ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIN HỌC

- SPSS for Window thân thiện với người sử dụng, ... 1- Giáo trình SỬ DỤNG PHẦN MỀM SPSS ( DÀNH CHO ... 2- Tài liệu hướng dẫn sử...

43 downloads 405 Views 181KB Size
TRƯỜNG ĐH KH XH& NV TRUNG TÂM TIN HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2013

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIN HỌC Tên học phần : Tin học chuyên ngành dành cho học viên Sau đại học và nghiên cứu sinh. I.

II.

Số tín chỉ:

04 (60 tiết).

III. Trình độ: Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. IV. Phân bổ thời gian:

4.1 Tín chỉ lý thuyết: 01 tín chỉ (15 tiết) trên máy về sử dụng phần mềm SPSS phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học; 4.2 Tín chỉ thực hành: 03 tín chỉ (45 tiết) Hướng dẫn thực hành: 45 tiết giảng viên trực tiếp hướng dẫn học viên sử dụng phần mềm SPSS (35 tiết) và sử dụng phần mềm powerpoint (10 tiết) trên máy tính . V.

Điều kiện tiên quyết:

1. Về tin học: Học viên đã có trình độ tin học đại cương; 2. Về nghiên cứu khoa học: Học viên đã học xong môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học”. VI. Mục tiêu của học phần:

1.

Về lý thuyết:

- Giúp cho học viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò của phần mềm SPSS, của phân tích thống kê đối với nghiên cứu khoa học; - Giúp cho học viên nắm rõ về qui trình thu thập, xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học; - Giúp học viên hiểu rõ các loại dữ liệu, biến, thang đo và mối quan hệ của các loại dữ liệu với nhau, mối quan hệ giữa dữ liệu với thang đo; - Giúp học viên nhận diện biến trên bảng câu hỏi phỏng vấn; - Giúp cho học viên nắm rõ về các nguyên tắc, phương pháp khởi tạo biến, mã hóa hóa biến trong SPSS; - Giúp cho học viên nắm rõ những khái niệm trong việc phân tích, xử lý thống kê, trong việc sử dụng phần mềm SPSS;

2

- Giúp cho học viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của từng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp kiểm định mà SPSS sử dụng; - Trang bị cơ sở lý thuyết về các phương pháp phân tích thống kê, các phương pháp kiểm định mà SPSS sử dụng; 2.

Về Thực hành trên máy:

- Giúp cho học viên có thể thao tác trên máy tính các khâu từ cài đặt phần mềm, đặt font tiếng Việt cho SPSS; - Giúp học viên cách xác định các loại biến trên bảng câu hỏi, tiến hành các thủ tục thao tác khởi tạo biến mới; - Giúp cho học viên có thể kiểm tra hiệu chỉnh dữ liệu trên SPSS; - Giúp học viên thực hiện các phép biến đổi trên biến như recode, Compute, count, select …; - Giúp cho học viên biết cách phân tích và đọc kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học; - Giúp cho học viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của kiểm định, thao tác kiểm định trên máy và đọc kết quả kiểm định. - Giúp học viên thiết lập các Slide, các hiệu ứng của các Oject, Slide của file Powepoint và cách trình chiếu các báo cáo khoa học bằng Powerpoint trên máy. VII. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần:

