eBook excerpt (VN) - HUE Faculty

Năng Lượng Vũ Trụ và Cơ Thể Con Người. Theo phương pháp Ngành Nhân Điện, chúng ta định nghĩa Năng Lượng Vũ Trụ là nguồn năng lượng đã có từ trước khi ...

38 downloads 721 Views 1MB Size
CHI TIẾT TỔNG QUÁT VỀ NGÀNH NHÂN ĐIỆN TRÍCH TỪ CUỐN SÁCH “CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VỚI TINH THẦN ĐIỀM TĨNH” Năng Lượng Vũ Trụ và Cơ Thể Con Người Theo phương pháp Ngành Nhân Điện, chúng ta định nghĩa Năng Lượng Vũ Trụ là nguồn năng lượng đã có từ trước khi vũ trụ thành hình. Điều nầy cho biết về một dạng năng lượng kết tụ để tạo ra hạt nhân nguyên tử đầu tiên, mà chúng ta thường gọi là Thuyết Đại Bùng (Big Bang Theory). Tia sáng đầu tiên nầy tạo ra một phân tử hữu thể, và từ đó toàn cõi vũ trụ đã thành hình. Định luật bảo tồn năng lượng là một định luật của vật lý. Định luật nầy nói rõ chúng ta không thể tạo ra hoặc bị hủy diệt được nguồn năng lượng, mà nó chỉ có thể di chuyển hoặc biến đổi từ trạng thể nầy sang trạng thể khác (thí dụ như dạng động lực, thế năng, nhiệt lượng, hoặc năng lượng của dòng điện hay năng lượng của trường điện từ hoặc hóa chất). Tổng số năng lượng bên trong một hệ thống mạch kín không bao giờ thay đổi. Deoxyribonucleic acid (DNA) là chất át-xít hạch-tố gồm có tất cả những công thức di truyền được sử dụng trong sự phát triển và chức năng của muôn loài vạn vật. Trong một tế bào, DNA được xếp đặt như một sợi dây cấu trúc dài được gọi là nhiễm thể (chromosome). Trong giai đoạn phân chia tế bào, những nhiễm thể nầy được nhân đôi theo phương thức tái tạo DNA mà cung cấp cho mỗi tế bào được toàn bộ hệ thống nhiễm thể. Trong các sinh thể, thông thường DNA không phải là một phân tử nhưng là một cặp phân tử nối liền chặt chẽ với nhau. Hai sợi dây bện dài nầy quấn với nhau như cây leo có hình dạng giống như đường xoắn ốc kép (double helix). Những phân tử của nó bao gồm C (Carbon), H (Hydrogen), N (Nitrogen), O (Oxygen) và P (Phosphorus). Như vậy, một tế bào máu là một hợp chất của các nguyên tố hóa học. Nếu phân tách sâu hơn, các nguyên tố hóa học nầy thật ra là những electrons và protons (xem Hình 2). HÌNH 2: Sự liên hệ giữa Cơ Thể Con Người và Điện Năng

Trong hình nầy chúng ta thấy cơ thể con người là một chuỗi DNA, là một tổng hợp của những hạt nhân tế bào bao gồm các phân tử là electrons và protons. Do đó, cơ thể con người có thể được xem là một bản thể điện năng. Copyright © HUE FACULTY, Inc.

-1-

Vì mỗi cá nhân có một cấu trúc DNA riêng biệt, chúng ta xem đó là một băng tầng điện năng. Dùng thí dụ của hệ thống đài phát thanh, chúng ta thấy mỗi đài có một tầng số riêng biệt. Tương tự như vậy, chúng ta có thể xem cơ thể của mình là một bộ máy phát sóng và nhận sóng bởi vì chúng ta thường xuyên tác động với môi trường chung quanh qua đường dây của những hệ thống giác quan. Chúng ta trao đổi mọi dữ kiện theo trạng thể của tư tưởng, lời nói và hành động. Dựa trên quan điểm nầy, chúng ta áp dụng phương pháp của Ngành Nhân Điện để giúp cho một cơ thể duy trì hoặc phục hồi sự quân bình. Chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi tất cả mọi băng tầng điện năng chung quanh mình. Hằng ngày chúng ta phải chịu ảnh hưởng của sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm điện năng, độc tố, hóa chất, nhiễm trùng, v..v... Thêm vào đó, chúng ta còn phải đương đầu với mọi sự thăng trầm của cuộc đời khiến cho mình bị bận tâm, lo lắng, nghĩ ngợi và sợ sệt. Dần dần, chúng ta bị căng thẳng về mặt tinh thần và thể xác. Đây là một hình thức chúng ta bị tiêu hao năng lực và rốt cuộc là hệ thống miễn nhiễm của mình bị suy nhược. Thí dụ, đặt trường hợp chúng ta gặp nhiều sự khó khăn và áp lực ở sở làm. Sau một ngày dài làm việc, chúng ta sử dụng não bộ quá mức vì gặp nhiều vấn đề và mình bị căng thẳng. Vì đầu óc chúng ta bị quá bận tâm, chúng ta ăn không ngon và ngủ không yên. Dần dần, chúng ta bị bệnh nhức đầu và bị bệnh mất ngủ nếu mình không chịu chăm sóc thể xác của mình.

