I QUAN H GI I BI U QU C H I V I C I BI U QU C H I G N BÓ

Chân lý là cụ thể, thực tiễn ở trong ... thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và ... xúc của cử tri, đại biểu nắm...

27 downloads 409 Views 582KB Size
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA XIII HỘI THẢO “QUỐC HỘI VIỆT NAM: 70 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN” (Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2015)

TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI CỬ TRI, ĐẢM BẢO ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI GẮN BÓ CHẶT CHẼ VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI CỬ TRI Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh Tăng cường mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri, đảm bảo đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri là một trong những nhân tố quyết định chất lượng hoạt động của đại biểu, của Quốc hội. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tạo niềm tin, sự gắn bó của cử tri với đại biểu. Ngay sau ngày tuyên bố độc lập, chính quyền cách mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách khốc liệt, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng đã đề ra nhiệm vụ Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6 tháng 1 năm 1946, đánh dấu sự ra đời của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Một thiết chế dân chủ đầu tiên tại Việt Nam, do Nhân dân của một đất nước độc lập lựa chọn những người ưu tú đại diện cho mình trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Qua 70 năm hoạt động, 13 khóa Quốc hội, hàng ngàn đại biểu Quốc hội đã được cử tri lựa chọn bầu ra. Quốc hội Việt Nam không ngừng đổi mới trên các lĩnh vực hoạt động, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Ngày càng xứng tầm “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trong đó, mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri - cử tri với đại biểu ngày càng được tăng cường và gắn bó chặt chẽ, góp phần quan trọng vào hoạt động của Quốc hội. 1. Tăng cường mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri là Quốc hội kế thừa và phát huy truyền thống trọng dân của dân tộc ta, là cụ thể hóa tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta: “Dân là gốc”, “Nước lấy dân làm gốc”, “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ, Trung ương do dân cử ra. Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, “cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ”, “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. 149

2. Đại biểu gắn bó chặt chẽ với cử tri, có trách nhiệm với cử tri sẽ bắt mạch được hơi thở cuộc sống, góp phần làm cho các quyết định của Quốc hội hợp lòng dân. Trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của Nhân dân sẽ đến với diễn đàn Quốc hội, kết tinh vào các quyết định quan trọng của Quốc hội trong hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 tại Điều 21 quy định “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội”. Tại Điều 27 quy định: “Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật”. Chân lý là cụ thể, thực tiễn ở trong Nhân dân. Đại biểu thường xuyên giữ mối liên hệ với cử tri, gắn bó chặt chẽ với cử tri, thông qua nhiều hình thức: tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, gặp gỡ cử tri các giới…có thể gặp riêng, nghe chuyên đề hoặc chỉ là thăm hỏi, tìm hiểu cuộc sống…đại biểu sẽ lắng nghe được những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri. Đại biểu gắn bó với cử tri, có nhiều thông tin từ thực tiễn, tiếng nói tại diễn đàn Quốc hội thường “nặng ký” hơn, tránh được chủ quan, duy ý chí, dễ tạo được sự đồng thuận của Quốc hội. Trong thực tế nếu người làm Luật, làm chính sách không sát dân, không gắn bó chặt chẽ với cử tri, xa rời thực tiễn thì pháp luật, chính sách sẽ không đi vào cuộc sống, không giải quyết được những vấn đề cuộc sống đặt ra, dẫn đến tuổi thọ của một số điều luật, chính sách thấp, thậm chí chưa có hiệu lực đã phải sửa (Luật Bảo hiểm xã hội, Luật xử phạt vi phạm hành chính…). Mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri lỏng lẻo là đại biểu thiếu trách nhiệm với cử tri, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đại biểu, của Quốc hội. Sức mạnh của Nhân dân sẽ bị hạn chế; bản chất “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” vì vậy sẽ không trọn vẹn ý nghĩa. 3. Cử tri gắn bó chặt chẽ với đại biểu Quốc hội để phát huy quyền làm chủ của mình, để được thông tin về hoạt động của Quốc hội, của đại biểu về chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời có cơ sở để giám sát đại biểu. Hiến pháp qui định “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Trong thực tế, để cử tri gắn bó với đại biểu tùy thuộc phần nhiều ở đại biểu. Quyền làm chủ của Nhân dân - thông qua Quốc hội, chỉ thực sự có ý nghĩa khi tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của cử tri đến được với Quốc hội. Có nhiều con đường để Quốc hội lắng nghe tiếng nói của Nhân dân, trong đó kênh thường xuyên, có tính kết nối cao, đã được “lọc” đó là thông qua người đại biểu. Một nhiệm kỳ Quốc hội 5 năm, không phải dài, nhưng cũng đủ để cử tri hiểu, tin đại 150

