VỎ TRỨNG GIA CẦM - ngheandost.gov.vn

Dưới lớp vỏ cứng là hai lớp màng vỏ, ... màng nhầy này mất đi do trứng đã được để ... - Co giật (do thiếu canxi): Vỏ trứng g...

112 downloads 649 Views 524KB Size
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Trứng chim nói chung, trứng gia cầm nói riêng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, tỷ lệ dinh dưỡng hấp thu được cao, là loại thực phẩm không thể thiếu của con người. Kể từ ngoài vào trong, trứng gia cầm có cấu tạo gồm các lớp: vỏ, lòng trắng và lòng đỏ. Trong đó, vỏ trứng là bộ phận thường bị thải loại, lãng phí nhiều công dụng hữu ích.

VỎ TRỨNG GIA CẦM

VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG n Nguyễn Kim Đường Trường Đại học Vinh

1. Cấu tạo vỏ trứng gia cầm Vỏ trứng chiếm 12-13% khối lượng của trứng, có ba lớp: vỏ cứng và hai lớp vỏ mỏng. Vỏ cứng được tạo thành bởi 93,5% muối canxi (Cacbonat canxi); 4,09% protein; 0,14% chất béo; 1,2% nước; 0,55% oxit Mg; 0,25% photpho; 12% bioxit Si; 0,03% Na; 0,08% K và các Fe, Al. Dưới lớp vỏ cứng là hai lớp màng vỏ, màng dày hơn tiếp giáp với lớp vỏ cứng và màng mỏng hơn tiếp giáp với lòng trắng. Hai lớp màng này gắn chặt vào với nhau và chỉ tách nhau ra ở đầu to của quả trứng để hình thành một khoảng trống được gọi là buồng khí. Trên bề mặt của vỏ trứng có 7.000-7.600 lỗ khí kích thước rất nhỏ, ở đầu to nhiều hơn và giảm dần đến đầu nhỏ. Vỏ cứng có độ dày không đều, trung bình là 0,2÷0,6mm, đầu nhỏ dày hơn đầu to. Loài gia cầm Gà Gà tây Vịt Ngỗng

Nước 73,6 73,7 69,7 70,6

VCK 26,4 26,3 30,3 29,4

Thành phần (%) Chất HC Protein Lipit 25,6 12,8 11,8 25,5 13,1 11,7 29,3 13,7 14,4 28,2 14,0 13,0

Về cơ học, vỏ trứng là kết cấu có nhiệm vụ bảo vệ các phần bên trong của quả trứng. Về mặt hình thái học, vỏ trứng có chức năng tạo hình cho quả trứng. Về mặt sinh vật học, bên ngoài vỏ trứng có một lớp cung cấp canxi cho phôi tạo thành xương. Để hình thành xương, phôi nhận 75% canxi từ vỏ, còn lại 25% lấy từ lòng trắng. SỐ 9/2015

Cấu tạo của quả trứng

Gluxit 1,0 0,7 1,2 1,2

Chất VC 0,8 0,8 1,0 1,2

Khi vừa đẻ ra, trên bề mặt vỏ trứng có một lớp màng nhầy bảo vệ dày khoảng 0,005-0,01mm để tránh các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong phá hoại và gây thối trứng. Nếu thấy vỏ trứng bóng là lớp màng nhầy này mất đi do trứng đã được để lâu. Khi trứng bị dính bẩn, ta không nên rửa trứng mà chỉ nên dùng giẻ mềm lau nhẹ. Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[44]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Để có được những quả trứng với vỏ tốt, giảm tỷ lệ dập vỡ, kéo dài thời gian bảo quản, giảm thiệt hại kinh tế… đòi hỏi phải nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chức năng của vỏ trứng, chủ yếu là quá trình trước khi quả trứng được đẻ ra như: giống, tuổi gia cầm, chế độ thay lông, bệnh, thuốc, chất lượng nước, dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường, chế độ quản lý chăm sóc... Độ dày vỏ trứng tùy thuộc vào thời gian mà nó đi qua trong tuyến tạo vỏ (ống dẫn trứng và tử cung) và mức độ tập trung canxi trong quá trình tạo vỏ. Nếu trứng trải qua thời gian ngắn trong tuyến tạo vỏ, độ dày vỏ sẽ thấp. Thời gian trong ngày khi trứng được đẻ ra cũng quyết định độ dày của vỏ trứng. Nhìn chung thời gian trong ngày có chế độ chiếu sáng càng sớm, vỏ trứng sẽ càng dày. Rõ ràng, vỏ trứng mà đặc biệt là chất lượng vỏ trứng tuy là một đặc điểm bên ngoài, có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng tới chất lượng (thành phần) bên trong của quả trứng, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất/hiệu quả kinh tế của nuôi gà đẻ trứng như tỷ lệ dập vỡ, tỷ lệ dị dạng/méo mó, khả năng bảo quản của trứng ... Để có được những quả trứng không chỉ có hàm lượng các chất dinh dưỡng tốt, mà còn có vỏ trứng với chất lượng tốt, màu sắc tươi sáng, hình dạng chuẩn (hình ô van), chúng ta cần quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng gà mái đẻ trứng với chế độ dinh dưỡng phù hợp, với điều kiện môi trường tối ưu. 2. Vai trò của vỏ trứng Vỏ trứng sau khi đã đập ra để lấy phần bên trong (lòng đỏ, lòng trắng) làm thực phẩm, dược phẩm…, phần lớn đã bị vứt bỏ, trở thành rác. Hãy tham khảo vai trò của vỏ trứng được tóm lược sau đây để tận dụng vỏ trứng và tăng thêm hiệu quả kinh tế của việc nuôi gà đẻ trứng.