Khai Mở Luân Xa 100% Sự “khai mở Luân Xa 100%” là một phương pháp của Ngành Nhân Điện. Trên lãnh vực thể xác, đây là tiến trình của sự kích hoạt các trung tâm năng lực trên cơ thể hầu giúp cho nó đạt được chức năng tối đa. Trên lãnh vực tâm linh, đây là một trạng thái thức tỉnh khi một người bắt đầu biết chú ý hơn về cơ thể và sức khỏe của mình, để dồn nỗ lực phục hồi lại sự cân bằng, hạnh phúc và bình an. Khi các Luân Xa được khai mở 100%, hoặc chúng ta có thể nghĩ là các trung tâm năng lực được kích hoạt trọn vẹn, lúc đó mình có khả năng tiếp thu và phát truyền những băng tầng khác nhau của Năng Lượng Vũ Trụ. Sự khai mở Luân Xa 100% nầy chính là một điểm đánh dấu sự tỉnh thức hoặc một trình độ ý thức cao hơn. Chúng ta có thể trải nghiệm sự khác biệt sau khi các Luân Xa được khai mở 100% trên một vài lãnh vực. Thứ nhất, chúng ta có trình độ ý thức cao hơn về những dấu hiệu hoặc triệu chứng xảy ra trên cơ thể mình. Lúc trước, chúng ta không thể nào cảm nhận được những dấu hiệu hoặc triệu chứng ấy cho đến khi quá trễ. Nhưng sau khi học phương pháp của Ngành Nhân Điện và các Luân Xa được khai mở 100% chúng ta có thể cảm nhận những dấu hiệu hoặc triệu chứng nầy sớm hơn, để mình còn điều chỉnh lại ở trạng thể năng lượng. Đương nhiên chúng ta vẫn phải áp dụng tất cả những phương tiện y khoa để giúp cho cơ thể của mình. Trên quan điểm nầy, chúng ta có thêm một công cụ hữu dụng để giúp cho bản thân. Thí dụ, lúc trước chúng ta bị quá bận rộn hoặc chi phối bởi cuộc sống hằng ngày và hoàn toàn sao lãng không chú ý gì đến sự căng thẳng của cơ thể cho đến khi mình bị nhức đầu bừng bừng. Bây giờ chúng ta có thể cảm nhận được sự thay đổi trên trạng thái năng lượng của mình và cố gắng điều chỉnh lại. Thứ nhì, khi thường xuyên luyện tập phương pháp Ngành Nhân Điện, dần dần chúng ta điều chỉnh cơ thể mình cho hòa hợp tốt hơn với sự thay đổi của những băng tầng năng lượng chung quanh. Thí dụ, lúc trước chúng ta thường bị bực bội bởi tiếng động mạnh hoặc tiếng nhạc ồn ào, nhưng bây giờ mình không còn bị ảnh hưởng nữa. Thiền Định Môn Trường Sinh Học Nhân Điện™ có hướng dẫn một phương pháp Yoga Thiền Định để hít thở tịnh tâm nhằm mục đích kích thích cho các Luân Xa hoạt động và duy trì sức khỏe. Phương pháp hít thở tịnh tâm nầy cũng là một hình thức giúp chúng ta tập luyện khả năng Yoga, có nghĩa là khả năng tập trung tư tưởng mà cố gắng gạt bỏ mọi sự chi phối bởi ngoại cảnh và bối cảnh, đã khiến cho tâm trí chúng ta bị giao động và cơ thể chúng ta bị suy yếu sau những giờ làm việc cực nhọc. Ngoài ra chúng ta còn có thể định nghĩa Yoga là một phương pháp rèn luyện đức tính điềm tĩnh để giúp cho mình đạt được một sự sống thoải mái, lành mạnh và bình an. Copyright © HUE FACULTY, Inc.

