệu dịch). Nhà xuất bản tri thức. 10. Godefroid, (1987). Những con đường tâm lý học (tập 2 và 3). Nhà xuất bản Pierre Mendage Liege – Bruxelles – Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em N – T. 11. A. G. Kovaliop (1976), Phạm Hoàng Gia (dịch). Tâm lý học xã hội. Nhà xuất bản giáo dục. II. Sách, giáo trình tham khảo: 12.Vũ Dũng (chủ biên) (2000). Từ điển tâm lý học. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 13.Trần Thị Minh Đức (2003). Tập bài giảng tâm lý học xã hội. Đai học khoa học xã hội và nhân văn- Hà Nội.

14.Vũ Mộng Đoá (2006). Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên Khoa CTXH & PTCĐ trường đại học Đà Lạt. Luận văn thạc sỹ tâm lý học - Trường Đại học KHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội. 15.Hoàng Mộc Lan (2005). Giáo trình Những vấn đề tâm lý trong hoạt động quản lý – Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 16.Nguyễn Thị Oanh, (1995). Tâm lý truyền thông và giao tiếp. Đại học Mở Bán Công Tp Hồ Chí Minh. 17.Phương Kỳ Sơn (2000). Tâm lý học xã hội. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị quốc gia. 18.Nguyễn Hải Vân (2006). Bầu không khí tâm lý tập thể học viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy - Luận văn thạc sỹ tâm lý học. Trường Đại học KHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội.

TiÕng Anh 19.Arther S.Rebel and Emily Rebel, (2001), The penguin Dictionary of Psychology, Publisher of Ires, England 20.Mariane Schneider Corey (2005). Group: Process and Practice. Publisher of Thomson Brooks 21. David G. Myer (2005). Social Psychology. Publisher of Stephen Rutter.