2.1. Dùng vỏ trứng để chữa các bệnh trên người - Run tay sau sinh: Sò biển 6g, vỏ trứng gà 6 quả sấy khô, đương quy 30g, tất cả nghiền thành bột. Uống mỗi lần 10g. Dùng ngày 2 lần với 200ml rượu vang hòa với nước nóng uống. - Sẩy thai: Màng trong vỏ trứng lượng vừa phải, cho lên viên ngói mới, sao vàng, nghiền nhỏ. Nếu lần mang thai trước bị sẩy tháng nào thì lần này uống liên tục 5 ngày trước tháng đó. Mỗi lần 10g, ngày 2 lần, uống với nước cơm. - Ho ra máu: Bột vỏ trứng 6g, muối vừa đủ, vitamin C 2-4 viên nghiền vụn, tất cả hòa cùng để uống. Ngày dùng 3 lần, dùng trong 1 tuần. Có thể dùng công thức này cho các trường hợp tiêu tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam. - Chóng mặt: Vỏ trứng gà sao vàng, tán bột, uống với rượu vang, mỗi lần 9g, ngày 3 lần. - Cơn đau dạ dày: Vỏ trứng gà và hoa phật thủ tán bột, lượng bằng nhau. Uống lúc đau 6g với nước ấm. - Viêm loét dạ dày thừa toan: Vỏ trứng gà, vỏ sò biển nung tán bột mỗi thứ 30g; bạch khấu nhân, sa nhân mỗi thứ 20g sao tán. Uống 1,5g, ngày uống 2 lần. - Nôn và tiêu chảy: Vỏ trứng 1 quả sao tán bột, uống với nước ấm. Còn có thể dùng bột này cho người bị ợ chua, viêm loét dạ dày. - Phòng trị loãng xương: Nghiền vỏ trứng gà cho vào gạo nấu cơm hoặc cháo, làm bánh để ăn. - Lở miệng: Màng trong vỏ trứng ngâm nước muối dán vào chỗ đau. - Ho gà: Lấy vỏ trứng sống 1 cái, rễ cỏ gà, lá chanh, lá táo, mỗi thứ 20g, vỏ quýt 10g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày - Hôi miệng: Vỏ trứng sống rửa sạch, đập vỡ vụn, rang cho khô giòn, rây bột mịn, uống mỗi ngày 3 lần,