- SPSS (Statistical Package for Social Science) là một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý, phân tích thống kê chuyên nghiệp, linh hoạt, đa năng và rất mạnh so với các phần mềm có chức năng xử lý thống kê khác như: Lotus, Quattro, Excel, Stata, Epiinfo …; nó ngày càng được sử rộng rãi trong công tác nghiên cứu, xử lý, phân tích dữ liệu thống kê, đặc biệt đối việc xử lý phân tích dữ liệu của các cuộc điều tra; - SPSS rất mạnh trong việc phân tích mối tương quan giữa các tiêu chí của sự vật, hiện tượng mà các phần mềm khác khó, hoặc không thực hiện được; - SPSS giúp người nghiên cứu có thể phân tích các xu hướng phát triển của hiện tượng, sự vật thông qua các số liệu thống kê từ đó đưa ra các dự báo trong nghiên cứu; - SPSS for Window thân thiện với người sử dụng, dễ dàng liên kết để lấy dữ liệu, hoặc xuất kết quả các phần mềm ứng dụng khác như Excel, Access. - Powepoint là phần mền giúp người sử dụng máy tính có thể trình chiếu các nội dung cần trình bày trong các cuộc hội thảo, báo cáo, diễn thuyết … một các linh động, dễ hiểu, nên được ứng dụng phổ biến.

3

VIII. Nhiệm vụ của học viên:

- Tham dự đầy đủ và đúng giờ các buổi học lý thuyết và thực hành. - Thực hiện đầy đủ các bài tập. - Tham dự kiểm tra giữa kỳ (lý thuyết) và thi thực hành cuối khóa. IX. Dụng cụ giảng dạy và học tập:

- Phòng dạy lý thuyết có máy chiếu (Projector). - Phòng máy tính có cài đặt phần mềm SPSS, có đủ máy tính cho mỗi học viên thực hành 1 máy và có gắn sẵn máy chiếu (Projector). X.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy:

- Các giảng viên chuyên ngành CNTT thuộc Trường Đại học KHXH &NV và có trình độ từ Thạc sĩ trở lên liên quan đến việc thu thập xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học. - Mời các cán bộ có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy và xử lý các bảng câu hỏi điều tra bằng phần mềm SPSS; Cụ thể: XI. Tài liệu học tập:

1- Giáo trình SỬ DỤNG PHẦN MỀM SPSS ( DÀNH CHO HỌC VIÊN KHỐI NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN, Đỗ Văn Thắng – Phan Thành Huấn, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2012). 2- Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Powerpoint do Trung tâm Tin học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM biên soạn. 3-

Bảng câu hỏi điều tra để thực hành.

4-

Tài liệu tham khảo:

- Hoàng Trọng: Phân tích dữ liệu đa biến ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh, NXB Thống kê, 1999. - Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, 2005. - Nguyễn Hoàng Phụng: Thống kê xác suất trong nghiên cứu giáo dục và khoa học xã hội; NXB Giáo dục, 1997. PGS.TS Ngô Thị Thuận:

4

Giáo trình: Nguyên lý thống kê kinh tế (Dùng cho sinh viên các ngành: Kinh tế, Kế toán, Kinh doanh và Quản trị doanh nghiệp); NXB Nông nghiệp, 2006. - Millon J.S., Arnold Fesse C: Introduction to probability and statistics, McGraw Hill, 1995 - Mark L.Berenson, Davit M.Levine: Basic Business Statistics: Concepts and Applications, Prentice-Hall, Inc., 1986 - Marija J.Norusis: Introduction statistics guide for SPSS, McGraw Hill, 1983. - Marija J.Norusis: SPSS for Windows, Base system user’s guide, SPSS Inc., 1993. - Cohen J. Analysis of statistical power for scocial sciences, Hillsdale, NJ: Erbaum, 1998. - Donald F. Morrison: Applied linear satatistial methods, Prentice Hall Inc., 1983. - Caulcutt Roland: Statistics in research and development, Londo, New York, Chapman and Hall, 1983. - Henry Gary T. Graphing data, Techniques for display and anallysis, 1995. - Các sách giới thiệu, hướng dẫn sử dụng về Powerpoint. XII. Tiêu chuẩn đánh giá học viên:

 Dự đầy đủ các buổi lên lớp theo qui định;  Làm đủ các bài tập thực hành;  Thực hiện các bài kiểm tra lý thuyết giữa kỳ về SPSS và phân tích dữ liệu tính 30% điểm môn thi.  Thi thực hành cuối kỳ tính 70% điểm môn thi về tin học đầu ra Sau đại học. Đề thi thực hành cuối kỳ sẽ gồm 02 phần: - Phần bắt buộc: Chiếm 80% điểm thi cuối kỳ với nội dung dùng SPSS phân tích xử lý dữ liệu điều tra bằng bảng câu hỏi.