-2-

Mục đích của Ngành Nhân Điện là giúp chúng ta phát triển khả năng điềm tĩnh cho bản thân. Nói một cách khác là chúng ta cố gắng nâng cao trình độ ý thức của mình để đạt được sự tự chủ, khắc phục bản ngã của mình và chiến thắng sự sợ sệt trong tâm trí của mình. Từ phạm vi nhỏ hẹp nhất, đó là giữa thể xác và linh hồn mình, chúng ta bắt đầu rèn luyện nâng cao trình độ ý thức bằng cách luôn luôn nhớ rằng mình đã có các Luân Xa khai mở 100% và có đầy đủ khả năng để chữa trị bệnh tật và bảo vệ sức khỏe bản thân. Ở phạm vi gia đình, chúng ta cũng có môi trường tập luyện đức tính điềm tĩnh, nhất là trong lúc vợ hoặc chồng hoặc con cái bị đau bệnh mà thông thường chúng ta dễ bị hoảng hốt, lo sợ hoặc mất bình tĩnh. Nếu chúng ta có một trình độ ý thức khá cao thì chúng ta sẽ có tự tin vào những điều mình đã học hỏi được. Như vậy chúng ta biết cách ứng dụng sự hiểu biết nầy một cách sáng suốt để giúp đỡ cho thân nhân trong gia đình mình. Nhờ sự bình tĩnh sáng suốt nầy chúng ta sẽ gây được niềm tin trong lòng mỗi người ở nhà mình và dần dần đức tính điềm tĩnh của chúng ta sẽ gây ảnh hưởng đến họ qua nhiều cơn thử thách, để rồi nền tảng gia đình sẽ được chặt chẽ vững bền. Ra tầm mức rộng rãi hơn, chúng ta có môi trường xã hội chung quanh để rèn luyện đức tính điềm tĩnh dưới các hình thức như đi làm trong công sở, tiếp xúc với bạn bè, sinh hoạt với cộng đồng, v..v... Ở phạm vi rộng lớn và phức tạp nầy, chúng ta sẽ thấy rõ ràng đức tính điềm tĩnh chính là một phương tiện rất hữu ích để giúp cho chúng ta tiến bộ trên khía cạnh đời cũng như đạo.

Sự Căng Thẳng Với phương pháp Ngành Nhân Điện chúng ta có thể giúp mình tiến bộ để đối phó với những thử thách hoặc nan giải hằng ngày một cách tốt hơn. Nhờ đó chúng ta kiểm soát được trình độ căng thẳng của mình. Trong lớp học, Thầy đã giải thích nguyên do chánh mà khiến cho chúng ta bị đau bị bệnh là vì ảnh hưởng của sự bận tâm, lo lắng, nghĩ ngợi và sợ sệt. Bận tâm: Đây là tình trạng chúng ta không được yên tâm hoặc ổn định, và đầu óc mình luôn luôn bị bận rộn bởi nhiều vấn đề. Thông thường trong hoàn cảnh nầy chúng ta bị thúc bách hoặc bị áp đảo bởi quá nhiều vấn đề mình không thể giải quyết được. Thí dụ, hôm nay chúng ta có 10 điều mình phải giải quyết ở sở làm và đột nhiên lại có thêm 5 vấn đề nữa ở nhà. Trong đầu óc của chúng ta, tất cả những điều nầy đều quan trọng ngang nhau và mình cần phải giải quyết hết. Do đó chúng ta cố gắng hóa giải 15 chuyện nầy cùng một lúc. Làm như vậy, chúng ta không được ổn định và trí óc mình rất là bận tâm. Trong hoàn cảnh nầy, khả năng tập trung của chúng ta bị chia thành 15 phần, nghĩa là chúng ta chỉ có được 1/15 hoặc 6.66% khả năng của mình vào mỗi vấn đề. Vì chúng ta vẫn còn bận tâm bởi 14 chuyện kia khi mình đang giải quyết chuyện nầy, cho nên chúng ta không thể nào tập trung được trọn vẹn để có một tầm nhận xét sâu rộng để giúp mình tìm giải pháp. Rốt cuộc, chúng ta chẳng giải quyết được việc gì của ngày hôm qua và 15 vấn đề ấy vẫn còn đó. Và rồi, sáng hôm nay chúng ta đi làm và tiếp tục có thêm 10 vấn đề nữa mình phải giải quyết. Trong trường hợp nầy, mới bắt đầu ngày hôm nay đột nhiên chúng ta có 25 vấn đề. Trên lãnh vực đó chúng ta mới thấy làm cách nào mình chồng chất những vấn đề nan giải và tâm trí mình bị bận tâm nhiều hơn. Lo lắng: Đây là một ý nghĩ hoặc xúc cảm khiến cho chúng ta băn khoăn hoặc quan tâm về vấn đề có thật hoặc tưởng tượng. Nói một cách khác, đây là một tư tưởng tiêu cực. Trên quan điểm nầy, Thầy đã giải thích, “Những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, anh chị em có lo lắng thì cũng không thay đổi sự việc đó được. Còn tương lai thì chưa chắc có hay không, bởi vì chúng ta chẳng biết được sự việc gì sẽ xảy ra lát nữa trong một phút thôi, cho nên điều đó không có thật. Khi lo lắng quá nhiều vì vấn đề có thể xảy ra cho chúng ta trong tương lai, nó chưa đến và chúng ta lại đem vào đầu óc mình những sự chi phối không cần thiết. Chúng ta cần phải thực tế và lo giải quyết những vấn đề hiện tại. Cái nầy là tốt và hữu hiệu nhất.”