biểu của mình nếu đại biểu thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ cử tri. Phản ánh “trung thực” ý chí, nguyện vọng của cử tri đến Quốc hội. Có trách nhiệm, đeo bám để đôn đốc, nhắc nhỡ, giám sát các cơ quan, tổ chức về quá trình giải quyết kiến nghị của cử tri. Khi đại biểu có bản lĩnh trình bày và thuyết phục Quốc hội đồng thuận với vấn đề mình đại diện cử tri nêu ra là vừa góp phần hoàn thiện nội dung Quốc hội đang thảo luận, quyết định, vừa tạo niềm tin nơi cử tri. Đây là quá trình không phải dễ, phản ánh “trung thực” không có nghĩa bê nguyên xi, lập lại như cái máy nghi âm, mà là sự tiếp thu có phân tích, có đối chiếu. Cần đặt mình vào vị trí của cử tri để cảm nhận, đặt mình vào vị trí người quản lý để chia sẻ…và đưa ra chính kiến. Một khi chính kiến của đại biểu tạo được sự đồng thuận của Quốc hội thì niềm tin trong cử tri tăng lên. Điều đó đồng nghĩa là cử tri sẽ “nói” với đại biểu của mình nhiều hơn, quyền làm chủ - trên cơ sở đó được phát huy, quyền, lợi ích của cử tri được bảo vệ. Cử tri sẽ gắn bó với đại biểu hơn. Khi xây dựng Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), thảo luận về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, tại sao tôi quan tâm đến phẩm chất trung thực, bản lĩnh của người đại biểu? vì đây là hai phẩm chất giúp đại biểu phát huy các phẩm chất quan trọng khác. Đó là đòi hỏi của Nhân dân, của cử tri đối với “cầu nối” của mình đến Quốc hội, đến các cơ quan, tổ chức hữu quan trong giải quyết các kiến nghị của cử tri. “Cầu nối” này không trung thực, không có đủ bản lĩnh thì trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của cử tri không đến được với Quốc hội. không trung thực, không đủ bản lĩnh để tranh luận bảo vệ lẽ phải thì quyền và lợi ích của Nhân dân không được bảo vệ. Không phản biện, làm rõ những điều chưa hợp lý, xa rời thực tiễn... thì ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng các quyết định của Quốc hội, làm cử tri không có lòng tin để gắn bó với đại biểu. Trong thực tế, chỉ khi nào đại biểu biết đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết, cảm nhận, cảm thông và đặt mình vào hoàn cảnh, bức xúc của cử tri, đại biểu nắm chắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và khéo léo, không ngại va chạm khi cần thiết thì đại biểu sẽ có cách để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân, của cử tri và vận động cử tri thực hiện hiến pháp, pháp luật. Khi đó sự gắn bó giữa đại biểu và cử tri - cử tri và đại biểu sẽ hiện hữu. Cử tri bầu ra đại biểu, lập nên Quốc hội, nếu cử tri không gắn bó với đại biểu, không giám sát đại biểu thì tự mình hạn chế quyền làm chủ đã được hiến định. Cử tri gắn bó với đại biểu, trí tuệ được phát huy, quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp được bảo đảm bằng pháp luật - sự bảo đảm vững chắc nhất. Quyền làm chủ của Nhân dân thông qua Quốc hội được thực hiện. 4.