5

- Phần tự chọn: chiếm khoảng 20% số điểm thi cuối kỳ thuộc một trong 02 hướng: . Câu hỏi nâng cao về phân tích dữ liệu bằng SPSS, . Câu hỏi nâng cao về lập và thiết kế, sử dụng file powerpoint, XIII. Thang điểm:

- Thang điểm 10; - Kiểm tra lý thuyết giữa kỳ thang điểm 10; - Thi thực hành cuối kỳ thang điểm 10; - Điểm tổng cộng môn học gồm điểm kiểm tra giữa kỳ (tính 30% điểm môn học) và thi thực hành cuối kỳ (tính 70% điểm thi môn học); - Cách làm tròn:

Dưới 0.25

Thành

0.00

Từ 0.25 đến dưới 0.50

Thành

0.50

Từ 0.50 đến dưới 0.75

thành

0.50

Từ 0.75 đến dưới 1.00

thành

1.00

- Học viên có điểm tổng cộng đã làm tròn của kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ từ 5.00 trở lên thì đạt, - Học viên có điểm tổng cộng đã làm tròn của kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ dưới 5.00 thì không đạt và phải học lại.

NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA HỌC PHẦN Phần I: Về lý thuyết (15 tiết lý thuyết) I- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM SPSS 1. Giới thiệu về qui trình thu thập và xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học; 2. Các phương pháp thu thập thông tin đối với các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; 3. Ý nghĩa của phần mềm SPSS trong phân tích, xử lý, lưu trữ dữ liệu thống kê; II- CÁC LOẠI DỮ LIỆU VÀ THANG ĐO 1. Khái niệm về dữ liệu, biến và thang đo.

6

2. Phân loại dữ liệu. 3. Phân loại thang đo. 4. Mối quan hệ giữa các loại dữ liệu. 5. Mối liên hệ giữa dữ liệu và thang đo. 6. Phân loại biến trên bảng câu hỏi. 7. Xử lý câu hỏi mở. 8. Cách khởi tạo biến trên SPSS. 9. Xử lý giá trị khuyết của dữ liệu. 10. Cách khởi tạo biến Multiple III- MÃ HÓA VÀ NHẬP LIỆU 1- Nguyên tắc mã hóa dữ liệu 2- Xác định cấu trúc của dữ liệu 3- Xác lập bảng danh bảng mã hóa 4- Tiến hành mã hóa biến trên SPSS. 5- Kiểm tra dữ liệu nhập vào để làm sạch dữ liệu. 6- Cách tìm và sửa dữ liệu nhập sai. 7- Các thao tác biến đổi trên biến. IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 1- Mục đích của việc phân tích dữ liệu. 2- Bản chất của phân tích thông kê. 3- Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp với đề tài nghiên cứu. V- THỐNG KÊ MÔ TẢ 1- Vai trò của phân tích thông kê mô tả trong nghiên cứu khoa học. 2- Những đại lượng thông kê mô tả thường được sử dụng 3- Lập bảng phân phối tần suất. 4- Lập bảng tổng hợp nhiều biến. 5- Lập bảng phân tích mối liên hệ giữa hai biến định tính. 6- Lập bảng phân tích mối liên hệ nhiều biến. 7- Lập bảng phân tích mối liên hệ khi có biến Multiple. VI- KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT 1- Mục đích, ý nghĩa của kiểm định. 2- Kiểm định mối liên hệ hai biến định tính. 3- Kiểm định trung bình 1 mẫu (One Sample T.Test) 4- Kiểm định trung bình của hai mẫu độc lập (Independent Sample T.test)