Copyright © HUE FACULTY, Inc.

-3-

Nghĩ ngợi: Khi chúng ta tập phương pháp Thiền Định của Ngành Nhân Điện, một trong những mục tiêu là cố gắng để cho đầu óc mình trống rỗng. Nhưng chúng ta thấy việc nầy rất khó vì các tư tưởng chi phối thường xuyên nẩy ra trong đầu óc mình. Trong giai đoạn đầu, chúng ta cố gắng chống lại hoặc kiềm chế những dòng tư tưởng nầy. Khi chúng ta càng cố gắng chống hoặc ngăn chận nó, đầu óc mình lại bị nhiều tư tưởng chi phối hơn. Thí dụ, trong 5 phút thiền định chúng ta có 50 tư tưởng chi phối hiện ra trong tâm trí. Ở giai đoạn đầu chúng ta cố gắng ngăn chận hoặc chống nó, cho nên mỗi tư tưởng chi phối chúng ta lại tạo thêm một tư tưởng để cản hoặc chống nó. Rốt cuộc, chúng ta có tổng cộng 100 tư tưởng chi phối! Ngoài ra, đây là một tình trạng não bộ của chúng ta không an nghỉ ngay cả trong lúc mình nằm ngủ. Khi não bộ chúng ta làm việc không ngừng thì mình chẳng được an nghỉ và dần dần cơ thể bị suy nhược. Khi chúng ta thường xuyên luyện tập phương pháp thiền định, dòng năng lượng được luân lưu để giúp cho não bộ mình đương đầu với những tư tưởng chi phối và được êm dịu. Sợ sệt: Đây là một yếu tố quan trọng nhất mà chúng ta cần phải kiềm chế. Để giúp chúng ta nhận thức được tầm mức của yếu tố nầy, Thầy đã nhắc, “Trên con đường tiến hóa tâm linh, sự sợ sệt là điều cản trở hoặc làm chậm chúng ta.” Khi học và áp dụng phương pháp Ngành Nhân Điện chúng ta có thể kiềm chế được sự sợ sệt bằng sự hiểu biết mình đạt được khi thực hiện và trải nghiệm những nguyên lý nầy trong cuộc đời mình. Chúng ta cần kiểm soát cơ thể của mình để khắc phục được những yếu tố nêu trên. Kết quả là thể xác chúng ta được khỏe mạnh và tâm trí chúng ta được điềm tĩnh. Để khắc phục những yếu tố nêu trên và kiểm soát được thể xác mình, chúng ta cần một cách luyện tập bao gồm phương pháp thiền định. Chúng ta luyện tập với mục đích giúp cho mình được “điềm tĩnh” có nghĩa là chúng ta cố gắng nâng cao trình độ ý thức để đạt sự tự chủ, khắc phục bản ngã và chiến thắng sự sợ sệt của mình. Trong phạm vi nhỏ giữa thể xác và linh hồn, chúng ta bắt đầu rèn luyện để nâng cao trình độ nhận thức rằng các Luân Xa của mình được khai mở 100% và chúng ta có khả năng bảo vệ được sức khỏe cho mình. Đôi khi chúng ta bị đau bị bệnh, nhưng trong tâm trí chúng ta có sự tự tin và không để các yếu tố bận tâm, lo lắng, nghĩ ngợi và sợ sệt chi phối ảnh hưởng đến mình. Sự chi phối nầy có thể làm cho bệnh trạng của chúng ta bị nặng hơn hoặc làm trì hoãn khả năng phục hồi của mình. Trong gia đình chúng ta có môi trường để rèn luyện sự điềm tĩnh. Đặc biệt là trong lúc vợ chồng hoặc con cái bị đau bị bệnh mà chúng ta dễ bị hoang mang và mất lý trí. Nếu chúng ta có trình độ ý thức cao hơn thì mình có đầu óc minh mẫn để ứng dựng những điều chúng ta đã học hầu giúp đỡ cho thân nhân của mình. Với trình độ điềm tĩnh và sáng suốt nầy, chúng ta gieo được niềm tin vào lòng của thân nhân trong gia đình. Dần dần, sự điềm tĩnh của chúng ta sẽ ảnh hưởng mọi người qua mọi cơn thử thách và giúp cho gia đình được thông cảm nhau hơn. Rộng hơn ra ngoài xã hội chúng ta rèn luyện sự điềm tĩnh qua hình thức mình làm việc, cư xử với bạn bè, hoạt động trong cộng đồng, v..v... Trong môi trường rộng lớn và phức tạp nầy chúng ta sẽ thấy giá trị của sự điềm tĩnh là con đường hữu hiệu nhất để giúp cho mình tiến bộ trên lãnh vực vật chất và tâm linh.