Vỏ trứng

SỐ 9/2015

Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[45]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI mỗi lần 2g với nước sôi để nguội. - Viêm họng mạn tính: Màng vỏ trứng 5 quả, thiên môn 12g, mật ong 1 thìa. Nấu cách thủy uống. - Nôn và tiêu chảy: Vỏ trứng 1 quả sao tán bột, uống với nước ấm. Cũng có thể dùng bột này cho người bị ợ chua, viêm loét dạ dày. - Sưng mắt đỏ: Lấy vỏ trứng đã nở con 50g sao vàng; bạch chỉ, cam thảo, mỗi vị 12g, tán bột, rây mịn. Uống mỗi lần 1-4g với nước nóng. - Mụn nhọt, nấm: Vỏ trứng 5 cái, vôi bột chín 15g cho vào trong vỏ trứng nung chín, tán bột, trộn với dầu vừng bôi. - Bệnh sởi: Vỏ trứng 50g sao khô, tán bột, uống mỗi lần 2g. Ngày 3 lần với nước ấm. - Vết thương chảy máu: Vỏ trứng gà tán bột rắc lên. - Co giật (do thiếu canxi): Vỏ trứng gà sao vàng tán bột, uống ngày 1 lần, mỗi lần 1-2g với nước đường ấm. - Trớ sữa: Vỏ 1 quả trứng sao vàng tán bột, gạo 15-20 hạt nấu chín, thêm sữa mẹ 1 thìa, cho trẻ uống. - Thoát vị bẹn: Vỏ trứng gà đã nở con sao thành than, tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu cũ, hoặc uống 1-3g với nước cơm. - Còi xương: Vỏ trứng gà 50g nghiền bột, thương truật 500g nấu đặc rồi lọc qua vải thưa, trộn với bột vỏ trứng, cho ít muối, đường. Mỗi lần uống 5ml, uống trong nửa tháng. - Khóc đêm: Vỏ trứng gà rang, tán bột, cho vào cháo cho trẻ ăn. - Ra mồ hôi trộm: Màng trong vỏ trứng 10 cái, hạt vải 10 hạt, hồng táo 5 quả. Nấu lấy nước đặc uống. Ngày uống 2 lần sáng và tối vào lúc bụng đói. - Ho gà: Màng trong vỏ trứng 12 cái sấy khô, nghiền thành bột. Ma hoàng 1,5g, tử uyển 10g, cho vào nước nấu 10 phút, bỏ

bã lấy nước uống với bột màng vỏ trứng. Dùng 1 lần/ngày, trong 5 ngày. - Ngứa da: Hoà tan một vỏ trứng vào lọ giấm táo (để trong khoảng 2 ngày) và bôi hỗn hợp này lên vùng da bị ngứa. - Làm mặt nạ dưỡng da: Tán (nghiền) nhuyễn vỏ trứng khô, sau đó đánh đều với lòng trắng trứng và đắp hỗn hợp này lên mặt, giúp săn da và làm cho da mặt khỏe. 2.2. Vỏ trứng với một số công dụng khác - Bẫy côn trùng không độc hại: Rải vỏ trứng xung quanh cây cối và hoa màu trong vườn sẽ có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của một số loại côn trùng, sâu bọ. - Chất tẩy rửa sạch: Pha vỏ trứng đã nghiền (tán) nhỏ vào dung dịch nước xà phòng, hỗn hợp này sẽ trở thành chất tẩy rửa rất mạnh đối với những vật khó tẩy rửa, nhưng lại an toàn. - Giúp tẩy sạch ống nước: Bỏ sẵn vài vỏ trứng vào bộ phận lọc của chậu rửa chén bát, vỏ trứng sẽ giữ lại những chất khó chịu và dần dần nó sẽ bể ra từng mảnh, cọ xát giúp làm sạch ống nước khi trôi xuống cống rãnh. - Nhiên liệu cho tương lai: Vỏ trứng có thể là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra nhiện liệu hydrogen giá rẻ. Vỏ trứng thường bị chúng ta bỏ đi một cách không thương tiếc, đặc biệt trong ngành gia công thực phẩm, chỉ có lòng đỏ và lòng trắng trứng gia cầm được sử dụng và số lượng vỏ trứng bỏ đi là rất lớn. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2008, tổng sản lượng trứng tươi của Trung Quốc đạt 30 triệu tấn, trong đó số lượng vỏ trứng là trên 3 triệu tấn. Chính vì vậy nguồn tài nguyên từ vỏ trứng là rất phong phú. Các nhà khoa học thuộc Học viện Khoa học kỹ thuật thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Hoa Trung (Trung Quốc) đã chiết xuất được Calcium Propionate từ vỏ trứng. Đây là chất có thể sử dụng trong điều chế dược phẩm, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, chất keratin và collagen được chiết xuất từ màng vỏ trứng có thể sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm dưỡng da. Có thể nói, vỏ trứng là nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nguyên liệu đa dạng, cần được tận dụng, góp phần tăng hiệu quả của ngành chăn nuôi gia cầm./.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kim Đường (2013), Giáo trình chăn nuôi cơ bản, Nxb Đại học Vinh. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng, Thông tin chăn nuôi gia cầm, Vol 03, tr.20-23. 3. http://ykhoa.net 4. http://www.std.com.vn 5. http://phunutoday.vn

SỐ 9/2015

Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[46]