431044_Hoa dai cuong.pdf - Hutech

Thông tin chung về môn học. - Tên môn học: HÓA ĐẠI CƯƠNG. - Mã môn học: 431044. - Số tín chỉ: 02. - Loại môn học: • Bắt buộc: đối với khối Kỹ thuật (Đ...

51 downloads 750 Views 282KB Size
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Thông tin chung về môn học -

Tên môn học:

HÓA ĐẠI CƯƠNG

-

Mã môn học:

431044

-

Số tín chỉ:

02

-

Loại môn học:

-

• Bắt buộc: đối với khối Kỹ thuật (ĐH, CĐ) – Công nghệ (ĐH, CĐ) • Lựa chọn: Các môn học tiên quyết (những môn phải học trước môn này): không

-

Các môn học kế tiếp (những môn học ngay sau môn này): Hóa hữu cơ, Hóa sinh học

-

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

-

ƒ

Nghe giảng lý thuyết

: 20 tiết

ƒ

Làm bài tập trên lớp

: 10 tiết

ƒ

Thảo luận

: 20 tiết (sinh viên tự làm việc theo nhóm)

ƒ

Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...): 30 tiết

ƒ

Hoạt động theo nhóm

: 10 tiết (sinh viên tự làm việc theo nhóm)

ƒ

Tự học

: 60 tiết

Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Khoa Công nghệ thực phẩm.

2. Mục tiêu của môn học -

-

-

Kiến thức: • Hiểu được cấu tạo nguyên tử, nguyên nhân tính chất tuần hoàn của các nguyên tố. Biết sử dụng Bảng Hệ thống tuần hoàn để xét tính chất các nguyên tố và hợp chất của chúng. • Nắm được các lý thuyết cơ bản về cấu tạo phân tử. • Nắm được các quy luật của các quá trình hóa học: qui luật nhiệt động, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học, tính chất của dung dịch, qui luật về phản ứng oxi hóa khử và dòng điện … Kỹ năng: • Giải được các bài tập theo yêu cầu của chương trình. • Biết liên hệ, vận dụng những kiến thức hóa đại cương vào cuộc sống và sản xuất. Thái độ, chuyên cần: sinh viên tham dự lớp học đầy đủ.

3. Tóm tắt nội dung môn học: Phần 1: -

Nắm được cấu tạo nguyên tử, từ 4 số lượng tử có thể suy ra vị trí nguyên tử trong bảng HTTH các nguyên tố và một vài tính chất cơ bản.

-

Hiểu được cấu tạo bảng HTTH các nguyên tố và một vài đặc trưng cơ bản.

-

Hiểu được các kiểu liên kết giữa các nguyên tử để hình thành phân tử Phần 2:

-

Nắm được một vài quy luật cơ bản của Nhiệt động hóa học và sự biến đổi giữa các dạng năng lượng.

-

Hiểu khái niệm về cân bằng hóa học và tốc độ quá trình hóa học.

-

Khái niệm về dung dịch: phân loại và tính chất.

-

Quan hệ giữa dòng điện và phản ứng hóa học quy luật cơ bản của các quá trình điện hóa.

4. Tài liệu học tập 1. Tóm tắt bài giảng Hóa Đại cương. Bộ môn Hóa- Ban Khoa học cơ bản ĐHKTCN (Tài liệu nội bộ) 2006. 2. Hoàng Nhâm. Hoá học vô cơ (Tập một). NXBGD, Hà Nội 1994. 3. Nguyễn Hạnh. Cơ sở lý thuyết hóa học (Phần hai). NXB ĐH và GDCN, Hà Nội 1990. 4. Nguyễn Đình Soa. Hóa Đại cương. NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh 2002. 5. Nguyễn Ngọc Thích. Hóa Đại cương. ĐH Dân lập Kỹ thuật công nghệ Tp.HCM 1997. 6. Chu Phạm Ngọc Sơn, Đặng Văn Thành. Cơ sở Lý thuyết Hóa Đại cương. Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM 1996. 7. Vũ Đăng Độ. Cơ sở Lý thuyết các quá trình Hóa học. NXBGD, Hà Nội 1994. 8. Nguyễn Đức Chung. Bài tập Hóa học Đại cương. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM 2003. 9. John B. Russell – 2nd ed. General Chemistry. Mc Graw – Hill, Inc 1992. 10. N.L. Glinka. Người dịch Lê Mậu Quyền. Hóa học Đại cương. NXB ĐH và THCN Hà Nội và NXB Mir, Moskva 1988. 5. Các phương pháp giảng dạy và học tập của môn học -

Giảng lý thuyết.

-

Làm bài tập tại lớp.

6. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên -

Sinh viên chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

-

Có thể tổ chức nhóm để sinh viên thảo luận cùng làm bài tập.

-

Điểm quá trình là điểm làm việc của nhóm.

7. Thang điểm đánh giá Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10, Phòng Đào tạo sẽ quy đổi sang thang điểm chữ và thang điểm 4 để phục vụ cho việc xếp loại trung bình học kỳ, trung bình tích lũy và xét học vụ. 8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học 8.1. Đối với môn học lý thuyết hoặc vừa lý thuyết vừa thực hành 8.1.1. Kiểm tra – đánh giá quá trình: -

Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, tham gia thảo luận, chuẩn bị bài tốt…)

-

Phần tự học, tự nghiên cứu (hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà giảng viên giao)

-

Làm bài tập trên bảng.