Những đề xuất từ hoạt động thực tiễn:

4.1.Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đồng thời với phát huy dân chủ trong hoạt động Quốc hội. Hiến pháp đã qui định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, cần làm rõ: vấn đề nào Đảng có Nghị quyết, Quốc hội thảo luận, quán triệt, thực 151

hiện; vấn đề nào đã có Nghị quyết của Đảng, Quốc hội thể chế hóa bằng quyết định các chính sách, luật để thực hiện; vấn đề nào Đảng có định hướng, Quốc hội quyết định. Hội đồng nhân dân mỗi cấp thực sự được quyết định vấn đề gì. Trong thực tế, cơ chế này chưa được minh định đủ rõ nên vẫn còn tình trạng dân chủ hình thức trong một số quyết định của các cơ quan dân cử. Có phần làm cho một số đại biểu ít nhiều băn khoăn, lúng túng và “ngại” có chính kiến, e dè trong phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Đảng cần rà soát để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội nói riêng, đối với các cơ quan dân cử nói chung. Việc chọn nhân sự để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020 phải thật sự đổi mới. Luật Chính quyền địa phương đã ban hành, tuy nhiên cần chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu mô hình Chính quyền địa phương phù hợp với qui định của Hiến pháp “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”. Từ khi cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo, Đảng gắn bó máu thịt với Nhân dân, được Nhân dân tin tưởng. Mối quan hệ này tạo thành sức mạnh vô địch, trường tồn cho cách mạng Việt Nam, dân tộc Việt Nam, là bài học thực tiễn sinh động, vô giá. Trong lãnh đạo Quốc hội, quan điểm này cần cụ thể hóa hơn, để mỗi đại biểu thấm nhuần tư tưởng, bài học này trong mối quan hệ với cử tri, trong hoạt động của đại biểu. Cán bộ lãnh đạo, đảng viên là đại biểu Quốc hội phải thật sự gương mẫu gắn bó với cử tri. Trong đánh giá cán bộ đảng viên hàng năm - đối với cán bộ đảng viên là đại biểu Quốc hội cần gắn với thực hiện nhiệm vụ đại biểu, nhất là mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri. Cấp ủy đảng các cấp cần coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, những vấn đề đại biểu phản ánh, yêu cầu. Qui định của Đảng, pháp luật của nhà nước cần có chế tài về vấn đề này. Cần quyết liệt trong xây dựng nền hành chính phục vụ Nhân dân. Cải cách hành chính hiệu quả hơn, xây dựng bộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, tận tụy phục vụ Nhân dân. Minh bạch, công khai thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, xóa bỏ “cơ chế xin - cho” sẽ làm lành mạnh hóa nền hành chính, góp phần quan trọng ngăn chặn được nạn tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu người dân, tạo niềm tin của Nhân dân đối với chính quyền. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đồng thời với phát huy dân chủ trong hoạt động của Quốc hội là yêu cầu của sự đổi mới, để Quốc hội phát triển. 4.2.Quốc hội cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn, thực sự phát huy trí tuệ của đại biểu; tin dân, lắng nghe Nhân dân nhiều hơn, thực chất hơn. Đại biểu đổi mới phương pháp hoạt động. Tại các kỳ họp, các diễn đàn của Quốc hội, cần tạo điều kiện, “môi trường” để đại biểu tranh luận nhiều hơn, thẳng thắn hơn. Để Nhân dân có quyền, có điều kiện tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Nhân dân không chỉ thực thi pháp luật, chủ trương, chính sách, mà còn là người phản biện, 152