7

5- Kiểm định trung bình nhiều mẫu (phân tích phương sai một yếu tố (One Way-Anova)). Phần II. Phần thực hành: (45 tiết trực tiếp trên máy, gồm 35 tiết SPSS và 10 tiết Powerpoint) I- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM SPSS * Các thao tác cơ bản trên SPSS: - Khởi động SPSS; - Mở, đóng, lưu tập tin SPSS; - Giới thiệu giao diện của phần mềm SPSS; - Hướng dẫn cài đặt phần mềm SPSS; - Hướng dẫn nhập liệu bằng tiếng Việt trên SPSS; - Hướng dẫn cài đặt tiếng Việt cho việc xuất kết quả phân tích trên cửa số Output của SPSS; II- KHỞI TẠO BIẾN TRÊN SPSS: 1. Cách khởi tạo biến trên SPSS. - Tên biến, - Kiểu biến, - Độ rộng của biến, - Nhãn biến, - Bảng danh mục mã hóa, - Xử lý giá trị khuyết, - Độ rộng cột chứa biến, - Kiểu trình bày dữ liệu, - Đặt thang do của biến. 2. Cách khởi tạo biến Multiple: III- CÁC THAO TÁC TRÊN BIẾN  Xoá biến,  Chèn biến,  Di chuyển biến,  Copy biến,  Cách nhập liệu trên SPSS,  Kiểm tra dữ liệu nhập vào để làm sạch dữ liệu.  Cách tìm và sửa dữ liệu nhập sai.

8

 Lọc dữ liệu,  Sắp xếp dữ liệu,  Tách, nối file dữ liệu,  Tạo thêm biến mới biến từ biến đã có,  Recode dữ liệu, IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU  Lập bảng phân phối tần suất.  Lập bảng tổng hợp nhiều biến.  Lập bảng phân tích mối liên hệ giữa các biến định tính có thể có biến Multiple ( dùng các bảng Table).  Dùng đồ thị để biểu diễn dữ liệu;  Đọc kết quả phân tích. VI- KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT  Các phát biểu giả thuyết H0,  Mục đích, ý nghĩa của kiểm định.  Chạy và đọc kết quả kiểm định mối liên hệ hai biến định tính.  Chạy và đọc kết quả kiểm định trung bình 1 mẫu (One Sample T.Test)  Chạy và đọc kết quả kiểm định trung bình của hai mẫu độc lập (Independent Sample T.test)  Chạy và đọc kết quả kiểm định trung bình nhiều mẫu (phân tích phương sai một yếu tố (One Way-Anova)). VII- SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT (10 tiết)  Giới thiệu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của phần mềm Powerpoint,  Cách thiết lập file, slide trong Powerpoint,  Cách tạo hiệu ứng cho file, slide trên Powerpoint,,  Sử dụng slide Master của Powerpoint,  Chèn các đối tượng vào Sile, file Powerpoint,  Sử dụng link trong và ngoài các slide của Powerpoint,  Cách trình chiếu file Powerpoint. VIII – PHẦN HỌC VIÊN ĐỌC SÁCH THAM KHẢO 1- Kiểm định phi tham số. 2- Kiểm định hai mẫu phụ thuộc. 3- Tương quan và hồi qui tuyến tính.

9

4- Xây dựng và đánh giá độ tin cậy thang đo Likert 5- Phân tích nhân tố. 6- Sử dụng phầm mềm Powerpoint đề trình bày, báo cáo, diễn thuyết

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TẠI 12 ĐINH TIÊN HOÀNG, PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN I. 1. Tổ chức lớp học: - Mỗi lớp lý thuyết không quá 100 học viên. - Mỗi lớp thực hành không quá 50 học viên. - Thời gian học do Phòng Sau đại học qui định.

Ngày phê duyệt: Cấp phê duyệt:

NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG

Đỗ Văn Thắng