Duy Trì Sự Điềm Tĩnh Tinh Thần Sự tiến bộ của chúng ta có thể được so sánh như khả năng hòa đồng. Dùng quan điểm của guồng máy sinh hóa, chúng ta có thể biết xem mình hòa đồng như thế nào với hệ thống mạng gồm có nhiều dạng dữ liệu và mô hình khác nhau. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đo lường để biết mình có hòa đồng dễ dàng với môi trường chung quanh ở nhiều dạng như phong tục, tập quán, gia đình, xã hội, v..v... Khi chúng ta học được cách “sáng suốt hòa đồng” thì mình sẽ rất dễ dàng xử thế với mọi người chung quanh. Nhờ đó chúng ta sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và hữu ích hơn. Như Thầy đã hướng dẫn, vấn đề quan trọng và tiên quyết ở đây là sự “khai mở” các Luân Xa cùng với tấm lòng chân thành tập luyện để phát triển khả năng và mở mang kiến thức. Nếu sự học hỏi và phát triển nầy chỉ nằm trong phạm vi của thể xác chúng ta mà thôi, thì nó sẽ dễ dàng bị cản Copyright © HUE FACULTY, Inc.

-4-

trở hoặc xóa mất bởi vì các ảnh hưởng của những làn sóng quấy nhiễu trong môi trường cuộc sống hằng ngày. Tất cả những sự thâu nhận học hỏi của chúng ta đều là các hình thức của làn sóng tư tưởng nằm trong nhiều tầng số khác nhau. Vì hoạt động trong môi trường của làn sóng tư tưởng cho nên chúng ta sẽ phải chịu ảnh hưởng của các làn sóng loạn động ngăn cản ở những tầng số thấp và cũng có những cường độ rất mạnh mà Thầy thường gọi là trạng thái chi phối bởi ngoại cảnh và bối cảnh khiến cho chúng ta bị bận tâm, lo lắng, nghĩ ngợi và sợ sệt. Do đó, nếu sự thâu nhận học hỏi của chúng ta mà nằm ở tầng số thấp hơn tầng số của làn sóng loạn động kia thì đương nhiên những sự thâu nhận học hỏi này sẽ bị xóa mất dưới nhiều hình thức trong thời gian lẫn không gian để khiến chúng ta quên đi, hoặc chối bỏ, hoặc lầm lẫn, v..v... (Hình 4) HÌNH 4: Tình trạng chi phối

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải đương đầu với mọi hoàn cảnh khiến cho mình bị bận tâm, lo lắng, nghĩ ngợi và sợ sệt. Sự tự chủ là cường độ của làn sóng tư tưởng, và khả năng chấp nhận mọi sự sẽ giúp chúng ta mở được mọi băng tầng của làn sóng tư tưởng.