-

Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ: 30%

-

Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ: 70%

8.1.2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 70% -

Hình thức thi trắc nghiệm.

-

Thời lượng thi: 60 phút

-

Sinh viên không được tham khảo tài liệu.

9. Nội dung chi tiết môn học (ghi tên các phần, chương, mục, tiểu mục…vào cột (1)) và phân bổ thời gian (ghi số tiết hoặc giờ trong các cột (2), (3, (4), (5), (6) và (7))

Nội dung

(1)

Chương I. Cấu tạo nguyên tử và Bảng HTTH A. Cấu tạo nguyên tử I.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu cấu tạo nguyên tử. I.2 Bản chất nhị nguyên của các hạt vi mô. Hệ thức bất định Heisenberg. Phương trình sóng Schrodinger. Giá trị và ý nghĩa các nghiệm của phương trình. Orbital nguyên tử. I.3 Các qui luật phân bố electron trong nguyên tử. I.4 Cách viết cấu hình electron nguyên tử dạng chữ và ô. B. Định luật tuần hoàn – Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa

Hình thức tổ chức dạy học môn học Lên lớp Tự Thực hành, học, thí nghiệm, tự Lý Bài Thảo thực tập, nghiên thuyết tập luận rèn nghề,... cứu (2) (3) (4) (5) (6)

6

3

18

Tổng

(7)

27

học. I.5 Định luật tuần hoàn và các nguyên tắc xây dựng Bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev. I.6 Cấu trúc của Bảng HTTH ( ô, nhóm, phân nhóm, chu kỳ…) I.7 Sự biến thiên tuần hoàn một số tính chất của nguyên tố và các hợp chất của chúng (bán kính nguyên tử, bán kính ion; năng lượng ion hóa, tính kim loại phi kim, tính axít bazơ; ái lực với electron, độ âm điện, số oxi hóa). Bài tập chương I: Các bài tập mẫu và 28 bài tập trắc nghiệm và tự luận trong giáo trình. Chương II. Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử II.1 Những khái niệm về liên kết hóa học II.2 Liên kết cộng hóa trị theo cơ học lượng tử - Phương pháp liên kết hóa trị (phương pháp liên kết VB) - Phương pháp orbital phân tử (phương pháp MO) (đọc thêm) II.3 Lực giữa các phân tử (đọc thêm) Bài tập chương II: Các ví dụ và 30 bài tập trong giáo trình. Chương III. Nhiệt động hóa học III.1 Một số khái niệm III.2 Nguyên tý I của nhiệt động lực trong hóa học - Áp dụng nguyên lý I của nhiệt động học vào hóa học (Nội năng. Entanpi. Nguyên lý I của nhiệt động học) - Định luật Hess và hệ quả - Sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiệt vào nhiệt độ III.3 Nguyên lý II của nhiệt động học trong hóa học. Chiều của phản ứng hóa học - Entropi - Thế đẳng nhiệt – đẳng áp và chiều của phản ứng hóa học. Bài tập chương III: Các bài tập mẫu và 36 bài tập trong giáo trình. Chương IV. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học A. Tốc độ phản ứng IV.1 Khái niệm về tốc độ phản ứng IV.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ

2

1

6

9

4

2

12

18

3

1

8

12

phản ứng ( nồng độ, nhiệt độ, áp suất, xúc tác…) B.Cân bằng hoá học IV.3 Trạng thái cân bằng IV.4 Hằng số cân bằng và mức độ diễn ra các quá trình hóa học - Hằng số KC, Kp và mối liên hệ giữa chúng. - Cách tính hằng số cân bằng (trực tiếp và gián tiếp) IV.5 Sự chuyển dịch cân bằng hóa học. Nguyên lý Le Chaterlier Bài tập chương IV: Các bài tập mẫu và 30 bài tập trong giáo trình. Chương V. Dung dịch A. Dung dịch loãng chứa chất tan không điện li V.1 Khái niệm về dung dịch * Các hệ phân tán và dung dịch * Sự hòa tan; Nồng độ dung dịch; Độ tan. V.2 Tính chất của dung dịch loãng chứa chất không điện ly, không bay hơi * Áp suất hơi bão hòa * Độ tăng nhiệt độ sôi, độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch * Áp suất thẩm thấu của dung dịch B. Dung dịch điện li V.3 Đặc điểm chung của dung dịch các chất điện ly trong nước V.4 Sự điện li và thuyết điện li (cơ chế điện li, độ điện li) V.5 Dung dịch chất điện li yếu. Định luật pha loãng. C. pH của dung dịch V.6 Cân bằng trong dung dịch chất điện li khó tan V.7 Dung dịch keo Bài tập chương V: Các bài tập mẫu và 42 bài tập trong giáo trình. Chương VI. Phản ứng oxi hóa khử và dòng điện VI.1 Khái niệm về phản ứng oxi hóa khử VI.2 Các điện cực VI.3 Pin điện (nguyên tố Ganvanic) VI.4 Thế điện cực chuẩn và chiều của phản ứng oxi hóa khử. VI.5 Sự phụ thuộc của thế điện cực, sức điện động vào nồng độ. Phương trình Nernst. Hằng số cân bằng

3

2

10

15

2

1

6

9

Bài tập chương VI: Các bài tập mẫu và 30 bài tập trong giáo trình. 10. Ngày phê duyệt:

Người viết (Ký và ghi rõ họ tên)

Tổ trưởng Bộ môn (Ký và ghi rõ họ tên)

Trưởng khoa (Ký và ghi rõ họ tên)