sự đồng thuận hay không đồng thuận với chủ trương, chính sách, pháp luật - đó là thực tiễn, là lòng dân, tấm gương phản chiếu này rất chân thực - nếu đại biểu, Quốc hội gạn lọc, lắng nghe chân thành sẽ phát huy được trí tuệ của Nhân dân, nâng cao chất lượng các quyết định của Quốc hội. Tiếp tục đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri. Vừa nâng cao trách nhiệm của đại biểu, các cơ quan chính quyền địa phương, vừa tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cử tri trong tiếp xúc với đại biểu Quốc hội. Đại biểu cần tăng cường gặp gỡ khi cử tri, mỗi đại biểu phải xếp lịch cố định hàng tháng tiếp cư tri một buổi đối với những cử tri có yêu cầu, gặp gỡ cử tri theo chuyên đề, thông báo công khai lịch tiếp xúc cử tri… 4.3.Đại biểu cần giữ chữ tín với cử tri. Khi ứng cử, gặp gỡ, tiếp xúc để báo cáo với cử tri về Chương trình hành động của mình, lời hứa sẽ thường xuyên giữ mối liên hệ với cử tri chắc là không thể thiếu của mỗi đại biểu. Chữ “thường xuyên” này xem ra khó đo lường về “chất” và “lượng” và còn tùy thuộc vào điều kiện, vị trí công tác của từng đại biểu. Nhưng cử tri cảm nhận “khó” gặp được người đại diện cho mình, ý kiến, nguyện vọng của mình “khó” đến được diễn đàn Quốc hội; đại biểu không đủ bản lĩnh, thiếu kiên trì, thiếu trách nhiệm khi phản ánh ý kiến, nguyện vọng của cử tri; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cử tri… là có thật. Song mức độ, cá biệt hay phổ biến trong cảm nhận của cử tri thì Quốc hội cần có cuộc khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc, khoa học để có nhận định chính xác, để phát huy vai trò của đại biểu, đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong chặng đường tiếp theo. Trong thực tiễn, đại biểu gắn bó với cử tri còn vì chữ tín, vì lòng tự trọng, vì sự thôi thúc của niềm tin, sự kỳ vọng cử tri gởi gắm đối với đại biểu. Sự gắn bó khi đó trở nên tự giác. 4.4.Cần xem hoạt động Quốc hội là một nghề, xây dựng đạo đức nghề nghiệp và coi trọng đạo đức nghề nghiệp của đại biểu Quốc hội. Ngoài các điều luật đã dẫn ở trên, Luật còn qui định “Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri… về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình”. Luật đã có, nhưng cơ chế nào để thực hiện thì chưa cụ thể, khó thực hiện. Thế nào là “phản ánh trung thực”, “cử tri giám sát đại biểu” bằng cách nào, “đại biểu chịu trách nhiệm” như thế nào trước cử tri, cơ chế nào để đo lường sự tín nhiệm của cử tri với đại biểu... Mặt khác, cũng chưa có chế tài nào được qui định khi đại biểu không thực hiện nhiệm vụ này. Vậy phải chăng điều đó làm cho mối quan hệ này còn hình thức, lỏng lẻo, thiếu gắn bó và còn xa mới tới được “chặt chẽ”. Tất nhiên, một phần do chưa có qui định đầy đủ của pháp luật, phần còn lại, quan trọng hơn - đó chính là cái tâm, là trách nhiệm, phương pháp hoạt động của đại biểu. Trước một vấn đề, đại biểu bảo vệ lẽ phải hay tính đến “lợi ích riêng mình, nhóm mình” tùy thuộc vào bản lĩnh, tính trung thực của đại biểu. Do vậy, việc lựa chọn người để giới thiệu ứng cử là quan trọng, đảm bảo đủ tiêu chuẩn và phải thực sự yêu thích hoạt động Quốc hội. Đại biểu Quốc hội phải thực sự là một nghề, xây dựng các chuẩn mực đạo đức nghề đại biểu Quốc hội. Người đại 153

biểu Quốc hội phải yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp, mới xứng đáng với sự lựa chọn của cử tri, xứng đáng làm người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Một thực tế khác, việc các cơ quan, tổ chức chậm giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng các kiến nghị của cử tri do đại biểu chuyển đến, nhiều đại biểu thiếu trách nhiệm đôn đốc, giám sát quá trình giải quyết, đó cũng là nguyên nhân cử tri không gắn bó với đại biểu. Thậm chí có tình trạng báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri thường rất cao (trung bình trên 80%), nhưng tại các buổi tiếp xúc cử tri thì các bức xúc vẫn rất gay gắt. Để khắc phục tình trạng đó, luật cần có chế tài, mặt khác, đại biểu cần gắn bó, giữ mối quan hệ thường xuyên với các cơ quan, tổ chức, với cấp ủy, chính quyền địa phương, một mặt để có thông tin về địa phương, phối hợp tốt trong vận động Nhân dân thực hiện hiến pháp, pháp luật, giải thích những vấn đề người dân chưa nắm chắc về chủ trương, chính sách, pháp luật, mặt khác đôn đốc, giám sát việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Cử tri sẽ có niềm tin ở đại biểu, gắn bó với đại biểu. Tư tưởng, lời dạy của Bác “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự đối với người đại biểu của dân trong tình hình mới. Đại biểu không gắn bó chặt chẽ với cử tri thì khó học được bài học này và càng khó để làm theo lời dạy và tấm gương trọn đời phục vụ Nhân dân của Bác Hồ kính yêu.

154

TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Luật Tổ chức Quốc hội.

155