Thanh Lọc và Biến Đổi Môn học của Ngành Nhân Điện được xếp đặt để giúp chúng ta ý thức hơn về các băng tầng điện năng có tác động với bản thân mình trong cuộc sống hằng ngày. Từ trình độ ý thức nầy chúng ta có thể điều chỉnh cơ thể mình để tiếp nhận dễ dàng hơn với băng tầng tổng hợp của Năng Lượng Vũ Trụ. Phương pháp của Ngành Nhân Điện dùng quan điểm của băng tầng tổng hợp. Như đã giải thích ở Chương trên, Năng Lượng Vũ Trụ là nguồn điện năng đã có từ trước khi vũ trụ thành hình mà nó đã biến đổi từ trạng thái vô hình là điện năng trở thành hữu hình là hạt nhân nguyên tử. Vì lý do đó Năng Lượng Vũ Trụ có “băng tầng tổng hợp” là bao gồm tất cả muôn loài vạn vật trong vũ trụ từ dạng nhỏ bé nhất, đó là các quang tử và nguyên tử, đến các tế bào và DNA để tạo ra những sinh thể, hành tinh, giải ngân hà và vũ trụ. Trên con đường nầy, khi chúng ta học từ Lớp Sơ Cấp (01-HUE) đến Lớp Khoa Học Tâm Linh (08-HUE) chúng ta đi qua một tiến trình tự thanh lọc bởi vì chúng ta biết ý thức giúp cho cơ thể mình được phù hợp với những băng tầng điện năng khác nhau từ lớp nầy sang lớp khác, khi chúng ta được truyền điện và tiếp thu những bài giảng trong lớp học. Copyright © HUE FACULTY, Inc.

-5-

Từ quan niệm nầy, chúng ta có thể xem thấy tiến trình của sự biến đổi từ Lớp Sơ Cấp (01HUE) đến Lớp Khoa Học Tâm Linh (08-HUE) trên lãnh vực của thể xác, tinh thần và tâm linh. Lãnh vực thể xác bao gồm sự quân bình về mặt sức khỏe. Lãnh vực tinh thần là trình độ tập trung tư tưởng cao hơn, sự sáng suốt, sự điềm tĩnh, v..v... Lãnh vực tâm linh là sự nhận thức về chân ngã, hiểu biết về sứ mạng của cuộc đời mình và cố gắng làm sao để hoàn thành. Khi đạt được mục tiêu, chúng ta sẽ thấy được ảnh hưởng trung thực của Ngành Nhân Điện trên cuộc đời mình. Điều đó có thể được đo lường trên vài lãnh vực như: • • •

Sự lành mạnh – sức khỏe thể xác & tinh thần Trách Nhiệm & Năng Xuất – ở nhà, ở trường học, trong công sở, ngoài cộng đồng, v..v... Biến Đổi Cá Nhân – hành vi, trình độ tập trung, lối sống, cách điều khiển mọi căng thẳng, v..v...

Chúng ta đo lường sự biến đổi của mình bằng cách quan sát những tiến trình chúng ta đã đạt được trên lãnh vực học vấn hoặc môi trường nghề nghiệp, trình độ điềm tĩnh, tự tin, tính sáng tạo, năng xuất, sự giao thiệp trong gia đình hoặc ngoài xã hội, yếu tố sợ sệt, trình trạng sức khỏe, đời sống, tánh tình/hành vi, và sự sáng suốt tâm linh. Thí dụ như đo lường sự biến đổi của chúng ta trên lãnh vực giao thiệp trong phạm vi gia đình, chúng ta có thể so sánh sự quan hệ tình cảm giữa mình với phối ngẫu hoặc con cái, với cha mẹ hoặc anh chị em, lúc trước và sau khi chúng ta học Lớp Sơ Cấp (01-HUE). Chúng ta có thể nhận thấy hồi xưa trong một tuần lễ bao nhiêu lần mình đã cãi nhau, chống đối hoặc xung đột với thân nhân trong gia đình. Dường như bây giờ chúng ta biết nhận xét và kiên nhẫn hơn. Trên lãnh vực nầy, chúng ta thấy được sự tiến bộ của mình về mặt đối thoại. Hồi trước chúng ta không thể nào nói chuyện một cách hữu ích với thân nhân trong gia đình, mà rốt cuộc mọi người thường bị bực bội hoặc đau buồn. Bây giờ chúng ta có một đầu óc cởi mở để nghe được rõ ràng hơn. Với trình độ tập trung tư tưởng cao, chúng ta có thể đưa những ý kiến sáng suốt và sâu sắc để giúp cho thân nhân trong gia đình mình. Dần dần mọi người trong gia đình sẽ nhìn thấy được sự thay đổi nầy, bởi vì họ đã quen sống với chúng ta quá lâu.

Biến Đổi Điện Năng Tiêu Cực thành Tích Cực Chúng ta hãy xem môi trường trong nhà của mình để đo lường cái tác động của băng tầng điện năng là tích cực hay tiêu cực. Nói một cách khác, chúng ta đang quan sát những “ảnh hưởng của gợn sóng” do tư tưởng, lời nói và hành động của mình tạo ra (xem Hình 6) HÌNH 6: “Ảnh Hưởng của Gợn Sóng”

Copyright © HUE FACULTY, Inc.

-6-

Hình nầy cho thấy “Ảnh Hưởng của Gợn Sóng” tạo ra từ tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta. Nó có thể là tốt hoặc xấu và chúng ta biết ý thức hơn để kiểm soát những gì mình nghĩ, nói hoặc làm. Chúng ta hãy xem trường năng lực tổng hợp trong nhà mình, gồm có năm người, cũng giống như một hồ nước. Trong môi trường nầy, cả hai cha mẹ cùng với ba đứa con thường xuyên gây ảnh hưởng lẫn nhau và tao nên một băng tầng điện năng chung. Rốt cuộc, mỗi người trong nhà cảm thấy rất “dễ chịu” bởi vì họ có thể được hoàn toàn tự nhiên mỗi khi trở về môi trường nầy. Chúng ta có thể biết được quan điểm nầy khi mình cảm thấy thoải mái ở nhà, mà chúng ta không cần để ý từng cử chỉ như lúc ăn uống ngoài công cộng và mình cứ ngồi ghế sa-lông vừa ăn tối vừa xem phim. Trong môi trường thoải mái nầy, mỗi người ở nhà dần dần biết cách thông cảm, đối xử và hòa đồng với nhau. Tất cả chúng ta đều trải qua giai đoạn khi mình đã cãi cọ, bất đồng và xung đột với cha mẹ hoặc anh em của mình khi còn trẻ. Tuy nhiên đến cuối cùng mọi người thông thường xí xóa và dàn hòa với nhau. Càng ngày càng lớn, chúng ta biết thương mến và thông cảm nhau nhiều hơn, hoặc ngược lại, mình cũng có thể ghen ghét và tìm cách hại lẫn nhau. Tùy theo ảnh hưởng của nội hoặc ngoại cảnh, chúng ta có những thái độ tốt hoặc xấu đối với các thân nhân trong gia đình. Ảnh hưởng nội cảnh có thể là một sự việc đau thương nào đó mình chôn sâu trong ký ức. Biết đâu đó lại là nguyên do gây ám ảnh trong tâm trí chúng ta và tạo ra sự ác cảm giữa mình với người thân nhân đã làm chúng ta bị đau buồn trong quá khứ. Điều đáng tiếc ở đây là sự thật người thân nhân nầy chẳng có chủ ý làm chúng ta đau buồn, mà đó chỉ là sự hiểu lầm hoặc diễn tả sai lệch. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục giữ kín nỗi đau thương nầy trong lòng từ bao nhiêu năm nay và cứ để nó ảnh hưởng tâm trí cũng như cuộc đời mình. Như vậy trong bao nhiêu năm chúng ta trưởng thành, mình đã chịu ảnh hưởng của băng tầng năng lượng tiêu cực khi chúng ta cảm thấy bực tức, lầm lạc, chán nản, bối rối, ghen tị, v..v... Thêm vào đó, các ảnh hưởng ngoại cảnh là môi trường xã hội mà chúng ta đã sinh hoạt trong đó đa số thời gian trong cuộc đời mình. Nó có thể là tại trường học, tại sở làm, ở trong cộng đồng, ở trong phạm vi chính trị, v..v... Trong môi trường nầy, sự sinh hoạt hằng ngày có thể định đoạt lối suy nghĩ và xếp đặt cuộc đời của chúng ta. Thí dụ như trường hợp chúng ta làm việc trong văn phòng bán hàng của một công ty có khuynh hướng rất cạnh tranh. Như vậy chúng ta phải thường xuyên đối xử với mọi sự hung hăng và thử thách của các đồng nghiệp. Dần dần chúng ta sẽ trở thành hung hăng và cạnh tranh giống như họ. Đặc biệt hơn nữa là trường hợp chúng ta phải nghĩ đến vấn đề bảo vệ việc làm của mình, khiến cho chúng ta trở thành tệ hơn họ nữa bởi vì mình cảm thấy tuyệt vọng hoặc bị đe dọa. Bây giờ chúng ta thấy được yếu tố nội hoặc ngoại cảnh mà có thể gây cho mình bị bi quan hoặc lạc quan. Chúng ta hãy trở lại thí dụ của hồ nước như đã nêu trên, đó là trường năng lượng trong căn nhà của mình. Dùng quan niệm điện năng trong môn học Ngành Nhân Điện, chúng ta muốn có nhiều “ảnh hưởng gợn sóng” tích cực trong môi trường sinh hoạt ở trạng thái tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Chúng ta đã sống qua để biết tác động trên tâm trí hoặc cuộc đời một người khác qua của những điều mình suy nghĩ, những điều mình nói và những điều mình làm. Vì vậy chúng ta cố gắng cải thiện bản thân hầu đạt được “ảnh hưởng gợn sóng” tốt đối với thân nhân trong gia đình cũng như đối với mọi người chung quanh mình thường gặp trong sở làm, hoặc trong trường học, hoặc ở ngoài đường, v..v... Cái yếu tố khó khăn đối với chúng ta ở đây là làm sao mình tiếp thu được những làn sóng không ngừng của băng tầng điện năng tiêu cực thường xuyên đến với chúng ta. Các làn sóng nầy có thể là ở trạng thể của tư tưởng, lời nói hoặc hành động.

Copyright © HUE FACULTY, Inc.

-7-

HÌNH 7: “Ảnh Hưởng của Gợn Sóng” trong hồ nước

Hình nầy nhắc nhở chúng ta nên ý thức về các “Ảnh Hưởng Gợn Sóng” phát ra từ tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Chúng ta cố gắng duy trì trình độ bình an và hài hòa trong môi trường của nhà mình cũng giống như nước lặng trong hồ.

Kết Luận Mục đích của chúng tôi là đưa một phần giới thiệu tổng quát về phương pháp của Ngành Nhân Điện. Tuy chúng tôi cố gắng hết sức để trình bày và giải thích quan điểm về mô hình điện năng nầy, nhưng chúng tôi tin chắc chắn rằng con đường hữu hiệu nhất vẫn là chính bản thân mỗi người thật sự áp dụng và phát hiện được ý nghĩa trung thực của Ngành Nhân Điện. Với trình độ hiểu biết nầy chúng ta sẽ suy nghĩ được chín chắn hơn và điều chỉnh được cuộc đời mình hữu hiệu hơn. Quả thật, trình độ tri thức có nối liền với trường điện năng, như đã nêu trên. Do đó chúng ta sẽ có nhiều sinh lực và độ tập trung tư tưởng rất cao bởi vì chúng ta biết rõ những gì mình làm. Với tinh thần nầy, sự hiểu biết giúp chúng ta vượt qua mọi nghi vấn, sợ sệt, nhược điểm, v..v... Chúng ta rất là cương quyết và có ý chí vững mạnh để hoàn thành những điều mình muốn làm. Thí dụ, nếu chúng ta bị bệnh mà biết rõ ràng nguyên do của căn bệnh, chúng ta sẽ tập trung mọi nỗ lực để giúp cho cơ thể mình bình phục. Với tư tưởng nầy chúng ta cần có một trình độ sáng suốt và cương quyết để vượt qua mọi cản trở từ các băng tầng điện năng tiêu cực chẳng hạn như sự ngờ vực, sợ sệt, chán nản, tuyệt vọng, v..v... Khi bình phục chúng ta sẽ được vững mạnh hơn bởi vì mình đã học được cách thức làm sao một người đạt trình độ minh triết và giác ngộ từ đáy sâu của cơn thử thách hoặc gian nan trong cuộc đời. Nói một cách khác, những cơn thử thách hoặc giây phút gian nan nầy cũng là một hình thức của phước lành tiềm ẩn bên trong, bởi vì chúng ta có thể học hỏi và gặt hái được điều ích lợi từ đó. Trên khía cạnh ấy, chúng ta cải thiện đời sống với tinh thần điềm tĩnh.

Copyright © HUE FACULTY, Inc.

-8-

══════════════════════════════════════════ Tài liệu nầy thuộc về quyền sở hữu của HUE FACULTY® Nếu chưa có giấy chấp thuận của chủ nhân bản quyền nầy, tuyệt đối không được trích ra hoặc phổ biến bất cứ một đoạn nào theo dạng điện tử hoặc cơ khí, kể cả việc sử dụng máy sao chụp hoặc máy ghi âm, hay theo dạng lưu trữ và thâu thập dữ liệu. ══════════════════════════════════════════ Những đoạn nêu trên được trích từ cuốn sách “Cải Thiện Đời Sống Với Tinh Thần Điềm Tĩnh” của tác giả Trần Vũ.

Cuốn sách điện tử này được phổ biến trên trang mạng của Apple iTunes. Để xem chi tiết về cuốn sách này hoặc về các chương trình của môn học Ngành Nhân Điện xin quý vị xem trang mạng của chúng tôi tại địa chỉ: http://www.hue-faculty.com

Copyright © HUE FACULTY, Inc.

-9-